(Vài chuyện về chữ quốc ngữ)
------------------------
Chuyện dựng bia đúc tượng cụ cố Rốt
Nhớ lại hồi tháng 6-2009, báo Tuổi Trẻ đăng
tin, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà điêu
khắc Phạm Văn Hạng có gửi
chính quyền Thành phố Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử mà ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký một bức thư, gợi ý tặng tác phẩm điêu khắc cố đạo
Alexandre de Rhodes do ông Hạng thực hiện, để đặt tại thủ đô Hà Nội.
Trong thư, ông Hạng cũng cho biết ý tưởng về việc
“dựng tượng đài tri ân ông cố đạo này ngay tại thủ đô của nước
Việt Nam được chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt trăn trở nhiều năm sau khi ông rời
chính trường nghỉ hưu, và chính ông khởi xướng, đôn đốc thực hiện”.
Một bài báo khác cho biết thêm, ban đầu,
ông Kiệt mời nghệ sĩ Hạng và ông Dương Trung Quốc đến nhà ở
TP.HCM để “tham vấn”, rồi sau đó ông “đặt hàng” ông Hạng, để có một bức
tượng Alexandre de Rhodes, trước hết cho chính ông, với tư cách cá nhân, bày
tỏ lòng tri ân người có đóng góp nào đó cho dân tộc mình. Nhưng sau này, ông
Kiệt bảo với nhà điêu khắc và ông Quốc: “Đợi khi nào thuận lợi, cố tìm cách để tượng đấy được đặt ở Thủ đô
Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn, và vinh danh người có công, tỏ rõ sự
quí trọng văn hoá, khoa học...”.
Để làm bằng, bài báo còn cung cấp bức ảnh này - trong đó ông Phạm Văn Hạng là người ngoài cùng bên phải |
Ông Alexandre de Rhodes là ai và có công gì? Hỏi bằng thừa, vì đã có quá nhiều cuộc hội thảo rồi và vấn đề xem ra cũng đã rõ. Alexandre de Rhodes là một ông cố đạo người Âu sang bên ta vào thời kỳ
nửa đầu thế kỷ XVII, là thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Ông có “công
đầu” trong việc truyền cái đạo Ki Tô vào nước ta và vì thế, lại có hai cái công “phái sinh”, tức là việc “chẳng đặng đừng” để có thể thực
thi cái "công đầu". Đó là: (a) ông "đưa" người Pháp vào "khai hóa" dân ta và (b): “phát minh” ra cách ghi các tiếng nói của
người Việt bằng các ký tự Latin, là cái chữ mà nay ta đang dùng, tức là chữ "quốc ngữ".
Người Việt đọc tên ông Đờ Rốt (de Rhodes) thành ra cụ cố Rốt hoặc
gọi là ông Đắc Lộ.
Cái "công" của cố Rốt với dân ta có hay không và nó to hay nhỏ, chúng ta sẽ bàn kỹ hơn ở entry sau, nhưng nếu đã được bác Tổng thư ký hội Khoa (học lệch) sử hăm he dựng tượng đúng vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long thì cái công ấy hẳn phải được bác Tổng oánh giá cao kém gì công lao cụ Lý Thái Tổ.
Được lời như cởi tấm lòng, ông Hạng quyết mần tượng cụ cố thật to, cái tượng đầu tiên nặng 20 tấn, chưa đã, nên cái sau ông tăng gấp đôi, thành ra nặng đến 43 tấn. Tượng sau được tạc từ nguyên khối đá hoa cương mang về từ
Bà Rịa, cao 3m, rộng 2m, được ông hoàn thành vào mùa thu năm 2008. Bản thu
nhỏ (phiên bản) cao 90cm của bức tượng này cũng đã được ông Hạng đem tặng Thư viện quốc gia và đã được Thư viện trưng bày tại số 31 – Tràng Thi, Hà Nội trong một thời gian dài để
lấy ý kiến dân chúng.
Khách quan mà nói, những
người đòi phải “tri ân cụ cố” như ông Kiệt và “tham miu” cho ông Kiệt
là bác thày dùi lệch sử kia cũng có cái lý của họ, là vì
ngày trước, thời Tây, ở Hà Nội, các ông Tây cũng đã từng “cho phép” các ông ta “tri ân” cụ cố rồi.
Tượng Alexandre de Rhodes, nặng 20 tấn |
Bài viết của nhà báo Đào Trinh
Nhất (xem entry trước) trên số 118 báo Phụ Nữ Tân Văn, ra ngày 4-2-1932 cho biết: Từ năm
1927, đã có người (nhóm mang danh nghĩa đạo Thiên Chúa) khởi xướng hô hào
quyên góp đúc tượng cố Rốt, nhưng vì chẳng mấy ai hưởng ứng nên việc
rơi vào quên lãng.
