Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Cái ơn con ... tự (1)





(Vài chuyện về chữ "quốc ngữ")

---------
"Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ", đó là lời ca tụng công ơn của chữ “quốc ngữ” và người được coi là “cha đẻ” của nó đối với nước Việt, được viết trên tạp chí MISSI, số tháng 5-1961. Bản thánh ca nói trên dĩ nhiên là do các cha cố Dòng Tên người Pháp (Les Jésuites), một dòng tu đầy tai tiếng và là những "hậu duệ" thuộc Hội thừa sai Paris do Rhodes thành lập, soạn ra từ hơn 50 năm trước, nhưng thực tế là đến nay, có không ít những người mang danh "đổi mới lịch sử", cộng thêm một vài nhà "rân trủ" nước ta ... tham gia hợp xướng. Bè cao trộn bè trầm, giọng kim pha giọng thổ, giọng hì, giọng hả, giọng hi ha...
Nếu đúng vậy thật thì quả là đáng thương cho các nước Ðài Loan, Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản và cả Trung Quốc, vì số họ "khổ", chẳng được "người Pháp thực dân cai trị" và "ban" cho cái chữ như ta nên mới “tụt hậu”, kém ta ... những 300 năm(?!).
Từ 1995 đến nay, hình như năm nào ở ta cũng có hội thảo về chuyện chữ “quốc ngữ” và các vấn đề về lịch sử của nó. Gần đây nhất là cuộc Hội thảo mở ngày 3-10-2015 tại Phú Yên, đọc báo thấy nói có đến hơn 100 tham luận của nhiều nhà nghiên cứu(!). 
Entry mở đầu này xin cung cấp một tư liệu mà hình như chửa có nhà nào... để ý, đó là một bài báo của nhà văn, nhà báo Đào Trinh Nhất trên số 118 báo Phụ Nữ Tân Văn, ra ngày 4-2-1932 tại Saigon. Điều thú vị là bài báo này đã khẳng định "Alexandre de Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc ngữ", ngay từ thời "có người xướng khởi việc dựng tượng đồng vị cố đạo ấy". Lưu ý rằng khi đó báo chí Việt, trong đó có tờ Phụ nữ Tân văn, còn hoàn toàn nằm trong vòng tay kiểm duyệt của người Pháp. 
Hơn 80 năm đã trôi qua, nhưng các vấn đề mà ông Đào Trinh Nhất đặt ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 
Xin trân trọng giới thiệu 
(Nguồn: Thư viện báo chí của Thư viện Quốc gia Việt Nam)

Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo


12 nhận xét:

  1. Em cũng đã tìm hiểu về vấn đề này nhưng quả thật, chưa thấy ai nhắc đến bài báo của ông Đào- trinh- Nhất!
    Cảm ơn cụ Lý!

    Trả lờiXóa
  2. À vâng. Chào cô Tiên.
    Hiện nay, đã có hai " nhà" nhắc tới bài báo này, là bác Giao và bác Phẹt. Thế nhưng, tôi xin nói rõ là tôi đăng tư liệu này, là để làm nền cho bài viết sau, về chuyện " dựng tượng cố Rốt" . Và, chinh hai comment bên trang cô ( bác Lê Bá Hoành và Ngân Thương, ở Đù me cong tích 1) là nguồn cảm hứng cho loạt bài này: cái ơn con ... củ.... tự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu đã có ít nhất 2 "nhà" nhắc đến tài liệu này vậy thì cô Lý nên bỏ dòng này đi chứ nhẩy:

      Entry mở đầu này xin cung cấp một tư liệu mà hình như chửa có nhà nào... để ý, đó là một bài báo của nhà văn, nhà báo Đào Trinh Nhất trên số 118 báo Phụ Nữ Tân Văn, ra ngày 4-2-1932 tại Saigon.

      Xóa
  3. Vâng, bạn đọc bên em đề nghị em viết bài về vụ này nhưng tự biết trình độ còn non, không dám viết.
    Nay biết cụ Lý có dự định này, em mừng quá!
    Tìm hiểu trên mạng, em thấy nhiều người nói ông Dương Trung Quốc là người chủ xướng kiến nghị việc đặt tượng ông Alexandre de Rhodes ở HN nhưng hình như các bài báo về phát biểu của ông Quốc đã bị gỡ, em chưa tìm thấy?

    Trả lờiXóa
  4. Góp í với cô Lí chút, thiệt tình, hehe.

    - Ai đó ở trên đã góp í, về Rhodes & chữ quốc ngữ, nếu cô đã biết có ít nhất 2 "nhà" đã từng dùng bài báo của Đào Trinh Nhất trước cô, cô không thể làm như thể cô là người đầu tiên phát hiện ra nó, và như thế cô có bằng chứng mới về việc Rhodes không phải là cha đẻ của chữ quốc ngữ.

    - Tất nhiên đây chỉ là bài đầu trong loạt bài cô viết về Rhodes & chữ quốc ngữ, nhưng cũng phải nói [cho chắc], bài báo của DTN chỉ đưa ra nhận định, chứ không đưa ra bất cứ bằng chứng hay biện giải nào chứng minh nhận định, rằng Rhodes không phải là cha đẻ của chữ quốc ngữ.

    - DTN không chỉ là nhà văn và nhà báo, ông còn là một học giả tầm cỡ, và như vậy, nhận định của ông, dù thiếu bằng chứng và biện giải, không phải không có giá trị. Nhưng như vậy, quan điểm của ông về việc Rhodes vẫn xứng đáng được dựng tượng do những đóng góp của ông với chữ quốc ngữ cũng phải được coi là có giá trị.

    Í cô Lí sao về quan điểm này của DTN? Cô sẽ chứng minh Rhodes chẳng có đóng góp với chữ quốc ngữ nào xứng đáng để được dựng tượng chứ?

    - Thực ra tôi không quá đặt nặng chuyện Rhodes có phải là người tạo ra chữ quốc ngữ hay không, vì đơn giản, nếu Rhodes không, người Pháp cũng đã mang lại quá nhiều thứ cho xứ [Lừa] này.

    Tất nhiên, nếu cô chứng minh được, một cách thuyết phục, Rhodes không phải là cha đẻ của chữ quốc ngữ, thì điều đó cũng tốt. Nhưng đó là chuyện học thuật chứ không nhằm mục đích tuyên truyền mị dân rẻ tiền mà cô đang nhắm tới.

    - Cuối cùng, cô viết, "Cái ơn con ... tự" hay "Bè cao trộn bè trầm, giọng kim pha giọng thổ, giọng hì, giọng hả, giọng hi ha..." và nhiều cái tương tự, không chỉ ở bài này, không chỉ mình cô, rất hay dùng.

    Đây là thứ "văn phong" hạ đẳng của phường ít học đá cá lăn dưa cô nên tránh, dù tôi biết, cô đang làm công tác tuyên truyền chứ không vì mục đích học thuật hehe.

    -hehe

    Trả lờiXóa
  5. Hahaha bên GOOGLE.TIENLANG giật một cái tít thần sầu:

    Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ

    Sẵn có cô LLH ở đây, cô có thể cho biết, tư liệu quí ở chỗ nào không cô?

    Trả lờiXóa
  6. @ Nặc danh10:51 Ngày 30 tháng 12 năm 2015
    - Ai đó ở trên đã góp í, về Rhodes & chữ quốc ngữ, nếu cô đã biết có ít nhất 2 "nhà" đã từng dùng bài báo của Đào Trinh Nhất trước cô, cô không thể làm như thể cô là người đầu tiên phát hiện ra nó, và như thế cô có bằng chứng mới về việc Rhodes không phải là cha đẻ của chữ quốc ngữ.

    Chú nặc này đã ngu còn cố tỏ ra nguy hiểm nhỉ? Tư liệu này được bác Lý đăng sớm nhất, hai trang kia đăng lại sau vài tiếng đồng hồ. Chỉ cần xem dòng trạng thái ở cuối mỗi bài đăng là rõ, ví dụ ở đây: Được đăng bởi Thiên lý vào lúc 10:29 (28-12-2015).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui răng mà ngu rứa. Thì đây, lời của chính chủ, ku nỏ biết đọc?

      Thiên lý 18:03 Ngày 28 tháng 12 năm 2015

      À vâng. Chào cô Tiên.

      Hiện nay, đã có hai " nhà" nhắc tới bài báo này, là bác Giao và bác Phẹt. Thế nhưng, tôi xin nói rõ là tôi đăng tư liệu này, là để làm nền cho bài viết sau, về chuyện " dựng tượng cố Rốt" . Và, chinh hai comment bên trang cô ( bác Lê Bá Hoành và Ngân Thương, ở Đù me cong tích 1) là nguồn cảm hứng cho loạt bài này: cái ơn con ... củ.... tự.

      Ku nỏ thấy chính chủ phải trớ đi, rằng "Thế nhưng, tôi xin nói rõ là tôi đăng tư liệu này, là để làm nền cho bài viết sau..." a?! Ku học lớp mấy rùi?

      -hehe

      Xóa
  7. Đù má há há. Có mày ngu thì có.
    Chủ trang viết vậy là vì vào lúc viết còm với cô Tiên (18:03) thì đã có thêm ông Phẹt với ông Giao đăng lại tư liệu (cùng nhắc tới bài báo này). Còn bài ông Lý đăng lên từ 10h29 sáng kia mà. Bản thân bài của ông Giao cũng xác nhận là ông Lý đăng trước nhe mày.

    Cái ngu của mày còn vượt xa cả cái nguy hiểm, mẹ mày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy cái dưới đây, có từ hồi 2012 lận, là cái gì, ku?

      "Nhưng, qua các tư liệu sưu tầm được về sau này, tất cả các nhà nghiên cứu chữ quốc ngữ hồi đầu thế kỷ 20 như: Đào Trinh Nhất (Người có công với chữ quốc ngữ từ 300 năm trước, Cha Alexandre de Rhodes, Phụ nữ Tân Văn, số Xuân 1923), linh mục Thanh Lãng..."

      http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/07/alexandre-de-rhodes-co-ao-cong-trinh.html

      Ku chú í, có "Đào Trinh Nhất", có "Người có công với chữ quốc ngữ từ 300 năm trước". Ku đòi cái gì nữa hả ku?

      Đó chỉ là kết quả của một cú google search "Đào Trinh Nhất Rhodes", nhẹ nhàng, nằm ở dòng thứ 2 luôn. Tất nhiên đào sâu bài viết của tunguyenhoc, không khó để biết, "Người có công với chữ quốc ngữ từ 300 năm trước" chẳng phải là cái gì mới (chưa nói nói nó chẳng có gì hehe).

      Ai đọc blog Giao đều biết, Giao là người cẩn trọng. Giao đăng bài của ĐTN sau cô Lí, và Giao ghi rõ điều đó. Nhưng đọc Giao, một đứa không quá ngu sẽ thấy ngay, "Người có công với chữ quốc ngữ từ 300 năm trước" của ĐTN chẳng phải là một "phát hiện" gì (như cô Lí tưởng) hehe.

      -hehe

      Xóa
    2. Đậu má, há há!
      Hôm nay vào lại đây thấy chú mày lẩn như lươn ấy nhỉ.
      Bây giờ (06 tháng 01 năm 2016) thì chú mày thừa nhận "Giao đăng bài của ĐTN sau cô Lí, và Giao ghi rõ điều đó". OK!
      Thế còn thằng ngu nào viết đây (30 tháng 12 năm 2015): "nếu cô đã biết có ít nhất 2 "nhà" đã từng dùng bài báo của Đào Trinh Nhất trước cô, cô không thể làm như thể cô là người đầu tiên phát hiện ra nó"?
      Hai nhà "dùng bài báo của Đào Trinh Nhất trước cô" là nhà nào nếu mày không định nói là ông Giao và ông Phẹt? Mày mất cả tuần mới google search được đúng 1 dòng trên TNH nhắc đến (tên, mà đéo có nội dung)bài báo của ĐTN, định thay nhà ông nào đây?
      Lẩn đi đâu thì lẩn, cái ngu của mày vẫn chình ình ra đấy.

      Xóa
  8. @ Nặc danh11:21 Ngày 30 tháng 12 năm 2015
    Tài liệu quý hiếm là gì thì hãy theo định nghĩa của Thư viện quốc gia. Tự tìm hiểu.
    @ Hehe
    1. Chả hề "có ít nhất 2 "nhà" đã từng dùng bài báo của Đào Trinh Nhất trước cô" cu ạ. Nếu có cu hãy chỉ ra đó là hai nhà nào giúp anh, anh thưởng tiền cu ăn xôi.
    2. Về chuyện coi "DTN không chỉ là nhà văn và nhà báo, ông còn là một học giả tầm cỡ", đó là việc chú cần chứng minh thay vì sủa đổng.
    3. Những cái khác anh đã trả lời bằng bài viết, miễn dài dòng.
    @Nặc danh15:35 Ngày 06 tháng 01 năm 2016
    Tks bác. Đúng vậy, bài tôi đăng 10h29 ngày 28-12-2015, bác Giao đăng 12h57, bác Phẹt đăng 15h24 cùng ngày.
    Còn cái dòng trên Từ nguyên học thì hoàn toàn không cho biết ông Đào Trinh Nhất nói gì, và chút thông tin ít ỏi lại bị sai lệch, chúng tỏ người viết chưa hề đọc bài báo.

    Trả lờiXóa