Hồi thứ ba
Chó
leo bàn độc, cô Chí tưng bừng một mình một chợ
Gà vọc
niêu tôm, mẹ chồng lật đật cắt khẩu cắt cơm
Thực
ra có cái roi trong tay của mẹ chồng ban cho, cô chỉ trưng ra những lúc cần thiết,
làm biểu tượng quyền uy mà thôi, còn việc giữ gìn trong nhà ngoài chợ, thì như
đã nói ở trên, bấy giờ cô đã giỏi “tạp cẩu pháp” lắm, cô mà đụng đến ai thì người
đó cứ gọi là lên bờ xuống ruộng, ai biết điều khen cô nhân từ, lại nói đúng
đánh trúng thì cô tha, còn loại “cá biệt” thì thôi khỏi nói, có người bị cô
“múc” tới “múc” lui nhiều lần.
Anh giáo làng tên Phương kiêm nghề cắt tóc, tỉa ria mép, lấy
ráy tai bị cô “múc” đầu tiên, vì cái tội cả gan chưa từng đi tu lại khuyến
khích đệ tử phá giới. Mà trong lúc cắt tóc cắt tai, lẩn thẩn thế nào lại dám gắn
cả tai lừa cho khách (thượng đế). Cô mách mẹ chồng giáo Phương “xúi bẩy lớp trẻ xông thẳng vào tiến trình đổi mới của xã hội, vào tiêu chí, tiêu
chuẩn đạo đức của dân tộc, vào quy định, khế ước của luật pháp mà phá giới…”, lại quất cho một roi “gán tai
lừa cho cả nền văn học của một đất nước đau khổ suốt 30 năm bị ngoại bang xâm
lược, rằng tai của ông đâu mà ông không nghe hàng triệu triệu tấn bom của giặc
Pháp rồi Mỹ ném xuống quê hương ta, mắt của ông đâu mà ông không nhìn cảnh hàng
triệu con người bị giết vì chiến tranh xâm lược…”. Anh Phương bất ngờ dính
một phát hai đòn, chết tốt.
Tiếp theo, đến phiên
anh Thiều râu làm rượu ngâm thơ (hay làm thơ ngâm rượu) phải ăn đòn của cô vì
cái tội nghịch lửa làm cả nhà mất ngủ, nói năng trong nhà với nhau lại cứ sự
này sự nọ, lằng nhằng như Tây ăn rau muống, mà cô chúa ghét cái giống đã lắm
râu lại còn hay khóc.
Cô tỉ mẩn đếm được… 25 lần anh này khóc, “Khóc, khóc nhiều
như vậy thì còn đâu là “tinh thần lạc quan cách mạng” mà mẹ chồng vẫn yêu cầu!
Cô cáu lắm, cô “
không thể tin vào một con người trước mọi tình huống, mọi vấn đề đều chỉ biết một
lối thoát duy nhất: ngẩn ra mà khóc”, “lăn đùng ra mà quằn quại”,
và “ Sự khóc
chỉ có thể là chính nó, nếu khóc đúng chỗ, đúng lúc…”.
Đã thế, anh này còn
cứ luôn miệng “chó… chó”. Mà nói đến chó thì đương nhiên cô phải chạnh lòng, cô
hô hoán: “Thiều nhìn loài chó một cách kinh hãi như
vậy, mà vẫn chỉ mong sau khi chết biến thành chó, người này có thể tin được
không?”. Vậy là cô đã túm được một anh “đáng ngờ” để nộp.
Anh Thiều khi chịu
đòn, chỉ biết tự vặt râu ria và … quên cả khóc.
Khi ấy, nhiều anh
chị lớn tuổi trong nhà ngóng theo nét mặt mẹ chồng mà khen cô ghê lắm, danh
sách ấy, sau này được cô kê biên đầy đủ cả, giấu trong tàng thư (Vnexpress 6/10/2003).
Thừa thắng xông
lên, cô dùng “tạp cẩu pháp” quất luôn cả anh phu gò thùng Lê Đạt, anh này xưa
đã bị mẹ chồng cô đánh đòn một lần rồi tha, nay anh chán chẳng chịu gò, toàn tẩn
mần tần mần chạm với khắc, cuối cùng, cái thùng lại hóa thành cái ca nhôm,
nhưng hề gì, thùng với ca, cái nào chả đựng nước.
Cô kết tội tên Lê
Đạt: “… cố ý nặn ra trò chơi chữ, đẽo chữ, mạ chữ,
phá chữ, cuồng chữ, ngộ chữ và mụ chữ…” “ với phương pháp gò thùng “ có tên là ú ớ…” và “xua đuổi cái lý ra khỏi cái phi, cái thực ra
khỏi cái siêu, cái thức ra khỏi cái vô, cái nghĩa ra khỏi cái chữ…”. Tội này to lắm không phải bỡn, bởi lẽ xưa nay
đường lối gò thùng cơ bản vẫn “cấm kỵ” hội hoạ
không hình, thơ không nghĩa, vẽ và viết phải cho quần chúng dễ hiểu, nay Đạt
“đuổi chữ ra khỏi nghĩa” thì chẳng đi ngược chủ trương, đường lối của mẹ chồng
là gì?
Cứ vậy, cô Chí
phát hiện ra gái già Hoàng Cầm, … vi phạm Hương ước 87/CP vì … kích dục lại còn thành lập cả một “Câu lạc bộ thoát y” trong làng, ngay cả cái “Lá diêu bông” của y thị mang về năm nao thì
cũng “vi phạm đạo đức, giả tạo, thô thiển…”,
và cô lại phát hiện thêm trong lúc “Tắm đêm”, bởi mắc “hội chứng bị đàn bà khoả thân ám ảnh”, thị
Cầm đã “trùm cả váy yếm lên nền thi ca Việt Nam” .
Sau mấy anh già
thì đến lượt mấy anh trẻ can tội “làm mất trật tự
trong bầy đàn” lần lượt nếm đòn hiểm của cô. Đó là những tên như Phùng Khắc
Bắc, cái thứ con gái
con lứa gì mà “chỉ
có da không có thịt…”
Món ăn của đầu bếp Hoàng Nhuận Cầm thì “nhàn nhạt”,
thiếu cả muối lẫn bột ngọt, tên Trương Nam Hương phụ trách loa phường thì chuyên
phát lại lời người khác, tức là “nhại nhiều người…”,
tên Dương Thuấn họ dê nên chẳng biết gì về “ ngựa”, tên Hoàng Hưng thì ở “bẩn”, tên Phạm Xuân
Nguyên và tên Hàn Vũ Hùng phạm thượng (một tên trẻ người non dạ dám chê thơ cụ
Đồ Chiểu, còn tên kia coi thần như chó), tên Đỗ Minh Tuấn thì ngu và nịnh, còn Nguyễn
Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài đều là đồ phản phúc.
Bấy giờ cô Chí danh
tiếng lừng lẫy lắm, trong làng thảy đều tôn vinh cô bằng các mỹ từ như: là “cái ca pốt rách” của mẹ chồng, là “thợ mổ”, là "con vật", "là chuột", là "chồn
hôi", là "giun kim" là “thằng đê tiện và bỉ ổi”,
là “con rắn sọc dưa”, là “đầu gấu”, là
tên “gác chợ”, là “Chí Phèo”…Cô lại càng ưng ý lắm, ưng nhất là cái tên Chí Phèo,
được thể, cô tuyên bố luôn: “ Mẹ cha cho cái mặt, Để vênh váo với đời, Vậy
mà tớ phải rạch, Một vệt thời thế chơi”.
Ấy vậy mà lại cũng có khối anh nói đểu sau lưng cô, một anh chập
cheng nào đấy còn cả gan chửi cô là “một con đê chắn
sóng” cho mẹ chồng”, nhưng cô chả chấp gì cái loại “về hưu mất trí” ấy.
Nhưng
mà anh Dõng thì cáu sườn lắm, bởi anh biết cô Chí lâu nay đã lăng loàn trong
nhà lại lang chạ như trâu bò ngoài đường, nhưng anh cũng chưa vặc nhau với cô
Chí, anh chỉ hơi “buồn phiền về sự không ngăn nắp” gì đó, rồi tạm thời mất lửa
đi ngủ. Ấy là năm 1995.
Nói cho ngay,
thì chẳng riêng gì anh Dõng mới là “người yêu” của cô, tất cả các ông anh bà chị
nói ở trên cô đã từng “ăn nằm” với cả, bởi thế, vì “yêu”, cô Chí mới ban cho
roi vọt. Họ cũng như anh Dõng, buồn và hãi cái roi, mất lửa đi ngủ cả.
Trở lại chuyện
lúc trước, cô Chí khóc lóc với mẹ chồng rằng
“con yêu mẹ lắm nhưng
mà … hu hu … tụi nó … không cho con yêu”.
Vốn quá biết cô là người thuần thục chiêu pháp
“tương phong đảo diện” nhanh như điện
xẹt, qua mấy lần bán Chúa theo chồng, rồi lại Ly Thân để ve vãn đám ngoài biển,
rồi lại muốn bỏ đám ấy để Tái hợp với nhà chồng. Bà cụ tỉnh bơ, bề ngoài an ủi
hỏi han cô chút đỉnh, bên trong ngầm bảo bọn lý dịch chức sắc trong làng cứ y
theo hương ước mà xử phạt, nghĩa là mời cô từ nay ra ăn cơm bụi và chuyển hộ
khẩu ra khỏi nhà.
Phải
ra khỏi nhà rồi thì cô đâm ra ân hận, cô quyết rằng ăn đâu thì ăn, ở đâu thì ở,
kệ, cô vẫn cứ một lòng phụng sự việc giữ nhà một cách trung thành và ngoan
ngoãn thì bà cụ rồi cũng sẽ có lúc hồi tâm nghĩ lại cho cô. Ấy thế mà lại có phần
đúng, cô làm gì, bà cụ đều biết cả đấy, nhưng cứ lơ đi, thế mới lạ.
------
(*) các đoạn tô xanh dẫn theo bài Nguyễn Thái Lai
-----
Kỳ tới: Hồi thứ tư
Tạp cẩu phát
công, rát mông, cụ đồ tác bạch
Nữ kê tác quái,
ngứa dái, anh Dõng biên thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét