The Guide to Sleeping in Airports |
Hôm 17/10/2015, trang web chuyên xếp hạng các sân
bay trên thế giới The Guide to Sleeping
in Airports (Những chỉ dẫn khi ngủ ở sân bay) công bố kết quả xếp hạng cho thấy
sân bay Tân Sơn Nhất đứng thứ 4 trong danh sách các sân bay tệ nhất châu Á và ở
vị trí thứ 8 trong số 10 sân bay tệ
nhất thế giới.
Tân Sơn Nhất bị phàn nàn về tín hiệu wi-fi không
ổn định, phòng vệ sinh kém sạch sẽ và sự hạn chế trong việc lựa chọn món
ăn tại nhà hàng. Ngoài các tiêu chí bình chọn thông thường thì trang
web này còn cảnh báo hành khách nên giữ gìn cẩn thận tiền bạc tư
trang trước tệ nạn móc túi (?) và có chuyện nhũng nhiễu
trong thủ tục hải quan tại sân bay.
Vụ việc có vẻ làm chấn động dư luận và
cả các cơ quan chức năng. Truyền thông đua nhau khai thác tin nóng sốt
và như thường lệ, báo mạng, nhất là đám láo nháo “lề trái” lại có dịp hả hê ném đá và quy kết trách nhiệm.
Đùng một cái, khoảng một tuần sau khi lọt
vào danh sách 10 sân bay tệ nhất thế giới, hôm 24/10/2015 sân bay Tân Sân Nhất
lại được đánh giá là một trong 10 sân
bay có tiến bộ nhất thế giới.
Tốp 10 sân bay cải thiện nhất thế giới do Skytrax bình chọn |
Thế là thế nào?
Bảng xếp hạng lần này do một trang web thuộc Skytrax, Tổ chức nghiên cứu các hãng hàng không thương mại quốc tế có trụ sở tại Anh công bố.
Bảng xếp hạng lần này do một trang web thuộc Skytrax, Tổ chức nghiên cứu các hãng hàng không thương mại quốc tế có trụ sở tại Anh công bố.
Điều đáng lưu ý là Skytrax cũng như The
Guide to Sleeping in Airport đều sử dụng những tiêu chí xếp hạng sân
bay dựa trên khảo sát mức độ hài lòng của hành khách về sản phẩm và dịch vụ như
thời gian chờ đợi (xếp hàng, làm thủ tục…), tình trạng vệ sinh và sự đa dạng
của các mặt hàng và dịch vụ mua sắm ở sân bay…
Skytrax là tổ chức nổi
tiếng và có thương hiệu toàn cầu trong việc đánh giá chất lượng các sân
bay và các hãng hàng không trên thế giới, còn trang web The Guide to Sleeping in Airport, như cái tên của nó, vốn được
thành lập với mục tiêu chính hướng dẫn những khách du lịch (lỡ phải) qua
đêm ở sân bay một cách thoải mái và tiết kiệm nhất.
Quá trình khảo sát và đánh giá của Skytrax được cho là hoàn toàn độc lập, công khai và bảo đảm không bị bất cứ
ảnh hưởng nào từ các cảng hàng không. Bảng xếp hạng thường niên của Skytrax
được thực hiện bằng cách khảo sát hơn 13 triệu hành khách từ 112 quốc gia.
Còn với The
Guide to Sleeping in Airport thì kết quả đánh giá chỉ thuần túy dựa trên
việc ý kiến khảo sát phản hồi của 26.297 người truy cập qua trang mạng này.
Vậy thì ai đáng tin, Skytrax - lừng danh hay The
Guide to Sleeping in Airport - ngủ gà ngủ gật?
Xét trên tầm vóc uy tín và thương hiệu thì
đánh giá của Skytrax đáng tin
cậy hơn?
Khoan hãy vội mừng! Nên biết Skytrax là Tổ
chức Nghiên cứu hàng không được các hãng hàng không trả tiền cho dịch
vụ tư vấn. Và cũng đừng quên năm 2012, Skytrax từng bị Cơ quan Tiêu
chuẩn Quảng cáo (ASA) tiến hành điều tra về tính xác thực của hệ thống
xếp hạng và đánh giá của họ.
Hay là tin vào The Guide to Sleeping in Airports. Tuy trang web chỉ hướng tới
những người ngủ gật ở sân bay nhưng bảng xếp hạng của nó vẫn được
nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới dẫn lại.
Cũng chính trang web này, năm 2014 đã xếp sân bay quốc tế Nội Bài đứng thứ 5
trong 10 sân bay tệ nhất châu Á. Điều bất ngờ là năm nay, Nội Bài lại có
mặt trong danh sách top 30 sân bay tốt nhất châu Á. Chắc là do may (hoặc
không may) là những du khách ngủ tại sân bay (Sleeping in Airport) này không đọc báo cáo của Cảng vụ Hàng
không về số vụ mất trộm hàng hoá trong hành lý tại sân bay Nội Bài.
Vậy thì Sleeping in Airport cũng chẳng đáng tin.
Đã vậy thì bị xếp hạng bét hay được khen tiến bộ nhất cũng chẳng nên phải quá xấu hổ hay quá tự hào. Bởi ngày nay, danh tiếng cũng trở thành một mặt hàng mà người ta có thể mang ra mua bán.
Đã vậy thì bị xếp hạng bét hay được khen tiến bộ nhất cũng chẳng nên phải quá xấu hổ hay quá tự hào. Bởi ngày nay, danh tiếng cũng trở thành một mặt hàng mà người ta có thể mang ra mua bán.
“Cái gì không
mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng nhiều tiền”. Triết lý (được
cho là) do “triết gia” danh tiếng Năm Cam đề xuất càng trở nên chuẩn xác khi làn sóng các
web cá nhân và mạng xã hội trong thế giới Internet ngày càng xuất hiện ồ
ạt.
Chẳng hạn, nếu muốn, chỉ cần bỏ ra từ 1000
đến 1500 USD là bạn có thể trở thành “viện sĩ” Viện Hàn lâm New York
của Mỹ hay Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên của Nga, có giấy chứng nhận là thành
viên (member) hẳn hoi.
Những tổ chức mang tên viện hàn lâm, viện tiểu sử
danh nhân, hoạt động có môn bài đàng hoàng ở Mỹ, Anh, Nga,... rao bán các
chức danh chẳng khác gì các cụ bên ta mồi chài in cuốn “Niên giám Tiến sĩ” cách đây mấy
năm. Mà đã là “member” của viện
hàn lâm này nọ, thì đương nhiên được “dịch” ra là “viện sĩ”. Muốn ít tốn kém hơn thì chỉ cần chi vài ba trăm USD để đùng một phát
trở thành “chuyên gia quốc tế hàng đầu”, “bộ óc vĩ đại”, “danh nhân thế giới”, kể cả sẽ có tên trong bộ Who’s Who (Ai là Ai) đứng ngang cùng với Putin
hay Obama...
Hoặc, nếu thấy trang cá nhân của mình chưa hot được như của tay hàng xóm
thì ta có thể “thuê” người nổi tiếng về làm “friends”,
nhờ vào dịch vụ tại FakeYourSpace.com .
Khai trương từ 1/3/2015, trang mạng này sẽ cung cấp "người nổi tiếng" cho bạn với chi
phí hàng tháng chỉ có 0,99 USD/"người". Nhân vật này sẽ đều
đều hiển thị hai comment mỗi tuần trên trang cá nhân của bạn. Thậm chí, bạn
được phép sáng tác chính những comment đó.
Dùng tiền “mua” lượng người theo dõi trên
Twitter từ lâu đã là chiêu phổ biến trong làng mạng. Tờ báo Diario Gol cho biết, nếu bạn chi 20 euro sẽ có được
1.000 người theo dõi và nếu bỏ ra 1.800 euro thì con số sẽ tăng đến 25.000
người. Qua nghiên cứu dựa trên công cụ kiểm soát của Twitter với
độ chính xác cao, tờ báo này chỉ ra có đến 21 triệu trong tổng số 34
triệu tài khoản Twitter đang dõi theo siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo là
giả mạo hoặc không hoạt động, nghĩa là anh này có tới 64% lượng fan ảo trên
mạng xã hội nhờ "xiền". (Ở ta giá còn rẻ hơn nữa, chỉ cần nhịn ăn 5 tô phở sáng (150.000đ) thì sẽ có 10.000 lượt " subcriber" trên facebook).
Trở lại
chuyện xếp hạng sân bay.
Đã biết rằng mọi sự nổi tiếng đều có
thể mua được, thì các bác Tân Sơn Nhất cũng chớ nên quá sướng với những đánh
giá cao của Skytrax. Mà cũng
không có gì phải buồn rầu khi bị The
Guide to Sleeping in Airports chê bét hạng.
Mà dẫu có vui hay buồn, thì vẫn cứ phải tiếp nhận những thông tin phê phán trên
tinh thần cầu thị, để khắc phục yếu kém, nâng cao hiệu quả và chất lượng
dịch vụ.
Vậy thì, một mặt các bác cứ học cách cụ Thượng
Trứ, sắm lấy cái mo cau mà che ống khói tàu bay, mặt khác cứ hóng xem thằng Sleeping in
Airport (và những hành khách khác) họ phàn nàn những gì để mà tiếp
tục hoàn thiện.
Vậy thôi, có gì mà phải xoắn?
-------------
--------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét