Giờ là lúc trả lời
câu hỏi thứ hai: Trong ba anh, anh Tùng, anh Tín và anh Thệ, ai là người nói
dối? Hay hỏi một cách khác, ai là Lý Thông, ai là Thạch Sanh?
Thực ra câu hỏi này
đã được những thông tin từ Viện NCLS Quân đội, và nhất là Kết luận số
974-KL/QƯTW ngày 14/3/2022 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, trả lời dứt khoát. Thường vụ Quân ủy TƯ gồm những ai thì... thú thực là tôi không biết.
Nhưng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng, ta cứ
tán thêm cho xôm tụ.
Muốn tìm ra chàng
Thạch Sanh, thì phải tìm cái vật bất ly thân của chàng, tức là cái búa. Ông
Dương Văn Minh là Đại tướng, các anh mình xông vào bắt sống, giả sử quân hàm
cao nhất là anh tá Tín, nhì là anh tá Tùng, thì cũng còn lâu Đại tướng mới sợ.
Đấy là nói nếu các
anh mình dám khoe ra cái quân hàm, chứ thực ra lúc chiến đấu chả ai ngu đến mức đi
khoe với địch mình là cán bộ cao cấp, hay trung cấp, bằng cách trưng quân hàm.
Chính vì chả ai mang quân hàm, nên anh Tùng không biết anh Thệ, và ngược lại.
Còn anh Thệ, thậm chí còn tệ hơn, vì không biết (nên vặc lại) cả xếp QĐ2 là Phó Chính ủy Nguyễn Công Trang.
Ông Minh và nội các
ngụy thì lại càng không biết anh nào với anh nào và càng không sợ các lý luận chính trị của các anh mình.
Khà khà... họ chỉ sợ, và đầu hàng, và chịu đọc lời đầu hàng, khi các anh mình lúc nào cũng lăm lăm trên tay những chiếc búa Thạch Sanh dài ngắn tân thời trước họ mà thôi.
Ngày xưa tướng De
Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dẫn cả bộ tham mưu ra đầu
hàng trước các chiến sĩ trẻ, có anh chỉ mới 17 tuổi, thuộc tổ xung kích do anh Tạ
Quốc Luật chỉ huy. Hồi ấy các anh còn chưa được đeo quân hàm binh nhất, ai sợ.
Cái mà tướng De Castries dày dạn trận mạc sợ nhất chính là nòng súng tiểu liên
trong tay mấy anh trẻ măng, đã không thèm có quân hàm, lại còn có thể chưa biết chữ nữa
cơ...
Để tìm ra chàng Thạch
Sanh mang búa, thì chỉ cần xem ảnh, rồi xem video, rồi đọc thêm tư liệu về ngày 30-4 năm
ấy mới thấy rõ ràng, từ đầu đến cuối, toàn thấy anh Thệ, cùng các đồng đội E66 là
mang búa Thạch Sanh tân thời vào Dinh, áp giải Tổng thống và Thủ tướng ngụy sang
Đài Phát thanh rồi lại đưa về.
Không phải các anh bộ
đội xe tăng mình không có búa. Họ phá cổng, vào Dinh trước, cắm cờ giải phóng,
nhưng xe tăng của họ to quá, lại vừa là nhà, vừa là bếp, lại là tài sản
đắt giá của quân đội nên buộc họ phải quay lại xe để bảo vệ vũ khí, khí tài
đồng thời còn phải bảo đảm thường trực chiến đấu chống phản kích bất cứ lúc nào.
Mệnh lệnh là thế, tình huống là thế, mỗi người mỗi việc, nếu không, chưa chắc đã tới lượt anh Thệ mình.
Anh tá Tín và anh tá
Tùng, không phải là Thạch Sanh, vì không thấy mang búa ra. Chả ai sợ. Ông
Minh, đại tướng cơ mà, lại càng không nể các anh chỉ có lý luận mà lại không giơ búa. Mao Trạch Đông đã dạy rằng, "Quyền lực chính trị sinh ra từ nòng súng" cơ mà.
Anh Thệ, và các đồng
đội E66 của anh, mới là Thạch Sanh đích thực. Họ xông pha vào nơi và vào lúc
nguy hiểm nhất, đó là lúc đưa tướng Minh sang đài phát thanh. Khi ấy chưa có
tuyên bố đầu hàng, tàn quân và vũ khí ngụy trên đường phố SG không hiếm. Ai dám
đảm bảo không có một phát súng hay một trái lựu đạn sẵn sàng hướng vào xe chở
người đứng đầu chính quyền trên đường đi tuyên bố đầu hàng. Bản thân ông Minh cũng rất sợ bị "khử" và chỉ
chịu đi khi anh Thệ cùng các chiến sĩ E66 cam kết (và đã thực hiện cam kết) bảo
vệ ông an toàn bằng chính tính mạng của họ. Họ đi 6 người, bốn người che ông Minh ngồi ghế trước, hai người che ông Mẫu phía sau. Anh Tùng "khôn" hơn, anh đi sau và đi nhờ xe nhà báo cho an toàn.
