Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

"Cám ngoại" -Thiên đường Tự do báo chí phương Tây




Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp nhà nước công nhận và bảo đảm trong bất cứ một quốc gia dân chủ nào, trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, trong trào lưu “cuồng Mỹ” như hiện nay, dường như chỉ có cái gọi là “Tự do báo chí phương Tây” mới là nơi nhiều anh chị (cựu) nhà báo, nhà bờ lóc rân trủ như Ô sin hay Duy Lác... vẫn há mồm khoan khoái ngồi mơ. Anh chị nào cũng nổ như lân gặp pháo rằng, khác với bọn quốc doanh, các anh chị bây giờ không viết vì mục đích kiếm "xiền". 
Gớm, "xiền" thì các anh chị, rõ nhất là với hai anh thợ viết kể trên, đã hốt cả đống, ngay từ thời các anh còn là những ngôi sao trong nghề "văn nô". Nghĩa là các anh đã sở hữu tỷ này, tỷ nọ, ngay từ hồi các anh còn mần báo "quốc doanh". Không tin cứ ngắm cơ ngơi và xét cái đức tiêu xài của các anh là đủ biết. Thế nên bây giờ các anh không thiết tha với "xiền" nữa chăng? Các anh chị biết đủ, biết dừng, biết "tri túc nhi túc" chăng? Có thể lắm chứ! Nếu đúng vậy thì thật là đại phúc cho các anh và cho cả chúng tôi.
Nhưng mà như người ta thường bảo, túi tham làm gì có đáy. Đời thủa nào lại có chuyện lợn chê cám? Nhất là loại "yếu lòng" như anh Ô sin, người từng "kể" rằng: kể từ lúc nhìn thấy cái nhẫn vàng nửa chỉ lấp lánh trên ngón tay anh bộ đội giải phóng về làng, cách đây dễ đã đến 40 năm, đến bây giờ anh vẫn còn bị hoa mắt!
Vì vậy, tôi cho là các anh chị, bây giờ nếu có chê, thì chẳng qua là chê cái món "cám nội" kém bổ dưỡng hơn "cám Tây" mà thôi. Chứ thử có tý bơ, tý phó mát phương Tây xem nào...? CACC lại chả cắn nhau chí chết ấy à? Xin lấy cuộc thư hùng giữa chị Trần Khải ThanhThủy và đảng Việt Tân ra đây làm chứng!
Có một nhà báo Đức đã viết khá tường tận về cái món "cám Tây" này, xin trân trọng giới thiệu cùng các anh chị lều báo rân trủ. Các anh các chị xem cho biết, thế nào là "cám ngoại".

Đôi nét về cuốn sách nói trên và tác giả:
Cuốn sách Gekaufte Journalisten - Wie Politiker, Geheimdienste und Hochfinanz Deutschlands massenmedien lenken (tạm dịch: Mua nhà báo - Khi các chính khách, tình báo và tài phiệt Đức lèo lái truyền thông đại chúng) của nhà báo nổi tiếng người Đức Udo Ulfkotte xuất bản hồi 11 tháng 9 năm ngoái có thể coi là một “vụ bạch hóa” cái “nồi cám lợn” “tự do báo chí phương Tây”. Chỉ trong vòng hai tháng 9 và 10-2014, "quả bom" này đã được xuất bản ba lần. 
Tác giả Udo Ulfkotte, sinh năm 1960, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, nhà nghiên cứu, cựu nhà báo và biên tập viên của nhật báo danh tiếng nhất nước Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), tờ báo được phát hành nhiều nhất ở nước ngoài với 305.000 ấn bản. Ngoài ra ông từng là giáo sư giảng dạy môn Quản lý an ninh tại Ðại học tổng hợp Lũneburg (1999-2007), đồng thời là một chuyên gia về tình báo công nghiệp, ủy viên Quỹ Marshall Memoral của Hoa Kỳ, làm việc trong ban tham mưu của Viện Konrad-Adenau.
Trong cuốn Gekaufte Journalisten, tác giả phơi bày bộ mặt thật của báo chí nước Đức bằng nhiều chi tiết, sự kiện, hàng trăm con người và tổ chức với danh tính cụ thể. Nhiều nhà báo và nhất là các nhà báo nổi tiếng, trong đó có chính tác giả, đã bị “mua” bởi các cơ quan tình báo, trong đó có cả CIA, dưới danh nghĩa là “nhà tài trợ” để “viết” theo “định hướng” của họ.
Khởi đầu từ việc nhận tiền để đưa ra các thông tin phiến diện hợp với khẩu vị của “nhà tài trợ”, bất kể chuyện các nhà báo có ý thức được điều đó hay không, dần dần họ trượt dần vào vòng kiềm tỏa của thế lực “kim tiền” và biến thành “cánh tay nối dài cho Cục Báo chí của NATO (...) góp phần chuẩn bị chiến tranh bằng phương tiện truyền thông” (Lời nói đầu của Nhà xuất bản KOPP).
Độ tin cậy của cuốn sách cũng nằm ở chỗ, tác giả Udo Ulfkotte hoàn toàn không đặt mình trong một vị trí ngoại lệ, mà chỉ rõ mình là người “ở trong chăn nên biết chăn có rận”, ông nêu rõ trên giấy trắng mực đen là mình từng được công khai và bí mật “tài trợ” ra sao để “viết” những bài theo đơn đặt hàng.
Thậm chí có thể không cần phải viết, chỉ cần ký tên là đã được “tài trợ”. Bài viết sẽ được phát hành dưới danh tính của các nhà báo nổi tiếng, nhưng nội dung thì hoàn toàn do các nhân viên cơ quan tình báo soạn thảo cho phù hợp với những mục tiêu của họ. Không chỉ thỏa thuận ngầm, họ còn công khai đến tận ban biên tập của các phương tiện truyền thông để mặc cả.
Riêng với tác giả, ông cũng chỉ ra rằng, nhờ cách “bẻ cong ngòi bút’ như vậy mà ngoài những khoản tiền “nhuận bút” hậu hĩnh, ông còn được “đối tác” mời tác nghiệp qua 60 quốc gia trên khắp thế giới. Kể cả tấm giấy chứng nhận Công dân danh dự Hoa Kỳ (mà các “nhà báo rân trủ” xứ ta đang mơ), giờ đây ông chỉ muốn quẳng đi vì xấu hổ, bởi đó là phần thưởng nhục nhã cho quá trình “bán mình” của ông.
Trong Mua nhà báo, tác giả đã chỉ ra và phân tích các mối quan hệ ngầm giữa các tổ chức tài phiệt với giới tình báo, các mánh lới vận động ngầm và thủ đoạn tuyên truyền của họ. Thậm chí cả cách thức tòa đại sứ Hoa Kỳ dùng “mẫu đơn xin hỗ trợ tài chính” để tác động đến dư luận ở Đức như thế nào cũng được đề cập.
Đó là các tổ chức được sự hỗ trợ của tòa Đại sứ Hoa Kỳ và núp dưới danh nghĩa tổ chức “phi chính phủ” hay “xã hội dân sự”, thí dụ như "Nhịp cầu Ðại Tây Dương" (Atlantic Bridge, thành lập năm 1952), là cầu nối giữa các thế lực kinh tế, tài chính, giáo dục, đường lối quân sự giữa Hoa Kỳ với CHLB Ðức; Quỹ “Marshall Ðức” (German Marshall Fund), Ủy ban ba bên (Trilateral Commission - Hội tư vấn kinh tế Mỹ - Âu - Nhật, gồm 400 nhân vật đình đám chuyên làm cầu nối giữa chính khách và kinh tế tư nhân, do con trai tỉ phú John D. Rockefeller thành lập), Hội đồng Hoa Kỳ về Ðức (American Council on Germany, chủ tịch: Henry Kissinger), Viện trao đổi văn hóa (American Academy), The Aspen Institute (Viện nghiên cứu các vấn đề phức tạp trong chính trị”)...
Nhận định về “tự do báo chí phương Tây”,  Udo Ulfkotte dẫn lời một đồng nghiệp nổi tiếng và cũng là một bậc thầy của mình là giáo sư Peter Roman Scholl - Latour (9/3/1924 - 16/8/2014) rằng:
"Trước đây mấy chục năm, Paul Sethe đã bảo tự do báo chí là "tự do phổ biến các ý kiến riêng của 200 người giàu có". Nhưng bây giờ làm gì có đến 200 người, chỉ còn bốn hoặc năm người thôi, chú em ơi!".
Paul Sethe là ai? Đó là một nhà báo kỳ cựu từ thời nước Đức quốc xã và là một trong 5 nhà sáng lập ra tờ báo hàng đầu nước Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), người được ví như là "lương tâm dân tộc" trong làng báo Đức. Câu nói về "tự do báo chí phương Tây" của ông được đăng trên tạp chí Tấm gương (Spiegel) ngày 5/5/1965.

***
Dưới đây là video Udo Ulfkotte trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Nga RT và tờ Russia Insider (Người trong cuộc ở Nga), sau khi cuốn sách được xuất bản:




"Nhà báo và biên tập viên Đức Udo Ulfkotte cho biết ông đã bị buộc đứng tên để xuất bản các bài viết về các điệp viên tình báo.
Ông Ulfkotte cho biết nếu ông không chịu thỏa hiệp thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải.
“Cuối cùng tôi đã xuất bản các bài viết đứng tên mình mà lại do các điệp viên của CIA và các cơ quan tình báo khác, đặc biệt là cơ quan tình báo Đức viết ra”, Ulfkotte nói với Russia Insider. Ông Ulfkotte cũng có những lời nói tương tự khi trả lời phỏng vấn riêng của RT vào đầu tháng 10.
“Một hôm, BND (Cơ quan tình báo đối ngoại của Đức) đến văn phòng tờ báo Frankfurter Allgemeine nơi tôi làm việc tại Frankfurt. Họ muốn tôi viết một bài về Libya và Tướng Muammar Gaddafi...Họ cho tôi tất cả những thông tin mật và chỉ muốn tôi ký tên bài viết đó bằng tên mình”, ông Ulfkotte nói với RT.
“Bài viết đó nói về việc Gaddafi đã tìm cách bí mật xây dựng một nhà máy sản xuất khí độc như thế nào. Đó là một câu chuyện đã được đăng tải trên các báo trên toàn thế giới 2 ngày sau đó”, ông Ulfkotte nói.
Ông Ulfkotte tiết lộ tất cả những điều này và nhiều những bí mật khác nữa trong một cuốn sách của mình có tên là “Mua nhà báo” trong đó ông có kể đến cảm giác xấu hổ về những việc ông đã từng làm trong quá khứ.
“Những điều tôi đã làm trong quá khứ đều không đúng. Và những gì mà đồng nghiệp của tôi làm và đã từng làm trong quá khứ vì họ được hối lộ để phản bội lại người dân không chỉ ở Đức, mà toàn thể châu Âu, cũng là không đúng”, ông nói với RT
Tôi làm phóng viên đã được 25 năm và tôi bị người ta đào tạo để phản bội và không nói đúng sự thật cho công chúng”.
“Tôi đã bị những người Mỹ hối lộ để không đưa tin chính xác sự thật…Tôi được Quỹ German Marshall của Mỹ mời sang Mỹ. Họ trả cho mọi chi phí và họ thu xếp để tôi tiếp xúc những người Mỹ mà họ muốn tôi gặp”.
“Tôi trở thành một công dân danh dự của bang Oklahoma, Mỹ chỉ bởi vì tôi đã viết bài ủng hộ Mỹ. Tôi được CIA hậu thuẫn. Tôi đã giúp họ trong nhiều lần và tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì điều đó”, ông Ulfkotte chia sẻ.
Nhiều nhà báo khác cũng tham gia vào việc làm tương tự, ông Ulfkotte nói thêm.
“Hầu hết các nhà báo mà bạn thấy ở nước ngoài, họ xưng là nhà báo và có thể họ là nhà báo thật. Nhưng nhiều người cũng giống như tôi trước đây, chỉ là cái gọi là ‘cái vỏ không chính thức’. Điều này có nghĩa là anh làm việc cho một cơ quan tình báo, anh giúp người ta khi người ta muốn anh làm như vậy. Nhưng họ sẽ chẳng bao giờ nói rằng họ quen biết anh”, ông Ulfkotte nói thêm
"Những nhà báo được lựa chọn để làm những công việc như vậy thường là ở các tổ chức báo chí lớn. Mối quan hệ với cơ quan tình báo bắt đầu từ mối quan hệ bạn bè".
---------

5 nhận xét:

  1. ko co gi viet thi nghi cho khoe

    Trả lờiXóa
  2. Phường Điện Biênlúc 21:23 9 tháng 6, 2015

    "tri túc nhi túc" Hay! Vẫn có con chó sủa, mặc chó đi chủ nhà ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Phường Điện Biênlúc 21:33 9 tháng 6, 2015

    Cũng nên phỏng vấn lại" điếu cày cụt tay của AFA, BBC...."
    Chúng tôi coi thường họ đến mức nào????????????????????????????>??

    Trả lờiXóa
  4. Đã chia sẻ trên G+.
    Mấy hôm nay sửa chữa đường cáp quang quốc tế nên vào blog khí khăn quá...
    Chỉ về đêm mới dễ dàng một chút!

    Trả lờiXóa
  5. em lý chắc giờ thấm cái nhàm của em rồi chứ hỉ

    Trả lờiXóa