Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Ngày xuân ngắm tượng Thập bát La hán chùa Tây Phương




-----------


Chùa Tây Phương được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8, tên chữ “Sùng Phúc tự” nằm tại huyện Thạch Thất, trước thuộc Sơn Tây, rồi Hà Tây cũ, từ 2008 đến nay thuộc về Hà Nội.
Kiến trúc chùa Tây Phương: Mái chồng diêm với ô cửa tròn âm dương độc đáo

Chùa Tây Phương là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo Việt, thể hiện độc đáo nhất ở kết cấu kiến trúc hai tầng tám mái và các ô cửa hình tròn biểu tượng cho âm dương ngũ hành, sắc sắc không không. 
Đây là nơi mà hầu hết các thầy dạy vẽ thường dẫn sinh viên năm đầu các ngành Mỹ thuật và Kiến trúc đến học ngoại khóa và vẽ ghi.
Đặc biệt, trong chùa còn có khoảng 70 pho tượng được các nghệ nhân đương thời tạo tác một cách chân thực và sinh động với những đường nét điêu khắc độc đáo.
Vì có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc như thế nên chùa Tây Phương được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và các pho tượng trong chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Đầu Xuân, xin giới thiệu bộ tượng Thập bát La hán chùa Tây Phương.

1. Ma Ha Ca Diếp  (Mahakasyapa).
2. A Nan Đà (Ananda)
3. Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa)


4. Ưu Ba Cúc Đa 
(Upagupta)



5. Đề Đa Ca (Dhritaka)


6. Di Giá Ca (Michakha)


7. Bà Tu Mật (Vasumatra)


8. Phật Đà Nan Đề (Bouđhanandi)


9. Phục Đà Mật Đa (Bouđhamitra)


10. Hiệp tôn giả (Parsva)


11. Mã Minh (Asvagosha)
  


12. Ca Tỳ Ma La (Capimala)


13. Long Thụ (Nagarjuna)


14. La Hầu La Đa (Rahulata)


15. Di Giá Ca (Michakha)



16. Già Da Xá Đa (Samghayacas)


 17. Cưu Ma La Đa (Kumarata)


18. Xà Dạ Đa (Jayata)

-------------------------

1 nhận xét: