Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Người Việt "giống đười ươi"?

Charles Darwin đã tìm ra nguồn gốc loài người và Anber Einstein xác nhận.


Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người làng Phùng Xá (làng Bùng), thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội, đỗ Hoàng Giáp năm Quang Hưng thứ 3 (1580) đời Lê Thế tông.

Năm Đinh Dậu 1597, Phùng Khắc Khoan được vua Lê Thế Tông cử làm Chánh sứ phái đoàn An Nam tại Yên Kinh (tên gọi cũ của Bắc Kinh, Trung Quốc).

Bấy giờ có một rắc rối là nhà Minh đã nhận lễ của nhà Mạc, nên Phùng Khắc Khoan phải trổ tài ngoại giao để nhà Lê được công nhận lại.

Ở Yên Kinh, nhân sinh nhật vua Minh Thần Tông, sứ thần các nước đều có thơ chúc thọ, Phùng Khắc Khoan làm đến 30 bài dâng lên, Thần Tông xem, khen ngợi và ra lệnh “in ngay để ban hành trong thiên hạ”.

Những bài thơ đó được Phùng Khắc Khoan tập hợp lại trong cuốn Vạn thọ khánh hạ tiết thi tập. Điều lý thú, là ở cuối tập thơ còn có bài Hậu chí chép lại những tư liệu mô tả chi tiết thói quen, cách ăn mặc của người Việt bấy giờ, dưới góc nhìn của một ông sứ thần Cao Ly là Lý Túy Quang.

Lý Túy Quang (có sách chép Lý Toái Quang), hiệu Chi Phong, là một nho gia người Triều tiên, nguyên là sứ thần Cao Ly tại triều Minh (Trung Quốc) từ năm 1590. Tại đây ông có dịp gặp gỡ và có những giao lưu về văn hóa, phong tục với sứ thần của ta là Phùng Khắc Khoan.

Bài viết Thêm một vài tư liệu ghi chép về người Việt thế kỷ XVII của tác giả Phạm Hồng Toàn đăng trong cuốn Lịch sử, sự thật & sử học, do tạp chí Xưa & Nay và nhà Hồng Đức tái bản lần 2 năm 2013 cho biết:

“Sách An Nam quốc sử thần xướng họa vấn đáp lục của Lý Túy Quang, hiệu Chi Phong xuất bản bằng tiếng Triều Tiên có chép: “Năm Vạn lịch Canh Dần (1590), tôi là Túy Quang (hiệu Chi Phong) được cử làm Thư trạng quan, sang kinh sư mừng tiệc thọ, được gặp sứ thần An Nam. Mỗi người ở một nhà riêng, cấm không được đi lại cùng nhau. Chỉ khi ngày triều hội là được gặp nhau một vài lần. Khi xong việc, về triều thì biên chép qua những điều tai nghe mắt thấy. Dâng lên vua coi, thì được vua vời vào dưới chính điện, hỏi về cách ăn mặc, chế độ, cùng là phong tục nước An Nam như thế nào, hay có thơ từ xướng họa đều biên chép dâng lên...

...Mùa Xuân năm Đinh Dậu (1597), lấy danh nghĩa Tiến úy sứ lại được đến Kinh sư, lại được gặp sứ thần An Nam...”.

Trong bài viết đã dẫn trên, tác giả Phạm Hồng Toàn cũng cho biết toàn văn ghi chép của sứ thần Cao Ly được Phùng Khắc Khoan ghi lại thành bài Hậu chí ấy như sau:

“Nước Nam cách Bắc Kinh 1300 dặm. Từ đấy đi đường Lưỡng Quảng đến Nam Kini, lại từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Vua nước ấy họ Mạc. Triều đình Trung Quốc cho là họ Mạc hay tráo trở, bỏ hiệu vua, chỉ gọi là Đô thông sứ. Đến đây họ Lê bị dứt đi. Sứ thần đây là sứ thần của họ Lê sai sang Trung triệu xin phong vương. Từ tháng 7 năm ngoái ở nhà bắt đầu đi, đến tháng 8 năm nay mới tới Bắc Kinh, lưu ở quán Ngọc Hà đến nay là 5 tháng nữa.

Sứ thần họ Phùng, tên là Khắc Khoan, tự hiệu là Nghị Trai, tuổi ngoại 70, hình dáng lạ lùng, răng nhuộm đen, tóc vấn thành búi. Áo dài, ống tay rộng, khăn đội trên đầu thì lấy cả khổ vải đen trùm lên đầu như dáng khăn ông sư, để một nửa rủ về đằng sau xuống quá vai. Ông họ Phùng người tuy già nhưng sức còn khỏe, thường đọc sách và viết sách luôn luôn.

Gặp ngày triều hội, vào chầu thì búi tóc đội khăn đội mũ theo đúng đồ mặc các triều thần Trung Quốc. Nhìn mặt có vẻ vướng víu khó chịu, khi về nhà liền bỏ ra ngay. Người cao quý thì nhuộm răng, người thấp kém thì mặc áo ngắn, đi chân không, tháng rét vẫn đi chân không, không có quần lót và bít tất. Vì thói quen như vậy. Nơi nằm thì phải trên giường, không có hầm sưởi, ăn uống giống người Trung Hoa mà không thật tinh khiết. Áo mặc phần nhiều là the, lụa, không mặc áo gấm vóc và áo bông. Dáng người đại để sâu mắt, ngắn ngủi, hay giống dáng đười ươi. Tính nết cũng hiền lành, có biết chữ, biết viết, thích tập múa kiếm mà lối múa khác với lối dạy trong Kỷ hiệu Tân thư. Khi muốn cho quân quan học tập thì dạy kín mà không phổ biến. Tiếng nói giống người Oa (Nhật bản) mà nhiều thanh, mím miệng. Trong đám người (ở đây) chỉ có một người biết tiếng Hán để làm thông ngôn hay dùng chữ viết để cùng nhau hiểu. Chữ riêng của nước ấy thì chữ viết lạ lắm, thật không thể hiểu được”.

Các ghi chép của ông sứ thần nước Cao Ly này giúp ta phần nào hình dung ra về cách ăn mặc và hình dáng người nước Nam thời ấy.

Đáng chú ý là dòng ông Củ Sâm này tả về dáng người Việt: “đại để sâu mắt, ngắn ngủi, hay giống dáng đười ươi”, cũng hao hao như cha con Vương Kỳ và Vương Tư Nghĩa (Trung Quốc) mô tả trong sách Tam tài đồ hội

(Dưới đây chép lại từ: 

http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/04/hic-hic-nam-la-giong-vuon-nui-cho-rung.html):

Giao chỉ còn gọi An Nam, dân nước đó là hậu duệ của giống vượn núi chó rừng ( ?! ), tính tình gian giảo. Tóc ngắn, chân trần, mắt sâu, miệng vẩu, cực kỳ xấu xí. Kẻ nào thô ráp, to lớn thì người ta gọi là đồ “Quỷ mọi”, ai còn trông ra hình người thì hẳn là hậu nhân của binh lính Mã Viện đời Hán còn sót lại ? 
Tục nước đó, cha với con ở không chung một nhà, nấu không cùng một bếp, chuyện cưới hỏi không qua mai mối. Trai gái lấy nhau hỗn loạn, chỉ lấy trầu cau làm tin, rồi sau cứ thế đưa nhau về nhà. Nhược bằng vợ ai tư thông với kẻ khác, thì liền bỏ chồng cũ, người chồng cũ lại đi lấy vợ mới. 
Nước ấy lại liền với Chiêm Thành, dân nước ấy đi làm lao dịch cho Chiêm Thành, hàng năm phải nộp thuế. Đàn ông thích làm trộm cướp, đàn bà chuộng sự dâm loàn. (WT...)
Từ thời Hán xứ đó là do Trung Quốc cai trị, đặt làm quận huyện lại lập giao Châu thứ sử đứng đầu. Đời Đông Hán có Phục Ba tướng quân Mã Viện giữ yên xứ đó cứ thế tới tận cuối thời Ngũ Đại thì Ngô Xương Văn tiếm chế xưng vương. Các đời sau cũng đều bắt chước mà xưng vương, nhưng qua bao đời mà tính mọi vẫn không đổi.

Lưu ý là Tam tài đồ hội ra đời khoảng 10 năm sau những ghi chép của Lý Túy Quang.

Thôi thì người xưa viết vậy, đúng sai khoan hãy vội tin, nhất là cái anh Tam tài đồ hội vớ vỉn kia, ngồi một chỗ mà phán chuyện thế giới, mà ở vào cái thời đi từ Thăng Long sang Bắc Kinh mất đến hơn 1 năm, chứ lúc ấy chưa có in tẹc nét để gúc phát ra ngay như bây giờ.

Chỉ thắc mắc rằng: Tại sao Lý Túy Quang lại được vua Cao Ly bấy giờ là Tuyên Tổ đại vương, gọi vào chính điện để hỏi han “về cách ăn mặc, chế độ, cùng là phong tục nước An Nam như thế nào, hay có thơ từ xướng họa đều biên chép dâng lên...”

Tuyên tổ Đại vương họ Lý, tên là Công, con của Lý Triệu... Hay là Đại vương có liên quan đến dòng họ nổi tiếng Lý Xương Côn hay Lý Long Tường người Việt ở Triều Tiên nên mới quan tâm thăm hỏi? Và cả danh nho xứ Củ Sâm kia nữa, cũng người họ Lý?

Hai ông người Việt "giống đười ươi" này (Lý Xương Côn và Lý Long Tường) sang Triều Tiên lập sự nghiệp từ thế kỷ XII, khoảng hơn 500 năm trước khi Lý Túy Quang viết những dòng tả hình dáng người Việt xấu xí.  Và nếu giả thuyết về quan hệ dòng họ nói trên là có lý, thì danh nho Củ Sâm Lý Túy Quang có thể ngắm Đại vương nhà mình hoặc tự soi gương để vẽ chân dung "đười ươi".

Còn muốn biết các cụ cố nội của cha con nhà họ Vương (tác giả Tam tài đồ hội) vẽ người Việt có láo toét như bọn chúng “mô tả” không, xin mời xem bức tranh “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ” do họa gia Trần Giám Như (Trung Quốc) vẽ cảnh vua Trần Anh Tông đón vua cha là Trần Nhân Tông từ động Vũ Lâm (Hoa Lư - Ninh Bình) về kinh sư.

Một trích đoạn bức tranh tả rõ các ăn mặc và hình dáng người Việt vào thế kỷ XIV
Nhân vật chính trong bức tranh là ông tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Ngài Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông

Chữ đề trên lạc khoản cho biết, kiệt tác này được vẽ vào năm Chí Chính thứ 23, đời Nguyên (1363). Hiện bức tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh, Trung quốc, giá bán tại cuộc đấu giá ngày 23-4-2012 là 1,8 triệu USD.



4 nhận xét:

  1. Có kẻ điên nào phát biểu người Việt Nam xưa dị mọi đấy. Nguoidongbang có phải kẻ tiêu cực một cách cực đoạn với những phát biểu điên cuồng. Người Việt tuy nhỏ bé nhưng mặt mũi tươi sáng, con người thông minh

    Trả lờiXóa
  2. Blog nguoidongbang chỉ chụp lại từ Wiki phần miêu tả dung nhan người Việt trong sách Tam tài đồ hội của người Tàu thôi bác Cu min. Còn "kẻ tiêu cực một cách cực đoạn với những phát biểu điên cuồng" là tác giả của cuốn Tam tài đồ hội, đó là cha con Vương Kỳ và Vương Tư Nghĩa (Tàu).
    Nhưng theo tôi, chả việc gì phải "cáu", vì Đác uyn đã chứng minh: nguồn gốc loài người đúng là đười ươi thật. Hê hê.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. tranh Trúc Lâm là của người Việt, chứ không phải người TQ vẽ

    Trả lờiXóa