Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Nào thì ngoại cảm (tiếp)



Trước khi vào chuyện, xin được đính chính một chút, do tối qua, về xem tài liệu kỹ hơn, thì:
a)     “Chữ” của TS Kiên Cường dùng là “Bức xạ tàn dư” chứ không phải là “Bức xạ tồn dư”.
b)    Chuyên mục “Vào ngưỡng cửa thế giới chưa biết” trên tạp chí Thế giới mới mở vào khoảng năm 1993, chứ không phải “cách đây ba mươi năm hoặc hơn”.  Nhưng trước khi có chuyên mục này, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đã khảo sát một loạt các hiện tượng về tâm linh và có nhiều bài đăng trên Thế giới mới hoặc Kiến thức ngày nay.
Trở lại chuyện “ma” hay “bức xạ”
Cũng đã có lần anh Kiên Cường nói đến hai chữ “ma nhập” thay vì nói “bức xạ tàn dư” nhập như thông thường.
Anh kể ( trên báo TTVH): vào khoảng năm 1995, hàng xóm nhà anh có hai cô con gái, cô em (Cám) được để ý, cưng chiều, còn cô chị (Tấm) kém hơn, nên có chút mặc cảm, vì thế cô mới bị “ma nhập”, Tấm mới chả Cám là tên tôi tạm đặt.
Hiện tượng như thế này, cô Tấm bỗng dưng nói giọng khàn, hút thuốc lá rất siêu và nhả khói vòng tròn điêu luyện như một anh thanh niên. Những khi bị “ma nhập”, cô, tức là con ma, thường chỉ đạo gia đình, hàng xóm phải lưu ý săn sóc đến con Tấm, không có thì biết tay tao, tức là anh thanh niên con ma.
Gia đình bối rối cúng bái lễ lạt khoảng hơn một tuần, sau đó hiện tượng hết.
Anh Cường “giải mã” vụ này rất đơn giản, như trên đã nói, lý do chỉ là vấn đề tâm lý, bởi cô Tấm không được chú ý như cô Cám, nên cô Tấm chủ tâm (hoặc vô thức?) tạo ra hiện tượng trên để gia đình, hàng xóm lưu tâm tới cô.
Ừ thì thôi, cứ cho là cô Tấm chủ động giả ma, tôi chỉ thắc mắc điều này, anh Cường không “giải mã” rằng tại sao cô ấy lại có thể hút thuốc lá một cách điệu nghệ như một anh nghiện chính cống, hơn nữa cô lại còn nhả khói chữ O rất lành nghề, điều mà tôi, (một tay nghiện thực thụ - Nghiện thuốc lá nha, đừng có mà cười đểu) đã ba mươi năm nay muốn cũng không làm được. Nên nhớ hai cô còn trẻ con, đang tuổi trưởng thành chứ chưa phải là người lớn.
Tóm lại, thay vì “giải mã” các hiện tượng tâm linh, trong đó có ngoại cảm thì TS Kiên Cường thường làm cái việc “xổ toẹt” tức là phủ nhận quách bằng cách trích dẫn lôm côm, cho khỏi tốn công tốn sức "giải mã".
Bởi vậy, anh mới được xưng tụng là “chiến binh quét sạch ngoại cảm giả danh” Nhưng hình như, hình như thôi nhé, danh hiệu này nay đã thuộc về cô Tiên, xóm “Google.tienlang” hehe!
Mà phủ nhận hay "quét sạch" cũng chẳng phải là chuyện mới ở xứ ta, suốt mấy chục năm trước, biết bao nhiêu đình, chùa, nơi thờ tự, các tài sản văn hóa tinh thần bị xâm hại, trở thành tài sản Hợp tác xã, chùa nơi tôi sơ tán thành kho chứa đạn pháo cao xạ. Và bây giờ lại mọc ra như nấm, nhà nước và nhân dân cùng làm hẳn hoi.
Cái lý luận khoa học dùng để phủ nhận của chiến binh  Kiên Cường thì vẫn y như cũ, bằng chứng đây nhé:
Hỏi: Nhưng nhiều người tin rằng, con người có hai phần xác và hồn. Và hồn có thể thoát xác khi lên đồng hay khi ta chết?
Trả lời: Nhân loại từng tin như vậy đã hàng ngàn năm. Nay cặp phạm trù cấu trúc - chức năng của sinh học bác bỏ điều đó. Theo khoa học, bộ não là cấu trúc của tư duy, còn tư duy (và những gì gọi là “hồn”) là chức năng của bộ não.
Nghĩa là theo anh Cường: khi bộ não chết là chấm dứt, cấu trúc (tức bộ não) hỏng thì chức năng tư duy (tức là “hồn” ) biến mất. Khà khà, chúng tôi cũng được học thế cách đây trên ba chục năm, còn ông già tôi thì đã dạy điều đó ít nhất cách đây khoảng trên 50 năm. Không có gì là mới, là “nay”, thưa đại tá tiến sĩ.
Bác bỏ việc “hồn có thể thoát xác khi lên đồng hay khi ta chết” nhưng trả lời phỏng vấn ở một chỗ khác, anh lại công nhận và viện dẫn Susan Blackmore, “một chuyên gia về xuất hồn và có hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác”, đưa ra định luật Blackmore thứ nhất như sau: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”.
Mà ô hay, nếu đúng vậy, (tức là khi cấu trúc (bộ não) hỏng thì chức năng tư duy (“hồn”) biến mất theo), thì cái mà anh từng gặp và gọi là “bức xạ tàn dư” ở đâu ra?
Vậy lý thuyết “bức xạ tàn dư”  của TS Kiên Cường là thế nào, để giúp bạn đọc hiểu tôi xin lấy ví dụ thế này cho đơn giản (chứ nghe lý thuyết Tây Tây của anh Cường mông lung lắm):
Vào một đêm nào đó, nhìn lên bầu trời, thấy rất nhiều ngôi sao sáng, bạn có thể không ngờ rằng trong số đó đã có những ngôi sao đã “chết” từ đời tám hoánh. Lý do là thời lượng để ánh sáng từ ngôi sao đó đến trái đất có thể mất hàng triệu năm và trong thời gian hàng triệu năm đó vì một lý do nào đó ngôi sao đã bị hủy diệt hoặc hết năng lượng. Ấy đó, cấu trúc (nguồn phát bức xạ) đã chết, nhưng chức năng (ánh sáng) vẫn tồn tại, cái ánh sáng (bức xạ) tồn tại sau khi nguồn phát đã mất được gọi là “bức xạ tàn dư”.
Thực ra hàng ngày, ta vẫn gặp “bức xạ tàn dư” từ mặt trời, ví dụ một tia nắng sinh ra từ một vụ nổ nhiệt hạch trên mặt trời và đến trái đất sau 8 giây, vụ nổ có thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ít hơn 8 giây. Mặc dù nguồn phát đã "chết" nhưng tia nắng “bức xạ tàn dư” đó vẫn tồn tại và tiếp xúc với các tế bào quang hợp của một cái lá cây. Vậy là, tiếp tục cuộc sống năng lượng dưới một dạng khác, vĩnh hằng.
(Chỗ này, khác với quan điểm của tôi, TS Kiên Cường cho rằng các “bức xạ tàn dư” là đóng băng, là cố định, và không có cuộc sống tiếp diễn sau nó).
Trở lại chuyện ngoại cảm. Tương tự như vậy, con người, sau khi chết cũng phát ra “bức xạ tàn dư”,  nhà ngoại cảm là người có thể đọc và diễn dịch được thông tin từ bức xạ đó (ví dụ quê quán, tên tuổi, đặc điểm nhân thân …), thậm chí nếu định vị được nguồn phát bức xạ thì biết được vị trí và các thông tin về điểm chôn cất (mộ), cơ cấu là vậy.
Lý thuyết “bức xạ tàn dư” của Đại tá tiến sĩ Đỗ Kiên Cường được nói đến khá sớm như đã nói ở entry trước, sau đó đăng rải rác trên Thể thao văn hóa và được tổng hợp thành một phần riêng (phần X – Câu chuyện về bức xạ tàn dư) trong cuốn “Hiện tượng ngoại cảm – Hiện thực và lý giải”, tác giả Phạm Ngọc Dương (2007). Trong đó có đoạn ông Vũ Hồng Khanh phê phán lý thuyết “bức xạ tàn dư” của ông Cường giống như “xẩm” sờ voi.
TS Kiên Cường dùng lý thuyết “bức xạ tàn dư” để phủ bác chuyện “ma” là như vậy đấy, CACC ạ.


