Chả biết thời còn Ủy ban Kế hoạch nhà
nước thế nào, chứ sau này, với cơ chế xin – cho, bộ Hoạch thành ra
cái nơi mà các tỉnh đều phải cầu cạnh. Ai chả muốn mang về cho địa
phương mình các dự án lớn, gọi là dự án trọng điểm.
Tỉnh bạn có nhà máy đường có tượng đài
thì tỉnh ta cũng có đài có đường lại phải hơn cái cảng. Mấy bác
Kontum, Daklac chả biết đường xin, chứ khéo xin thì có khi cũng được
bộ Hoạch “phân bổ” cho cái cảng biển, hehe.
Mình vào bộ Hoạch vài lần, mon men làm
việc với cấp vụ chứ cỡ mình không có cửa thấy mặt cụ Thượng. Lãnh
đạo mình là anh D. thì gặp cụ nhiều lần. Một hôm, lai rai chờ tiếp
ông Phó H. bên Tổng Dầu khí, anh bảo, cụ Thượng hoàn toàn xứng đáng
được dân Cà Mau dựng bia đá tượng đồng. Mình ngưỡng mộ lắm, xuýt
khóc. Cứ nghèn nghẹn nơi ngực.
Ơ kìa kìa, bộ Hoạch kia mà, có phải bộ
Binh đâu mà có tướng? Xin thưa, có đấy ạ, ở đó có một vụ mà từ
xếp tới lính thuần là lính. Các anh ấy mặc thường phục, nhưng kế
bên chỗ ngồi treo sẵn các bộ quân phục là ủi thẳng thớm, thỉnh
thoảng dùng khi đi họp bên ngoài.
Nguyên bữa đó mình và một thằng đệ hầu
việc anh tá gần hết buổi chiều chưa phân thắng bại. Đến cuối giờ,
anh tướng ở đâu về, bảo thôi cãi cọ nhức đầu, cuối tuần đi nhậu bay ơi, à đm
để tao gọi thêm “thằng này” đến. “Thằng này” của anh cũng hàm tướng,
đang giảng dạy ở đâu đó gần đường Hoàng Diệu.
Kéo nhau ra bờ hồ Tây, gọi toàn món luộc,
một cải ngồng trứng, một gà lá chanh và một ốc thuốc Bắc, nhể
bằng gai bưởi y như đám bần nông nhà anh Phín Nghé, chỉ hơn chỗ uống
rượu chai, vodka Ba Lan.
Từ đầu chí cuối, chỉ có anh tướng nói
chuyện với “thằng kia”. Bọn mình ngồi hóng và uống phong trào.
“Thằng kia” thỉnh thoảng ừ à giữ nhịp mày tao nó với anh xếp nhưng
tịnh không thấy nói tục, thái độ rất mô phạm điển hình.
Hai anh, à mà thực ra là chỉ có hơn một
anh, ôn chuyện ngày xưa ngày xửa, hồi ở trường Trỗi ra sao, rồi la đà
kể chuyện đi học bên Nga thế nào, mà nguyên một phòng tập thể trùm
chăn nện hội đồng “thằng nọ”, là con Tể tướng bấy giờ. Lý do
nện ấy à, nhiều như cỗ cưới, mình cóc hiểu, chỉ hiểu mỗi một món
cực dễ hiểu là “nhìn thấy ghét”. Được không?
Gớm, sướng sướng là, hơn chục năm xa quê
mới gặp lại một anh chửi có đẳng cấp như vậy. Khẩu ngữ hùng hồn,
phong độ còn trên tài dân chợ Rồng Nam Định nhà mình. Thật là vừa
khoa học lại vừa đại chúng, vừa hiện đại lại vừa dân tộc, vừa bác
học lại vừa lưu manh. Tổ sư, anh chửi ngược từ các bạn hiền xưa xuyên
qua cụ Thượng lên đến cấp chót vót là cụ Tổng ....sau đó lại quay
ngược tua, lần này xuôi từ cụ Tổng xuống cụ Thượng rồi về lại bến
bạn hiền xưa.
Phát ân huệ cuối cùng anh mới dành cho
hạng vét đĩa là mình.
Ấy là lúc tàn tiệc, hết đâu non triệu,
mình với cái túi mắc cành cây kêu chạy bàn nhận tiền, anh giật lại,
quát: Disme thằng Cụ Lý, ai mượn mày, để đấy tao mời, disme
mày. Mình “sướng đéo chịu được” giả vờ thụt dái lên cổ, nhường anh
moi ví. Đám còn lại là “thằng kia” của anh, thằng tá và thằng đi
với mình ngồi đó tủm tỉm cười. Chúng quen rồi.
Mải lan man, giờ trở lại chuyện cụ Thượng.
Dù chưa được gặp, nhưng mình ngưỡng mộ lắm lắm.
Mình biết cụ Thượng, học Nga về mà vẫn
được các ông cốp gọi đến, nhờ nói chuyện, lên lớp, giảng bài, tóm lại
là thông não cho các đồng chí cấp cao về kiến thức kinh tế tư bổn.
Và cụ Thượng là người chỉ đạo soạn thảo
“Luật Doanh nghiệp”. Người ta bảo đây là một bước tiến tác động tích cực
vào việc phát triển kinh tế đất nước. Đại khái, trước đó “doanh nghiệp chỉ được phép làm
những gì Nhà nước cho làm”, thì nay là một tư duy mới, rằng “doanh nghiệp được phép làm mọi thứ
mà Pháp luật không cấm”.
Thấy bảo nhiều ngành, nhiều địa phương,
nhiều doanh nghiệp đều biết ơn cụ Thượng. Mình nghe thế cũng rưng rưng.
Riêng với tỉnh Cà Mau, như lãnh đạo mình
vừa nói, cụ Thượng hoàn toàn xứng đáng được dựng bia đá tượng đồng.
Là bởi nếu chẳng có sự quan tâm của cụ
Thượng thì tỉnh Cà Mau không thể có cái dự án Khí Điện Đạm. Có dự
án này thì lại đẻ ra một loạt các dự án con khác ăn theo. Từ bác
dầu khí cho đến chú xây dựng, cho đến các ông bà con em nông dân cũng
sẵn công ăn việc làm, kể cả chạy xe ôm. Cho nên, công lao cụ Thượng
lớn lắm.
Lãnh đạo mình kể tiếp:
Ban đầu, lúc chưa lập tiền khả thi, cái đề
án này còn đang lúng túng về địa điểm, trên còn đang phân vân giữa
Cà Mau và Sóc Trăng chưa quyết. Phía Sóc Trăng dĩ nhiên đề xuất địa
điểm lý tưởng phải là ở Sóc Trăng trung tâm vùng miền quy hoạch, còn
phía Cà Mau thì có cái lý rằng tuyến ống dẫn khí PM3 từ
ngoài khơi về Cà Mau rút ngắn hơn được vài mươi cây số.
Các nhà khoa học từng bên lao vào chứng
minh. Bên này sư nói sư phải, bên kia vãi nói vãi hay, mọi nhẽ. Hiệp
đầu kể như bất phân thắng bại.
Sang hiệp hai, phái đoàn đôi bên đi ra đi vào
liên tục, chạm mặt nhau đôm đốp khi ở cổng bộ Hoạch, lúc ở cửa tổng
Dầu. Bắt chân bắt tay xong thì việc ai nấy lo, miễn dông dài, chẳng
kịp chào thân ái và quyết thắng.
Chuyện thi đấu gian nan gay cấn thế nào
mình không nhớ hết, chỉ biết lúc kết thúc trận đấu, trọng tài
chính tuýt còi thuận chọn Cà Mau làm địa điểm xây dựng dự án cụm
công trình Khí Điện Đạm. Sóc Trăng nhận giải Faiplay. Các
trọng tài biên là cụ Thượng với ông H. tổng Dầu hoan hỷ bắt tay mừng
đội thắng.
Nghe lãnh đạo nói đến đây, cái sự ngưỡng
mộ cụ Thượng của mình đang dậm dờn nơi ngực leo tuốt lên tới đỉnh
đầu. Tay run run nâng ly bia lạnh, tợp một phát mà tóc trên đỉnh đầu
mình dựng hết cả lên.
Lãnh đạo mình lại nói tiếp, chúc mừng
xong, ổng bảo với tao, lâu nay, trong phòng làm việc của ổng luôn có
đặt một con tàu mô hình trên nóc tủ. Để mỗi ngày làm việc, ổng
nhìn và bồi hồi nhớ tới Cà Mau qua câu thơ Xuân Diệu:
Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau...
Nghe đến đây, mình nấc hự lên một phát, suýt
đánh rơi ly bia. Cái sự ngưỡng mộ cụ Thượng đang lấp ló ở đỉnh đầu,
tuột một mạch xuống... xuống...
Lãnh đạo thấy mình
văng mẹ cả bia ra quần, sửng sốt hỏi sao zdậy mày? Mình trống lảng,
à à ly bia em nó có váng anh ạ.
Haha đù má:))
Trả lờiXóacác loại thượng đều thế...
Trả lờiXóa