Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

OAN TÌNH (CHUYỆN TÌNH CÔ CHÍ) (tiếp)



Hồi thứ hai
Ì xèo bãi biển, “đổi gió” bỗng thành “phải gió”
Chập chững làng Văn, thơ tình chuốc lấy oan tình 
Hồi mới ngấp nghé làng Văn, cô Chí (lúc ấy vẫn chưa có tên cô Chí) còn e thẹn lắm, nói năng nhỏ nhẹ, đi lại khép nép, chỉ lân la chơi với trẻ em, có khi cô còn lẩn thẩn đồng hóa mình với cái mặt thớt : "Số phận cho ta làm mặt thớt, Kể gì thịt cá nát đời nhau, …".
Vậy mà không ai biết cô âm thầm học lỏm và luyện võ từ lúc nào. Tuyệt chiêu của môn phái Văn Đại thì cơ bản như đã nói ở phần trước, nhưng cô ra tay nhanh như và cực kỳ tàn ác  lắm, khi lâm chiến cô lại có diệu thủ “tạp công pháp”, nhu nhuyễn ảo diệu đến mức đối thủ không thể phân biệt được cái gì ra cái gì, còn đang nghệt mặt ra mà thắc mắc mục đích so găng là học thuật hay quyền thuật thì đã nằm lăn một đống, thân bại danh liệt. Sau rốt, cô lại còn phát huy kỹ năng sáng chế công nghệ có từ lúc bốc cứt mà chế thành chiêu “Tương phong đảo diện” nữa và … , mà thôi, chuyện này nói sau.
Trở lại chuyện của cô Chí ban đầu về làng Văn Đại còn e ngại lắm, rồi cũng bạo dạn dần, công bằng mà nói, những năm ấy cô cũng khá là có nét, nhiều anh trai làng mến cô, quý cô, chơi với cô. Cô lấy chồng là ai, lúc nào, tôi không biết, chỉ biết sau này cô có Ly thân, còn khi làm dâu, cô khéo cư xử với bố mẹ chồng lắm, bưng nước quét nhà, gọi dạ bảo vâng, ngoan ngoãn cứ như con cún giữ nhà, chính cô giúp mẹ chồng bắt được gã Thanh Thảo làm thơ “phản động” qua bài “ Thế hệ chúng tôi nói về chúng tôi” khiến anh này phải đi tù mấy năm”.
Vậy nhưng mãi đến năm 1983, cô mới thực sự phát tiết phát tài. Sự thể là thế này, mẹ chồng cô vốn là người đảm đang tháo vát, vất vả từ bé, một mình lo hết từ việc đối nhân xử thế đến chuyện cơm áo gạo tiền cho gia đình, họ mạc, nhưng cũng vì thế mà có tính gia trưởng, ưa xét nét. Đã mấy năm mất mùa, kinh tế chẳng được như ý, lại nghĩ rằng lâu nay công việc tất bật, mình đã quá khắt khe với con cháu, bà bèn xả láng, cho cả nhà đi Vũng Tàu “đổi gió”. Lần ấy, chả biết ăn trúng cái giống gì hay là bị “ma nhập” mà cô Chí bỗng nhiên lăn đùng ngã ngửa cứ như sắp “thành thằng phải gió”.
Mặt cô bặm trợn, bụng phình ra như con ễnh ương sắp hóa bò, tiếng cô khi thì the thé, khi thì ồm ộp, cô trợn mắt chửi bới  lớp nhà văn tiền chiến đi theo cách mạng là “cảnh sát văn nghệ” , cô làm thơ khóc anh Nguyên Hồng,  rồi cô lại bảo mặt mẹ chồng … như miếng thịt trâu. Thế rồi, cô múa, cô hát, cô trồng cây chuối, cô xổ toẹt những lời ca ngợi mẹ chồng mà cô thường nói trước đây, bây giờ cô nói ngược lại, sau rốt cô hùng hổ đòi Ly thân, giống như lần trước cô từng bỏ Chúa theo mẹ chồng.
Đám đông hiếu kỳ đứng ngoài bờ biển ban đầu thì lấy làm lạ lắm, sau họ thấy khoái, họ vỗ tay, họ khen cô tài và cho cô những đồng tiền lẻ, lại có cả mấy thằng Tây xuýt xoa làm cô càng hăng diễn, cô múa, cô hát, lại còn biểu diễn trò mặc váy trồng cây chuối, kinh dị vô cùng, nhưng rồi cũng đến lúc mệt. Biết chuyện, mẹ chồng cô lúc ấy giận lắm nhưng chẳng nói gì.
Mấy hôm sau, vào buổi tối, mẹ chồng gọi cô lên phòng, rót một cốc bia, cho cô ăn một quả trứng vịt lộn. Ăn xong quả trứng, con ma nhập vào cô bữa trước hoảng quá bỗng thăng đi đâu mất biến, cô cảm động, mếu máo nói “Con giao lưu bãi biển kiếm chác chút đỉnh thôi chứ mẹ cứ yên tâm, con yêu mẹ lắm nhưng mà …, cô bỗng nức nở … “hu hu … tụi nó … không cho con yêu, mẹ ạ”.
Rồi thì cô quên ngay chuyện đòi Ly thân mới đấy mà xin Tái hợp với nhà chồng, để lấy lòng tin, cô đanh thép hùng hồn tố cáo bọn ngoài bờ biển “âm mưu diễn biến hoà bình” qua những “làn gió độc” hội nhập văn hoá thổi vào làng ta.
Thế là nay cô đã có chút tiếng tăm từ trong nhà đến ngoài bãi, nhiều người trong nhà lúc cô “phải gió” tức lắm, định cho cô một trận bây giờ cũng nể mẹ mà lại chơi với cô, những anh tre trẻ muốn làm quen với gái làng cũng muốn làm thân với cô, có anh còn kỳ công làm thơ, tạc lên lá chuối khô, khen cô ngang tầm cụ Ức Trai. Anh đó tên Dõng, chính là người hiện đang bị cô tố là bạc tình lang, còn tờ lá chuối được cô âm thầm ép plastic lồng khung kính mạ vàng, giấu trong buồng ngủ hai mươi lăm năm nay, giờ mới trưng ra để làm bằng chứng  tố cáo kẻ thay lòng.
Bài thơ tạc trên lá chuối khô thế này, xin chép lại hầu bạn đọc:
“ ĐÊM HAI LẦN Ì ẠCH
Tặng T.M.H nhà thơ lon (sic) trong lịch sử dân tộc
-------
Đến nhà em chơi về
Trở trăn không ngủ được
Tại trà hay tại thuốc
Tại chó cắn thâu đêm?
---
Đành ì ách vác những vần thơ của em đặt lên bàn cân
Được ba bao tải,
Thôi để anh cộng lại
Một điều thật khó tin
---
Lại ì ạch vác những nỗi khổ đau của em đặt lên bàn cân
Cả những nỗi buồn, nỗi đau, nỗi yêu, nỗi hận
Thì ra cũng được ba bao tải,
Thôi đéo cần cộng lại
Logic này đơn giản thế thôi!
31/1/1988
Ký tên
DÕNG
(Trong nguyên bản chữ anh Dõng xấu như ma, mà anh phọt thơ như mửa thế này, nên tôi ngờ rằng  chẳng  phải do trà, do thuốc hay do chó cắn mà chắc đến 100% là tại ma (men) nó xúi,  nhất là lời đề từ với chữ “lon”, có dấu mà không thể nào đọc được, bạn đọc nên đối chiếu bản chụp lá chuối của cô Chí để điền dấu ơ dấu nặng, dấu mũ dầu huyền tùy hỷ).
Cứ thế, dần dần cô lấy lại được niềm tin của me chồng. Đến năm 1995, bà còn giao cho cô hẳn một cái roi, để giữ nhà.
Có cái roi rồi, cô càng hăng hái tợn, cô không chỉ coi nhà, cô sẽ còn coi cả chợ, bấy giờ cô mới được cả làng vinh danh là cô Chí, theo tên mấy anh bên làng Vũ, cô ưng ý lắm, vì nó cũng hợp với  cái tên “mặt thớt – ăn toàn những vết dao” trước đây cô tự đặt cho mình.

-----------
(*) Những đoạn tô xanh dẫn ý từ bài của Nguyễn Thái Lai 22/10/2003 - diễn đàn Người Việt online, Nguyễn Thái Lai, có lẽ đã lấy nguồn từ cuốn Về một hiện tượng phê bình, Nguyễn Hữu Sơn (Viện văn học) biên soạn, Nxb Hải Phòng 1998.
Kỳ sau:


Chó leo bàn độc, cô Chí tưng bừng một mình một chợ
Gà vọc niêu tôm, mẹ chồng lật đật cắt khẩu cắt cơm

2 nhận xét:

  1. Bài viết như con đầu cặc tao ấy. Địt mẹ mày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mất dậy, đúng là thằng Chí Phèo thời hiện đại.

      Xóa