Định viết tiếp: Vụ một phần hài cốt của Tướng Phùng Chí Kiên – Ai lừa ai?

10 nhận xét:

  1. Nhân lúc trưa tàn chén trà buổi trưa, đọc bác Lý đây. Ông Khanh trong entry của bác, là "Vũ Thế Khanh" mà không phải "Vũ Hồng Khanh". Hồng Khanh thì là đại lãnh tụ rồi, khỏi cân nói, bác cũng biết.

    Đợi bác lên bài tiếp đây.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng đúng, nhưng mà tôi cứ để thế, cộng thêm hai cái cồng này là thành đính chính rồi.

    Bài tiếp thì tôi định viết quan niệm của tôi về vụ Tướng Kiên. Hình như trong dân gian mình có thể có tục lệ: một ông tướng (hoặc tướng cướp) mất đầu hoặc thân, sau được thờ cúng hoặc được tôn làm thành hoàng thì có thể dùng vật khác thay đầu hay thân thì phải (gọi là "tá"), tôi toàn nhớ láng máng, bác là dân chuyên nghiệp phải biết rõ hơn tôi. Nếu có, bác viết thành một entry để tôi chôm, còn không tôi phải dùng đến huyền thuyết vậy, cũng ngang nói khoác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế lại hay, bác cứ lưu thế là đã chữa mo-rát rồi.

      Hề hề, cái này, bác đợi tôi đang viết về Nguyễn Huệ nhé. Bọn trộm mà có được thủ cấp của đại anh hùng này thì, thì, thôi không nói nữa.

      Bác cứ viết theo suy tưởng của bác, một cách song song đi. Tôi lúc khác viết về tục săn đầu lâu của một vài dân tộc. Vấn đề thú vị, chứ không chỉ là quẩn quanh vụ VTV với Bích Hằng vừa rồi đâu.

      Xóa
  3. À mà tôi nói thêm, có lần comment về thơ Bút Tre tôi còn nhầm tên cúng cơm của cụ Bút Tre với tên cụ Hiệu trưởng trường tôi (trường ĐH).

    Như vậy, tôi viết ba chớp ba nhoáng, còn bác thì đọc "theo Tây" thành "leo dây", cũng rứa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn em thì nhìn chữ đầu đoán chữ cuối "leo dây" thành "leo cây" he he.

      Về chuyện vong hồn, mai quỷ, không hiểu sao chỉ nghe con gái, phụ nữ kể, từ mẹ em thấy có người mắc võng ngủ ngoài cầu ao mỗi đêm, chả là cầu ao nhà em làm bằng ván thôi, do nhà tập thể xây sau thống nhất trên nghĩa địa, đến các bạn gái có bạn thì đêm nào cũng gặp bạn mới mất về chơi cho đến khi qua trăm ngày mới hết, có bạn khi chuyển đến nhà mới còn đánh nhau với tiền chủ (cũng là nữ) giữa ban trưa, may mà thắng nên tiền chủ bỏ đi không quấy phá nữa, trước đó nhiều người mua căn nhà đó nhưng không ở được phải bán đi.

      Đến bà xã em, khi mới về, còn ở nhà bố mẹ em thì bị con nít ban đêm đến quấy, khi chuyển về nhà hiện nay ở thì bị tiền chủ, một nam một nữ, đêm đến quấy, không biết thế nào mà cũng bỏ đi, dặn bà xã em là "đất đai có sao ở vậy, không được lấn chiếm ao hồ cạnh nhà".

      Em (và cả bố em trước đó, tức là hồi cụ còn trẻ) cầu mãi chẳng thấy ma, thấy hồn nào về chơi với mình.

      Còn về năng lực con người, ông bác trưởng họ nhà em hơn 20 năm trước bị tai nạn lao động chấn thương cột sống, bệnh viện trả về nhà, nằm bẹp rồi ông đọc đủ các loại sách từ yoga cho đến thiền, sau đó tự luyện thiền được 2 năm thì mạnh khỏe bình thường, từ đó ông nghiên cứu thiền, kinh Phật và viết một số lượng lớn nghiên cứu (nhưng cất trong nhà và muốn truyền lại cho em), ông cũng kể chuyện ông điều kiển âm binh, đánh nhau với ma giới nhưng em không kiển chứng được nên chỉ cười.

      Bố em cũng theo bác trưởng luyện thiền, trăng tròn ngồi hấp thụ năng lượng ánh trăng, ngày gì đó thì ngồi hấp thụ năng lượng mặt trời, hồi đó ông có thể phát ra tia lửa nổ lách tách xanh lè, quanh người có hào quang bao bọc. Nhưng theo bác nói là bố em không theo đúng cách, đốt cháy giai đoạn nên ông bị "tẩu hỏa nhập ma" da dẻ dỏ ửng nứt nẻ, tâm thần bấn loạn phải vào bệnh viện thần kinh điều trị mấy tháng, khi chở ông vào viện mà sức trai như em khi đó mới ngoài 20 phải cố gắng lắm mới giữ được ông lúc đó đã 60 tuổi không nhảy ra khỏi xe.

      Từ khi xuát viện về ông mất đi khả năng phát hào quang dù vẫn ngồi thiền, có lẽ do nghe lời bác trưởng, lyện tập đúng cách lại.

      Xóa
  4. Ông cụ nhà mợ Khoằm là sốt ruột, lại thấy học lớp hai đễ hơn học lớp một nên tội gì "không bỏ qua giai đoạn quá độ".

    Mình có ông bạn luyện khí công, cũng thế, bị tẩu hỏa nhập ma. Từ này trước mình cứ tưởng là do Kim Dung sáng tác, hóa ra nó là từ sống. Và cách chữa cho ông bạn mình, là dẫn nhau đi Đà Lạt, chín ông, trong đó có ông thầy ngồi xung quanh, phát công vào "đối tượng" là hắn.

    Mình không dám dọa ma, nhưng và dọa (và quỵt) thầy bói thì vài lần. Hehe, TMT!

    Trả lờiXóa
  5. Nhân có bài báo trên VTC Bích Hằng đã tìm được 300 hài cốt ở Tây Nguyên? lật lại câu chuyện từng tranh cãi từ năm 2006 http://ttvnol.com/gdqp/845964 xem số LS trong trận K'nak (huyện K'Bang, Gialai) năm 1965 của E10 bộ binh và D409 đặc công là bao nhiêu?

    500?

    400?

    300?

    hay 200?

    Xin nhờ bác Lý lục hộ Thế Giới Mới số 700, 701, 702, 703; từ 28/8/06-28/9/06 để tham khảo!

    Trận K'Nak này hồi 2002 đoàn công tác của tướng Nam Khánh đã kết luận là cả trận tổn thất hơn 200 (hy sinh hơn 100).

    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16770.0.html

    Tài liệu của Mỹ thì nói là đếm được 126 xác bộ đội, tức là sêm sêm.

    Còn team PR cho PTBH thì có dạo thổi lên là 400 chiến sĩ Quân giải phóng cùng với hàng trăm du kích, dân công đã hy sinh http://ttvnol.com/gdqp/p-6470075#post6470075 giờ lại hạ xuống còn có 300?

    Cái viện khoa học lịch sử quân sự làm cái gì mà để cho ngoại cảm nâng thành tích quân Mẽo như thế nhỉ

    Theo anh Bao Anh Thai http://www.facebook.com/baoanh.thai:

    Việc nói "không có sử sách nào ghi chép" là báo chí viết bố láo. Sau mỗi trận đánh, quân lực của đơn vị chiến đấu phải báo cáo chi tiết về số thương vong, nơi chôn, số người không tìm được hoặc không mang ra được. Thông tin này phải gửi lên trên vì 2 lý do: (i) phục vụ cho công tác hậu cần - không thể tiếp vận lương thực và vũ khí cho số bộ đội đã mất và (ii) phục vụ chính sách thương binh tử sỹ.

