Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Vương bá cầm đồ


(Các cụ Nguyễn Ánh và Nguyễn Văn Thiệu đã từng cầm đồ như thế nào...)


Lại nhắc lại đôi câu đối được ông quan về hưu và anh học trò nghèo ứng khẩu đối đáp tại tiệm cầm đồ (Entry trước: Binh pháp dục cầm cố túng):
Quân tử cố cùng, quân tử cùng, quân tử cố
Khổng Minh cầm túng, Khổng Minh túng, Khổng Minh cầm.
Học trò ngày xưa hay sinh viên ngày nay “túng, cầm” thì chẳng có gì là lạ, nhưng điều hiếm hoi trong lịch sử nước Nam ta, là có hai ông họ Nguyễn làm đến chức Vua mà cũng áp dụng binh pháp “Dục cầm cố túng”.
Ông thứ nhất là Nguyễn Ánh, người sau này trở thành vua Gia Long.
Vào những năm cuối thế kỷ 18, khi đất liền bị Tây Sơn chiếm hết, quân sĩ tiêu tan, chiến thuyền cháy sạch, Nguyễn Ánh nghĩ đến chuyện cầu cứu ngoại bang. Ông đã lần lượt tiếp xúc với hải quân Anh: năm 1779; Tây Ban Nha: 1783; Xiêm La: 1784, (20 vạn quân Xiêm bị Nguyễn Huệ đánh cho tan tành); Bồ Đào Nha: tháng 10 năm 1786 và sau là nước Pháp, cái “nước mẹ vĩ đại” sau này sẽ tròng cái “nền văn minh” của họ, vào cổ kỵ, cụ, ông bà nhà các thể loại osin, trong suốt 80 năm.
Ngày 25 tháng 11-1784, đoàn đại diện của Nguyễn Ánh đứng đầu là Giám Mục Pierre Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) mang theo Hoàng tử Cảnh rời cù lao Thổ Châu tức  Poulo Panjang, mang theo ấn tín, cùng một bức thư của Nguyễn Ánh gửi cho Hoàng Đế Pháp Louis XVI :
" Dầu đại quốc với tiểu quốc tình thế khác nhau, dầu đông tây cách mấy ngàn trùng, tôi dám chắc rằng Hoàng Đế sẽ tin lời tôi như tôi đã tin Giám Mục Bi Nhu (tên Việt khác của Bá Đa Lộc) vậy. Nay tôi giao cho ông ấy Nguyễn Phúc Cảnh, con trưởng của tôi, một cái Kim bửu di truyền và một Biên bản của Hội Đồng, đủ làm bằng chứng. Tôi chỉ mong ơn Hoàng Đế cho con tôi sớm trở về với binh thuyền..." (*)
Kết quả chuyến đi của Giám mục Bá Đa Lộc là sự ra đời của Hiệp ước Versailles ký ngày 28-11-1787. Cũng ngay trong ngày đó, Bá Đa Lộc được phong chức Đặc ủy viên của Hoàng Đế Pháp bên cạnh Nguyễn Ánh.
Để đổi lấy 4 chiếc tàu chiến, kèm theo 1650 binh lính Pháp, Nguyễn Ánh đã phải cầm cố những gì:
-        Giao cho giám mục Bá Đa Lộc toàn quyền đại diện cho nhà nước Annam trong việc thương thuyết, có mang quốc ấn theo cùng.
-         Bá Đa Lộc dắt theo Hoàng tử Cảnh, lúc đó mới 5 tuổi, để làm con tin;
Ngôi vương, quốc ấn và cả con ruột, đó là tất cả những gì Nguyễn Ánh có trong tay, còn cái chưa có thì nhà vua tương lai cũng mang ra cầm nốt, gồm:
-         Hải cảng Đà Nẳng;
-         Đảo Côn Lôn;
-       Sẽ cho Pháp quyền tự do đi lại, buôn bán, quản lý xuất nhập cảng. Tàu nước ngoài muốn đến nước ta phải treo cờ Pháp và có giấy thông hành do Pháp cấp.
-       Pháp có thể lập trên đất liền nhà cửa, các cơ sở dùng cho việc giao thông, buôn bán hoặc sửa chữa, chế tạo tàu bè.
-       Mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu cho Pháp trong trường hợp Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực.
Trên thực tế, Hiệp ước Versailles 1787, hay nói cách khác là cái biên bản thế chấp ký ngày 28-11-1787 đã không được bên nào thực hiện. Nhưng, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, “(dù) sao chăng nữa, việc đó cũng tạo “tiền lệ” cho giới thực dân phương Tây mà trước hết là Pháp cùng với vài thế lực Thiên chúa giáo thân (Pro) thực dân can thiệp ngày càng sâu vào nội trị Việt Nam, và dẫn tới việc mất nước của ta vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ký hiệp ước, hòa ước để nhượng địa rồi “mãi quốc cầu vinh” là những thủ đoạn hèn hạ của thực dân đầu mùa và quân chủ cuối mùa”.
Ông "vua" thứ hai cũng áp dụng triệt để binh pháp “túng, cầm” là ông Nguyễn Văn Thiệu, cựu tổng thống nước Việt Nam cộng huề đệ nhị. Ông này, xét về tài“cầm đồ” thì phải nói là “siêu” hơn ông trước.
Như ta đã biết, từ những năm 1955, người Mỹ đã cung cấp vốn liếng và cố vấn, còn phía VNCH đảm nhiệm phần nhân công, hùn hạp mở cái “tiền đồn chống Cộng” ở Đông Nam Á. Vậy thì dĩ nhiên, Mỹ phải trả tiền công sòng phẳng và đều đặn mới phải lẽ. Ấy thế mà vào giữa tháng 8/1974, Quốc hội Mỹ duyệt mức viện trợ quân sự tài khóa 1974-1975 cho ông Thiệu chỉ còn có 700 triệu USD, chả khác nào cho ông có ba đồng bạc”.
Vậy thì dân chơi Nguyễn Văn Thiệu lấy đâu ra tiền để “lấy vé máy bay hạng nhất, thuê phòng ngủ 30 đồng một ngày, ăn bốn năm miếng bít-tết và uống bảy tám ly rượu vang một ngày”? (**)
Khi đối thủ Việt Cộng của ông mở chiến dịch tiến công Tây Nguyên và miền Trung tháng 3/1975, ông Thiệu, với vai trò Tổng thống, Trung tướng, Tổng tư lệnh quân đội đã có những quyết định mà Paul Dreyfrus, một nhà báo cực hữu đánh giá là “như một viên hạ sỹ quan thiển cận”, điển hình là việc ra lệnh triệt thoái Quân khu I và Quân khu II (?).
Có mà Dreyfrus thiển cận thì có, hẳn anh ta chưa một lần đọc đến “Tam thập lục kế” đấy thôi. Chứ những người thông thạo binh pháp Tàu đều biết ông Thiệu "chơi trò tháu cáy". Đó là ông dùng chiêu thứ 16 trong Tam thập lục kế, "muốn bắt thì thả” (dục cầm cố túng) đấy thôi.
Các cụ tướng tá cờ vàng đều biết thừa mưu cao của ông Tổng tư lịnh, ông “thả” 2 quân khu này vào tay Việt cộng, không phải là dụ địch, mà là để moi viện trợ khẩn cấp của Hoa kỳ cái đã, còn thì tính sau. Nói cách khác là ông Thiệu trong cơn "ngáo đá", đã “cắm” luôn một nửa "đất nước" của ông vào tay Quân giải phóng. Để cho người Mỹ thấy xót công, xót của, xót mấy chục năm đầu tư "tiền đồn" mà nhả vội tiền ra cho ông đấy thôi. Bạn nào đã đọc câu chuyện dân gian “Tam đại gàn” thì hẳn đã biết đến cái lý lẽ của người bố: "ông đánh con tôi (tức là ông nội đánh cháu) thì tôi đánh con ông, (người bố tự đánh mình), để cho ông xót” mà hiểu cho ông Thiệu.
Nhưng tam đại nhà thằng Mỹ nó lại không gàn, thế mới khổ. Nó lờ tịt, nó quyết chẳng cho thêm xu nào, ngoài hạn mức đã thông qua. Xin, ăn vạ chẳng được thì ông nỉ non vay, ông Thiệu thỉnh cầu tiệm cầm đồ Quốc hội Mỹ mở két cho ông vay ba tỷ USD. Tất nhiên, theo luật cầm đồ Hoa Kỳ, thì ông phải “cầm” cái gì đến mà “cố”
Học theo gương cụ Nguyễn Ánh ngót chín mươi năm trước, ông Thiệu đem "cầm" những cái mà ông không có, đó là “tài nguyên dầu hỏa và canh nông":
 “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng hòa vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do(***) .
Nhưng mà nhà cầm đồ Hoa Kỳ nó biết tỏng. Rằng gạo, thì chúng mày còn đang phải nhập từ Thailand, Hoàng sa thì chính tao đã "gả" cho Trung Cộng từ năm trước, một loạt các đảo thuộc quẩn đảo Trường Sa, rồi Thổ Chu, Phú Quốc đã về tay Quân Giải phóng ít bữa sau ngày họ giải phóng Đà Nẵng. Vậy thì bới đâu ra tài nguyên dầu hỏa và canh nông để “cầm” với chả “cố”.
Đến nước này thì tay chơi Nguyễn Văn Thiệu tỏ ra "thông thái" hơn hẳn so với tiền bối Nguyễn Ánh, Thiệu nảy ra sáng kiến vĩ đại nhất trong nghề vác đồ đi cầm là “cầm” luôn cả cái lời hứa của người đã chết! Thật xứng đáng được gọi là đỉnh của đỉnh!
Số là, mấy năm trước Quốc vương xứ Ả Rập Xê Út là ông hoàng Faisal trong một lúc bốc đồng, hứa sẽ cho VNCH vay vài trăm triệu USD gì đó. Lúc này, Faisal vừa bị cháu mình ám sát (25/3/1975), người con là Haled lên nối ngôi. Ông Thiệu chả kể lúc tang ma bối rối nhà người, bèn cử Ngoại trưởng Vương Văn Bắc khẩn cấp bay sang Ả Rập Xê Út để xin Haled tiếp tục đồng ý cho vay khoản tiền như phụ thân ông ta đã hứa. Tuy chưa có kết quả cụ thể, ông Thiệu cứ đem khoản "hứa" này cùng với 16 tấn vàng dự trữ quốc gia, kẹp thêm vào hai cái "tiềm năng" nói trên ra để "thế chân" cho Quốc hội Mỹ .
Chỗ này, blogger xichloviet bình luận thật xác đáng:
“Từ cổ chí kim chưa một tổng thống nào trên thế giới mang vịt trời đi cầm như tổng thống cờ vàng. Có thể tổng thống cờ vàng nghĩ rằng bu cho ta còn được thì ta thế chấp con vịt trời để  bu tin ta và sẽ đánh động được lòng trắc ẩn của  bu bên kia đại dương. Cũng có thể tổng thống cờ vàng nghĩ  rằng  ba tỷ đô la để cầm con vịt trời cũng chẳng thấm vào đâu so với két bạc của bu cho nên tổng thống mới viết lá thư vay nợ lịch sử này”.
Thiết nghĩ chả cần phải nói gì thêm!

Bây giờ xin trở lại mấy chữ “Quân tử cố cùng” trong vế đối thứ nhất. Thực ra toàn câu trong sách Luận ngữ (Vệ Linh Công, XV) là “Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ”, nghĩa là người quân tử cố giữ lúc khốn cùng, tiểu nhân gặp khi khốn cùng thì làm bậy. Cứ theo đó mà suy thì mới biết bốn chữ đầu "Quân tử cố cùng”dành cho bọn học trò, sinh viên. Còn mấy chữ sau “tiểu nhân cùng tư lạm hĩ”  (tiểu nhân gặp khi khốn cùng thì làm bậy) là dành riêng cho các bậc bá vương chuyên "chà đồ nhôm" như hai ông họ Nguyễn lừng danh kia vậy.
Bởi vì, khác với các anh học trò vẫn thường“cầm cố” tài sản của cá nhân mình khi “túng”, các tay chơi Nguyễn Ánh và Nguyễn Văn Thiệu lúc bí đều vác tài nguyên quốc gia (kể cả là chưa có) tới gán vào tiệm cầm đồ, người thì mưu đổi tàu chiến với lính Tây để đốt nhà, kẻ thì toan nhận đô la thuần túy cho dễ ... chạy.

Ấy thế mà bây giờ bảo hai ông này bán nước thì có khối người gân cổ lên cãi (****). Vì thế, entry này mới có cái tên chết tiệt là Vương bá cầm đồ.


Tùng tùng cắc cắc.... xoảng!

----------------

(*) Theo 
Vua Gia Long (Tôn Thất Bình);
Sự thật trong vụ Pháp giúp Nguyễn Ánh khôi phục Miền Nam – (Võ Thu Tịnh -Paris)
(**) Lời ông Thiệu, diễn văn trên đài Truyền hình Saigon.
(***) “Thư Nguyễn Văn Thiệu gởi quốc hội và tổng thống Hoa Kỳ”, trích từ Chương 12: Một ân huệ cuối cùng, P.3, sách Khi đồng minh tháo chạy, tác giả Nguyễn Tiến Hưng, tiến sĩ kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
(****) Thậm chí, có nhà "nghiên cứu sử" còn cho rằng, vào thời quân chủ phong kiến, vua cũng chính là nước, vì thế khi Nguyễn Ánh cắt đất, gán con cầu cứu ngoại bang thì cũng là nhằm mục đích "cứu nước". Chính Nguyễn Ánh, sau này trở thành vua Gia Long cũng thừa biết lỗi của mình, chứ không quá "bảo hoàng" như các nhà "nghiên cứu" kiểu này. (Thành ngữ Pháp gọi là Bảo hoàng hơn Vua)



23 nhận xét:

  1. Viết thêm đi chúng ta bây giờ đang cầm gì nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cầm c cho anh hai trung cộng đái chứ còn cầm gì nữa hế hế

      Xóa
    2. TBT Lê Duẩn từng dạy, ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô. Vậy không cầm C thì là cầm gì?

      Cầm cái đó cho chúng nó đái thì đúng là nhạt thật.

      Xóa
    3. Trời ơi, tốn mấy triệu con dân nước Việt đánh Mỹ cho cái thằng hôm nay cướp đất mình !
      Ngu ơi là ngu !!!!!

      Xóa
    4. Nói TC cướp đất mình là nói bậy. Đất đó mình đã bán cho TC, có giấy tờ hẳn hoi, TT ký đàng hoàng, bây giờ bỏn lấy thôi. Mà cũng kỳ, HS-TS lúc ấy mình có quản lý đéo đâu, sao lại đem cầm, ý lộn, đem bán cho TC nhỉ. Vậy có vương bá cầm đồ không em Lý?

      Xóa
    5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    6. Thấy hắn bình Tam quốc là biết trí trá cỡ nào rồi ! Còn hỏi ?

      Xóa
  2. Cô Lý móc (đít) ngày càng lên tay hé hé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà khoa học xứ Lừa làm cái ốc vít không xong, không móc đít thì biết làm cái gì?

      Xóa
    2. Các chú không sủa được gì đành giở trò móc đít anh đấy à? Cố lên, anh có thưởng.

      Xóa
    3. Trời ơi, đất Việt bao năm qua luôn có tên có tuổi, thế mà thống nhất non sông rồi thì bị đặt tên là xứ Lừa.
      Trời cao có thấu nổi nhục này chăng ?

      Xóa
  3. cũng chả bằng cs cầm luôn cả hsts cho trung cộng hé hé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bán đứt luôn rồi chứ cầm cái giề

      Xóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Cô Lí vẫn quen trò trí trá hôm nay có vẻ tổ trác hỉ.

    - hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy hắn bình Tam Quốc là biết trí trá cỡ nào rồi, còn hỏi ?

      Xóa
    2. Giang hồ hiểm ác, không phải bọn học trò cắn bút ngồi nghe cô giáo giảng bài, cô Lí nên điều chỉnh lại cách viết, không thì blog của cô sẽ phải bỏ hoang như blog em CAM đấy.

      - hehe

      Xóa
    3. Cô Lí lại chơi bài xóa còm hehe. Vậy mà cô bảo không chú nào sủa nổi một tiếng!

      - hehe

      Xóa
  6. Thương thay các cháu cờ vàng,
    Các cháu chỉ giỏi bu càng trực thăng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhờ bu nên bây chừ mới được mấy chú phong danh hịu vịt cìu iu nước chớ

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thơ hay vậy rồi cũng bị xóa thôi, tiếc thật.

      Xóa