Mãi cho đến cuối tháng 5-1941,
tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân, cố đạo Tây là Tổng Giám mục địa phận Hà Nội, ông François Chaize và Hội Truyền bá quốc ngữ (do cụ Nguyễn Văn Tố, người bất đắc dĩ phải đứng ra - như hồi ký Nguyễn Hữu Đang ghi lại, xem thêm bài của BS Nguyễn Văn Thịnh) cùng tổ chức Lễ khánh thành bia và nhà bia tưởng
niệm cụ cố Rốt.
Lễ khánh thành nhà bia, 29- 5-1941, các học trò "nhí" của cụ Tốn được "mật lệnh" "hể cụ phát biểu xong thì tự động giải tán". |
Nhà bia do kiến trúc sư
Tây Joseph Lagisquet vẽ kiểu, được dựng ngay tại vị trí đền Bà Kiệu bên Hồ
Gươm. Nhà xây theo kiểu phương đình, có bốn mái ngói cong theo
mô-tip kiến trúc đình chùa Đông phương, trên nền xi măng gấp
khúc 12 cạnh, có 3 lối lên gồm 5 bậc. Bên trong nhà bia có đặt một tấm bia
đá cao 1,70m, rộng 1,10m, dày 0,20m, trên đế bia cao 0,50m. Mặt bia ghi tóm
lược “công tích” truyền đạo và chế tác chữ Việt của cụ cố, được khắc bằng
ba thứ ngôn ngữ: chữ Ta, chữ Hán và chữ Pháp.
Bia thời đó, do ông
Tây bà đầm ghi: “Người soạn ra nhiều truyện ký đều diễn dịch ra mấy
thứ tiếng, và người soạn ra quyển sách Bổn và quyển tự vị tiếng Việt Nam, tiếng
Bồ Đào Nha, tiếng La tinh là những sách bằng tiếng Việt Nam dịch âm theo chữ La
tinh xuất bản trước tiên, nên tên người cũng được lưu truyền với cái công
nghiệp phát minh ra chữ Quốc Ngữ.”
Và: “Khi phải
dời bỏ xứ Việt Nam, Người lấy làm tiếc nên có nói rằng: Phần xác ta dời bỏ đất
Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến luyến, nói cho đúng, vẫn bàn
hoàn với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ
ấy.”
(Đọc xong mới biết văn bia của Tây thời trước thật thua xa so với văn tế của bà Hà Nội Mới thời
nay, hức, hức, hức... ghi rằng:
“Ông đi khỏi xứ sở nắng
vàng, lòng thảnh thơi. Không thù hận. Không oán hờn. Vẫn yêu thương con người,
đắm say cái thứ tiếng Việt líu ríu như chim hót trong rừng những đêm đen. Năm
năm sau, tại thành Rôme, A. Lecxandre De Rhodes xuất bản cuồn Từ điển Annam-
Lusitan- Latin, chính thức tạo thành chữ Quốc Ngữ cho dân tộc Việt.
Ôi! A. Lecxandre De Rhoder! Linh hồn ông trong sáng như ánh sao đêm trên bầu
trời xa. Ông đã đến đây, truyền Tinh hoa nhân loại cho những con người chân
trần bám chặt vào nền đất nâu bạc màu năm tháng. Hồn ông thăng hoa thành chữ
gửi lại xứ này. Trái tim ông ở mãi với đất, trời Việt Nam, cùng chữ Quốc Ngữ”.)
Nhà bia thời Tây ghi công đức cụ cố Rốt ở Bờ Hồ (ảnh của cụ Võ An Ninh) |
Có điều hay, là ở Hà Nội, ngay ở thời thuộc Pháp, thằng Tây nó bảo sao nghe vậy, mà người ta (gồm cả người Tây) cũng chỉ “tỏ lòng” với cụ cố bằng cách “thỉnh” một tấm bia khiêm tốn như đã nói ở trên, chứ đâu có cần phải “nặng ký” đến những 43 tấn, như tấm lòng của vài ba ông bà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa thời nay thành kính dâng lên cụ cố?
Nhà bia và bia còn tồn tại
mãi đến sau năm 1957 bia mới bị tháo đi, cái nhà trống bốn mặt sau
trở thành quầy bán hoa tươi của các cô Thương nghiệp Hà Nội. Sau không
hiểu vì sao mà tấm bia ấy lại lưu lạc đến tay một ông cựu nhân viên
bảo tàng tên Nguyễn Việt Minh và ông này báo tin cho bác Dương Tàu thông qua một người bạn chung, là một họa
sỹ. Một bài báo viết rằng bác chuyên gia (lệch) sử Dương Tàu có “nhã ý” đưa ba triệu đồng đổi
lấy bia nhưng ông Minh không đồng ý. Sau, Bộ Văn hóa - Thông tin cử người xuống
mang bia về lưu giữ tại tầng hầm Ban Quản lý di tích và danh
thắng Hà Nội, số 90, phố Thợ Nhuộm, và hình như nay người ta đã đặt lại trong khuôn viên Thư viện quốc gia trên phố Tràng Thi.
Cái nhà thì còn mãi đến
năm 1984, ở chỗ hơi chênh chếch với cửa đền Ngọc Sơn, nơi có 2 cây gạo
cổ thụ và người ta vẫn nhớ năm xưa có ông già mù bán sáo trúc quanh
chỗ ấy, tên là cụ Lê, thổi sáo tuyệt hay. Năm 1984, nhà bia “thờ” ông
Tây cố đạo được thay bằng cụm tượng các chiến sĩ Quyết tử Thủ đô
mà tác giả là nhà điêu khắc Phạm Kim Giao. Cụm tượng đài đặt ở đây
không được "đẹp" lắm vì thiếu không gian và 3 nhân vật thì lại nhìn ra
ba hướng. Tuy vậy, ai cũng muốn đây là nơi tưởng niệm các chiến sĩ
Thủ Đô 1946 hơn là thờ một ông Tây cố đạo mà bấy giờ còn... rất mờ ám về "công tích".
Nhà bia ghi "công" cố Rốt được thay bằng tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. |
Trở lại bức tượng cụ cố nặng 43 tấn do ông Hạng tạo
tác và được "tham miu" bởi bác Dương, Tổng thư ký Khoa học (lệch) sử. Điều oái oăm thú
vị là dù có ngắm tới ngắm lui hay căng óc ra mà tưởng tượng, chúng ta cũng sẽ chẳng tìm đâu ra
vẻ thánh thiện của một nhà truyền đạo hay nét uyên bác thâm trầm của một học giả, điều tưởng chừng như không thể thiếu nơi cụ cố Rốt, người có "công tích" ("phát minh" ra chữ "quốc ngữ"?) được các vị "cân đong" ngang tầm cụ Lý Thái Tổ dời đô. Ngược
lại là khác, toàn bộ gương mặt, ánh mắt, cho đến bộ râu của cụ cố
toàn toát ra vẻ hiểm độc và hung hãn. Vì vậy, để khỏi "bí" khi phải trả lời câu hỏi (rất dễ bị những người "ít học" đặt ra) khi ngó thấy bức tượng, là: “Cái ông (ác nhơn) này là ông nào mà được đúc
tượng vậy cà?”, nhà điêu khắc đành vớt vát xử lý kiểu "giải pháp tình thế" một cách khá thô thiển. Tức là bằng cách khắc chìm trên chiếc mũ cố đạo của ngài những nguyên âm và phụ âm: a, b, c, d
.... x, y, z.
(Gớm mệt, nói dài mỏi tay quá, xin phép được diễn đạt gọn theo ngôn từ của giới họa sĩ là: "Không khắc vậy thì có chó nó biết đây là chân dung cụ Cố Rốt" (*)).
(Gớm mệt, nói dài mỏi tay quá, xin phép được diễn đạt gọn theo ngôn từ của giới họa sĩ là: "Không khắc vậy thì có chó nó biết đây là chân dung cụ Cố Rốt" (*)).
Đây 43 tấn tượng cụ Cố, hãy xem kỹ, có thể làm con nít vãi đái chứ chả chơi. |
Có lẽ vì gặp quá nhiều phản ứng, bức
tượng 43 tấn của cụ Cố Rốt cho đến nay đã hơn 17 năm mà vẫn còn đang
lưu lạc đâu đó nơi ngoại ô thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Kể ra cũng thấy tồi tội, khi cứ để tượng cụ nắng dãi mưa dầu, lăn lóc cùng phân gio nơi luống khoai vườn sắn. Thôi thì tượng chẳng được đặt ở Thủ đô thì bác Dương Tàu lệch sử cũng nên dọn cái chỗ hay ho nào đó mà đặt. Không tìm ra chỗ thì các bác chịu khó "thỉnh" cụ về cơ quan hay nhà riêng mà hương hoa. Đành rằng bức
tượng đã không gây được cái hiệu quả “tri ân” thì cũng nên liệu cách
phát huy tối đa cái tiềm năng thế mạnh là nhát trẻ con của cụ Cố. Cho nó khỏi phí ạ.