    Ngoài ra, mỗi trận đánh công kiên, cán bộ chỉ huy dù thắng hay thua đều phải viết báo cáo tường trình rõ quá trình chuẩn bị và diễn biến trận đánh. Các tài liệu này được sử dụng cho phòng tác chiến và ban tham mưu cấp trên rút kinh nghiệm cho trận đánh kế tiếp (nếu như đánh lại vào đúng vị trí đó) hoặc rút kinh nghiệm để phổ biến cho các đơn vị khác. Trong chiến tranh chống Mỹ, việc phổ biến này được thực hiện ở cấp miền. Ví dụ, Sư 5 của Nguyễn Chuông đánh Pleiku thì các kinh nghiệm sẽ phổ biến ở mặt trận Tây Nguyên. Các kinh nghiệm đặc biệt sẽ được gửi ra Hà Nội để bộ tổng tham mưu đúc rút kinh nghiệm cho toàn chiến trường miền Nam.

    Sau chiến tranh, các báo cáo này được Học viện quốc phòng tập hợp lại để thành các tài liệu giảng dạy cho sỹ quan trung và cao cấp. Tất cả các báo cáo này đều là thực - nêu rõ sai lầm (cả chủ quan lẫn khách quan) của bên ta, cũng như tình hình tâm lý bộ đội (ví dụ: số đào ngũ trước, sau trận đánh...)

    Tất cả các báo cáo này đều có tuy nhiên không công khai cho dân sự. Những tỉnh đội thực hiện quy tập liệt sỹ có thể tiếp cận các báo cáo này. Các sở thương binh xã hội có thể tiếp cận báo cáo này (phần thương vong) để làm chính sách. Các nhà "ngoại cảm" vì thế hoàn toàn có thể lấy được các báo cáo loại đó.

    Cá nhân tôi từng xem một số báo cáo loại này về các trận đánh mà tôi quan tâm.

    Do đó, việc VTC khẳng định là cô Hằng là người tìm ra tung tích 400 liệt sỹ và trận đánh bị xoá khỏi lịch sử là nói bố láo."

    Khi có 1 bạn kêu là có khi trận này phía ta chết sạch nên không còn ai báo lại thì sao. Anh trả lời thế này:

    "Không có trường hợp ta chết hết đâu Nguyen Kien Quoc. Chỉ trừ các đoàn đi bị phục kích và chết hết, còn các trận công kiên bao giờ cũng có các lực lượng này ở lại phía sau: (i) quân y, (ii) hậu cần, (iii) tham mưu, (iv) thông tin, và (v) vệ binh - cấp tiểu đoàn là có ít nhất 1 tiểu đội vệ binh cho tiểu đoàn bộ rồi. Những số này có thể hy sinh nhưng không bao giờ chết hết sạch cả. Ngoài ra, để chuẩn bị 1 trận đánh, ví dụ trận đánh chết 400 người kia (tức là ít nhất phải 1 trung đoàn thiếu hoặc 2 tiểu đoàn) thì còn kế hoạch tác chiến được cấp trên phê duyệt. Trường hợp đánh mà chết 400 thì ít nhất lực lượng công kiên phải khoảng 600. Để chuẩn bị cho 600 người đánh thì phải có ít nhất khoảng 1000 -2000 lượt nhân lực tải đạn và lương thực để chuẩn bị. Từng đó người tham gia thì cấp phê duyệt chí ít là sư đoàn. Làm sao mà bảo là 1 trận như thế mà không ai biết được."

    Trả lờiXóa
  6. Nếu tôi muốn găp cô Hằng cũng dễ, bạn tôi khá thân với cô và có số ĐT, mỗi lần vào SG thường gặp.

    Nhưng tôi kính nhi viễn chi. Và không tán thành việc tìm hài cốt LS bằng ngoại cảm. Trên quansuvn.net có chuyện thay vì lấy cốt LS ở CPC thì lại bị vong hồn các ông Căm pốt theo về. Chắc bác Khoằm biết.

    Trả lờiXóa
  7. Trong entry tôi lấy một ví dụ một tia nắng sinh ra từ một vụ nổ nhiệt hạch trên mặt trời và đến trái đất sau 8 giây, vụ nổ có thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ít hơn 8 giây.

    Viết thế tuy chưa hẳn là sai, vì ở đầu câu có chữ "ví dụ", nhưng thực tế là tôi nhớ nhầm đơn vị "phút" thành "giây".

    Vì thực tế, ánh sáng Mặt Trời mất khoảng 8 phút 19 giây để đến Trái đất.

    Vậy xin coi comment này là một đính chính.

    Trả lờiXóa