Vậy thì chưa nói đến chuyện ai là người chấp bút lời Tuyên bố đầu hàng, chỉ cần với vai
trò là người trực tiếp cầm súng bắt, ra lệnh rồi áp giải Tổng thống VNCH Dương Văn Minh sang Đài phát thanh đọc Tuyên bố đầu
hàng vô điều kiện, chàng Thạch Sanh Phạm Văn Thệ hoàn toàn xứng đáng đi vào lịch sử với tư thế một người anh
hùng.
Anh Bùi Tùng, với những thành tích đặc biệt trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng đã được anh Thưởng Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Anh hùng LLVTND ngày 17/10/2023.
Riêng anh Bùi Tín cũng sẽ đi vào lịch sử, nhưng có thể, với tư cách là con cháu nhà cụ Lý, người Việt gốc Khmer ...
Vẫn không ổn!
Trả lờiXóa"Thực ra câu hỏi này đã được những thông tin từ Viện NCLS Quân đội, và nhất là Kết luận số 974-KL/QƯTW ngày 14/3/2022 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, trả lời dứt khoát."
Dưng:
- Viện LSQĐ chép từ lời nói dối của anh Thệ;
- Kết luận số 974-KL/QƯTW ngày 14/3/2022 của Thường vụ Quân ủy Trung ương lại chép từ Kết luận của Viện LSQĐ.
Thực ra, anh Thệ chẳng có chút công lao gì đáng kể.
Mời Cụ Lý xem
I. Bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam bộ kháng chiến chỉ đạo thực hiện, theo quyết định của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã xuất bản năm 2010, 2011), có ghi chép rõ ràng: "Người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc phát đi trên Đài phát thanh là trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203; người thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống chế độ Sài Gòn cũng là trung tá Bùi Văn Tùng."
II. Cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh: Giờ khắc số 0 của nhà báo Tây Đức Borries Gallasch, xuất bản ở Hamburg tháng 9.1975, chỉ 4 tháng sau ngày 30/4/1975. Ở Việt Nam, mãi đến năm 2007, qua báo chí, cuốn sách này mới được biết đến, chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành bằng tiếng Việt năm 2010.
Như vậy, Kết luận của Viện LSQĐ năm 2026 là CHƯA XEM XÉT ĐẾN CUỐN SÁCH CỦA Borries Gallasch.
III. Bộ Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ ba của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện năm 2016, công chiếu trên VTV1 lần đầu tiên vào lúc 20h10 27/4/2016. Tại Bộ phim Tài liệu này, VTV đã đưa ra những chứng cứ mới để bác bỏ Kết luận năm 2005 của Viện Lịch sử QS.
Trong phim này, VTV khẳng định, hai sĩ quan giải phóng xuất hiện đầu tiên ở Dinh Độc lập là trung úy Vũ Đăng Toàn- Chính trị viên Đại đội 4 và trung úy Bùi Quang Thận- Đại đội trưởng. VTV cũng khẳng định, đại úy Phạm Xuân Thệ và Trung tá Bùi Tùng cũng đều có mặt trong Dinh và người nói câu "Các ông chẳng có gì để bàn giao! Chỉ có đầu hàng không điều kiện..." là do Trung tá Bùi Tùng nói- khác hẳn với suy diễn năm 2005 của Viện Lịch sử quân sự, rằng "Tuy ông Bùi Tùng cũng có mặt trong Dinh nhưng tưởng đại úy Phạm Xuân Thệ là người của quân đoàn nên ông Bùi Tùng lặng im, không tham gia gì. Khi biết đại úy Thệ là trung đoàn phó TĐ 66, ông Tùng mới vội vàng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh chạy sang Đài và đã đến đó chậm hơn ông Thệ 30 phút..."
Tôi thấy bài Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021
Trả lờiXóaKẾT LUẬN CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975
là đã rõ ràng, chính xác.
"Vậy thì chưa nói đến chuyện ai là người chấp bút lời Tuyên bố đầu hàng, chỉ cần với vai trò là người trực tiếp cầm súng bắt, ra lệnh rồi áp giải Tổng thống VNCH Dương Văn Minh sang Đài phát thanh đọc Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chàng Thạch Sanh Phạm Văn Thệ hoàn toàn xứng đáng đi vào lịch sử với tư thế một người anh hùng". Tán thành với bác Lý ! Tôi cũng đặt "sức mạnh" vào cây búa ! Tư liệu cho thấy, chỉ có cây búa của anh Thệ ! Anh Thệ và nhóm của anh là những người anh hùng trong giờ phút lịch sử đó ! Khí không phải, quân địch có phục binh thì các anh bị ăn búa phản đòn rồi, đi luôn vào sử sách là các liệt sĩ vào giờ phút đó !
Trả lờiXóaThân mến chào bác Giao!
Trả lờiXóa