Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Đèn Cù “giải” cái gì? (1)


(Dài quá, đăng làm 2 lần)


 “Khen ai khéo vẽ Đèn cù,
Giải thiêng thì ít, giải ngu thì nhiều”.
                        Tụng ca 5 – Thiên lý
                ----------------

Giải oan hay giải ngân?

Cứ như lời ông Trần Đĩnh trần tình trên BBC, rằng “Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi thì có lẽ Đèn Cù được ông viết ra, trước hết nhằm mục đích “giải oan” cho ông thì phải.
Ông Đĩnh kêu “oan” với ai?
Chương 48: “Chắc thấy chúng tôi phản chiến là xót cho cả máu Mỹ - chứ không nghĩ chúng tôi là tay sai của Liên Xô, kẻ thù số một của Mỹ, một buổi sáng tháng chín gì đó năm 1998, một tham tán văn hoá đại sứ quán Mỹ - tức chính quyền Mỹ - đã lần đầu tiên thanh thiên bạch nhật tại trung tâm Hà Nội bất ngờ đến bắt tay một chàng xét lại Việt Nam - chàng ấy là tôi: “Chúng tôi biết ông là thế nào nhưng không tiện gặp, chắc ông hiểu…”. Sau đó giới thiệu nhà báo Mỹ gặp phỏng vấn”.
Hãy để ý những chỗ được Trần Đĩnh nhấn mạnh: "chính quyền Mỹ" hẳn hoi nhá - đã "lần đầu tiên" - lại còn giữa "thanh thiên bạch nhật" - bắt tay ông Trần Đĩnh cơ đấy! Ghê chưa? Là vì ông "xót cho cả máu Mỹ"!
Như vậy, đối tượng đầu tiên ông nhắm tới “kêu oan” là người Mỹ, rằng thì là ông không phải là “xét lại” ông chỉ “phản chiến”, vì ông “xót cho cả máu Mỹ”. Bằng chứng là ông đã “không có lời nào chửi Mỹ”, ngay cả khi ông phải ngồi trong hầm tránh bom để viết Bất Khuất, và ngoài kia thì vợ con ông phải đi sơ tán vì bom Mỹ.
Mặc kệ, Khâm Thiên, nơi có những người hàng xóm với ông, ông không hề "chửi Mỹ":
Hay một nơi nào đó xa hơn một chút, như thế này, ông vẫn không chửi Mỹ:
Tôi không rõ rằng có người Mỹ nào đã đọc Bất Khuất hay Đèn Cù để “ngộ” ra cái điều là ông Trần Đĩnh “không hề chửi Mỹ” và “xót cho cả máu Mỹ” hay không, nhưng tôi biết, vào năm 1968, khi mà ông Đĩnh đang nhấm nháp hào quang hưởng ké từ cuốn Bất Khuất, ngay trên đường phố Hà Nội, đi đường vẫn thấy người ở trên hè thân thiện chỉ vào tôi cười nói gì với nhau. Kiểu như phụ nữ chân dài, vòng một khủng bây giờ” (chương 25) thì cùng lúc ấy, ở Mỹ Lai, nhiều lính Mỹ đang xả súng bắn giết trẻ em và dân thường, cưỡng hiếp và xẻo vú phụ nữ.
 “ Một số binh sĩ của Đại đội Charlie sau này đã khai rằng Đại úy Ernest Medina ra lệnh cho họ giết tất cả những người dân “khả nghi”, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em, người già v.v. họ đốt làng, phá hủy lương thực và đầu độc giếng nước.
Trả lời phỏng vấn BBC News Anh ngữ tháng 3 năm 2008, sĩ quan Celina Dunlop tự thú: “Đa phần lính trong đơn vị tôi không coi người Việt Nam là loài người.”. "I would say that most people in our company didn't consider the Vietnamese human". Celina Dunlop, "My Lai: Legacy of a massacre", BBC News, fetched 16th March 2008”.
Và, bất chấp việc ông Đĩnh có “xót máu Mỹ” và “chửi Mỹ” hay không, những lính Mỹ kia đã giết, không hề “xót”, thậm chí đã không hề “coi người Việt Nam là người”.
Kệ, Mỹ Lai xa lắm, ông Trần Đĩnh lại càng không "chửi Mỹ".(Ảnh do Cựu phóng viên Ronald Haeberle chụp).
Vì vậy, ông Đĩnh càng cố “kêu oan” với người Mỹ theo kiểu “tôi không chửi các ngài”, thì càng lại có nhiều người (cả Mỹ lẫn ta), sẽ lại càng không muốn coi ông Đĩnh là người.
Đối tượng thứ hai mà ông Đĩnh muốn “kêu oan” là giới chống Cộng ở hải ngoại:
"Có lẽ trong những người phản đối cộng sản, có một số rất ghét xét lại chúng tôi vì là “tay sai Liên Xô”. Họ nghe Đảng nên không hiểu là do kiên trì phản đối nội chiến, chúng tôi đã bị khép tội chống Đảng, phản động trong bóng tối bí mật bao la của Đảng. Câu nói khá công khai của Trần Châu, anh tôi: “Chiến tranh đau khổ thì dân nổi dậy lật đổ” đã là một trong mấy bằng chứng quan trọng để Việt Cộng lập vụ án chống Đảng lật đổ lẫy lừng trong đảng sử. Lúc đó với chúng tôi, đào đâu ra Human Right Watch, ra Internet, ra Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đào đâu ra các thứ blogs ngày ngày đòi thả chúng tôi v.v…" (chương 37)
Đến đây thì ông Đĩnh đã lờ tịt cái chuyện “xót cho cả máu Mỹ” (là một bên gây chiến) rồi, chỉ còn “ta với ta” thôi, cho nên để các bác, các cụ cựu cán binh Cờ Vàng đỡ tủi thân, thì ông phải là “phản đối nội chiến”, chứ không phải chỉ “phản đối chiến tranh” bình thường nữa.  
Thực ra ông có bị bắt ngày nào đâu mà “đòi thả chúng tôi”, chỗ này ông Đĩnh lại  “dây máu ăn phần”!
Thôi cứ tạm tin là Trần Châu, anh ông Đĩnh còn nói được một câu “chiến tranh đau khổ ...” như trên, để “phản chiến”, rồi phải “trả giá” bằng tù tội (thực ra ông này bị bắt về tội tuồn tài liệu mật cho nước ngoài). Nhưng còn ông Đĩnh, ông đã có hành động gì để bảo là “chúng tôi” “kiên trì phản đối nội chiến”?
Thì đấy, Đảng cần ra cuốn Bất Khuất, thì ông “kiên trì” viết Bất Khuất, Đảng cần “phát động thanh niên và quân đội...đề cao tinh thần hy sinh, chịu đựng gian khổ, hăng hái lên đường vào chiến trường”, thì ông “kiên trì” “phát động”, “đề cao”.
Và ông đã “kiên trì” tới mãi tận hơn một năm sau ngày kết thúc cuộc “nội chiến”, tức là tới tận khi ông bị khai trừ Đảng vào 1976. Tất nhiên là “kiên trì” của ông Đĩnh ở đây là “kiên trì” sinh hoạt Đảng, "kiên trì" nghe truyền đạt những thông tin quan trọng và bí mật của Đảng. Và “kiên trì” “chờ mọt xác mới được tăng lương” (Chương 37)
Ai tin ông Đĩnh “kiên trì phản đối nội chiến” thì tin, chứ “các cụ” Cờ Vàng (nhất là các cụ đã nghe nói tới Bất Khuất chứ chưa cần đọc) mà còn tin, thì, (xin phép tạm ngưng “hòa giải hòa hợp” để nói thật với “các cụ” một phát), là “các cụ” ngu còn hơn bò. Loài bò nếu biết đọc chắc cũng phản đối tôi vì đã mượn chúng để so với “các cụ”.
Vậy thì việc dùng Đèn Cù để “giải oan” của Trần Đĩnh chả có tác dụng gì với người Mỹ cũ mới và xác thối Cờ Vàng, vì cái “oan” của ông, chính họ cũng biết là do ông làm “màu”, nên gọi là “oan Thị Màu” là chẳng “oan” tẹo nào.
Nhưng đọc tới câu chờ “mọt xác mới được tăng lương” ở trên thì ta biết, đằng sau việc “giải oan”, ông Trần Đĩnh bây giờ thiết tha mong được “giải ngân”, vì có khi từ 1976 đến giờ ông chưa được tăng lương, mà cái xác ông thì nó vẫn chưa chịu "mọt". “Giải ngân”, chứ không phải “giải oan”, mới là cái mà ông cần ở các ông bà cựu Cờ Vàng và cả các ông Mỹ.
25 USD một cuốn, đó cũng là lý do để Đèn Cù được phát hành ở Người Việt, nơi đỡ đầu các tác phẩm thuộc thể loại “giải ngân” như “Bên thắng cuộc” của Huy Đức hay “Thằng hèn” của Tô Hải.
Đã là việc “giải ngân” của “các cụ” như Trần Đĩnh hay Tô Hải, thì tôi xin lăng xăng giúp một tay gõ phím. Thôi thì, xin các ông các bà các bác các cụ các anh các chị bớt chút bạc lẻ, rủ lòng thương cái thân mọt già của ông Trần Đĩnh vậy.

(Kỳ sau mới vào chuyện chính: Giải thiêng hay giải ngu?)
--------------


9 nhận xét:

  1. Đến cái này thì lại hơi loãng bác Lý à.

    Đọc hai kì trước (hai kì gần đây nhất) thì chặt chẽ, và thông suốt. Nhưng cái này, thì có cảm giác hơi lỏng.

    Nhưng cũng chưa biết sẽ thế nào, vì còn đợi bác cho kì tiếp mà. Lúc ấy là lại tiếp vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Giao nhận xét tinh đấy, cho nên những cái loãng loãng nhạt nhạt lại phải để riêng ra.
      Viết "nghiêm túc" thì có thể được khen nhiều hơn, nhưng cực.

      Xóa
    2. Bác Giao chặt chẽ quá.. Nhưng với Trần Đĩnh thì như bài viết của Bác Lý thì vẫn là còn chặt quá.

      Xóa
    3. Tôi vẫn thích đọc bài của Hòa Bình. Nó "dân dã" hơn

      Xóa
  2. Trần Đĩnh và cái váy đĩnh, không khác nhau là mấy!

    Trả lờiXóa
  3. Chả lẽ lại có cả giải " váy đĩnh đàn bà tuổi> thất tuần"? Con lạy hồn!

    Trả lờiXóa
  4. Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Đổi tên à chú Văn Mạnh chuyên đi dán quảng cáo thông tắc hầm cầu
      Rọ mõm nhé con!

      Xóa