--------
(*) Nói ngoa, nói ngoài lề, nói cho sướng miệng. Chứ còn ông Phạm Văn Hạng vẫn là nhà điêu khắc hàng đầu trong giới mỹ thuật. Đặc biệt là với thể loại tượng đài. Nhưng cái tượng này nhìn dữ thật.
bài viết này có vẻ như là tình cảm của tác giả giành cho người có công tạo ra bảng chữ cái quá nhỉ. Nhưng tôi không hiểu đó là cảm tính hay là cá tính hay là hiểu biết
Trả lờiXóaAh đã có bài 2.
Trả lờiXóaNhưng ngoài cái văn phong hạ đẳng của phường đá cá lăn dưa [thật ra nên gọi là phường ăn cháo đái bát mới đúng hehe] như đã được tôi nhắc nhở và khuyên bảo nên tránh ở entry trước, tôi chỉ thấy cô Lí tỏ lòng xót xa, chắc là thật, trước chuyện người ta rắp tâm dựng tượng Rhodes mà cô không làm gì được. Chả thấy thông tin gì mới liên quan đến Rhodes & chữ quốc ngữ!
Sao phải xót xa bằng cả một bài dài vậy cô?
Giờ mới đọc [kĩ] lại DTN, hóa ra ông này chỉ không công nhận Rhodes là cha đẻ của chữ quốc ngữ thôi, chứ công lao của Rhodes & người Pháp với xứ Lừa ông ca ngợi ngút trời. Đúng là thằng "khuyển mã chí tình". Thảo nào người ta là học giả thứ thiệt [có người xếp vào 1 trong 4 trí thức lớn nhất xứ Lừa lúc đó], cô Lí chỉ gọi khiêm tốn là "nhà văn nhà báo".
Phải dẫn cả DTN, cô Lí chắc đau dữ hehe.
-hehe
Bác chủ có ý kiến về loạt bài ca ngợi ông Petrus Ký trên thanh niên và các báo vn ? Lại đang tôn vinh việt gian kìa...
Trả lờiXóaEm Lí lại xóa còm hehe. Trúng tim đen rùi phải hôn?
XóaAnh nhắc lại, ĐTN chỉ đưa ra nhận định, không có tư liệu hay biện giải mới (ông này nổi tiếng là kết luận khơi khơi hehe). Trong khi đã có hàng chục công trình nghiên cứu công phu về Rhodes & chữ quốc ngữ, trong đó dẫn chính lời của Rhodes rằng Rhodes không phải là cha đẻ của chữ quốc ngữ. Vậy thì em Lí bỏ công viết cả loạt bài dài này để làm gì em?
Rút cục, em tưởng em có tư liệu mới (là bài của ĐTN) và tư liệu mới này là bằng chứng cho thấy Rhodes không phải là cha đẻ của chữ quốc ngữ!
Tư liệu thì không mới, còn bằng chứng chỉ là những kết luận vô bằng.
Thôi nghỉ đi em. Ở nhà lầu, đi xe hơi, uống rượu Pháp có phải sướng hơn hông em.
-hehe
@ Vinhmit
Trả lờiXóaBài viết này chưa hề đề cập tới "người có công tạo ra bảng chữ cái" bác ạ.
@ Hehe
1. "Chả thấy thông tin gì mới liên quan đến Rhodes & chữ quốc ngữ" - làm gì mà sốt ruột thế cu?
2. Trên thì cu tâng ông Đào Trinh Nhất lên mây : "người ta là học giả thứ thiệt [có người xếp vào 1 trong 4 trí thức lớn nhất xứ Lừa lúc đó], cô Lí chỉ gọi khiêm tốn là "nhà văn nhà báo".
Dưới thì cu hạ ông ấy xuống bùn:"ông này nổi tiếng là kết luận khơi khơi hehe".
Anh thiệt, cái sự tráo trở của cu anh biết lâu rồi, nhưng vẫn thấy tởm!
Lý do? Anh đoán cu thuộc diện chậm hiểu nhưng giờ cũng đã manh nha thấy cái thâm ý của nhà báo Đào Trinh Nhất rồi đây: "ừ thì "dựng tượng" cụ cố đi, tao ủng hộ. Nhưng mà cụ ấy chả có công đếch gì đâu". Hã hã!
3. Ừ, thỉnh thoảng anh vẫn xóa còm chú mà. Chú có khiếu nại thì viết đơn đưa anh xét.