Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhật ký Thủy thần tháng 4/2016.




----------

Những ngày qua, hiện tượng cá tự nhiên chết dọc bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên Huế khiến người dân hoang mang.
Mặc dù đến hôm nay (25/4/2016), theo ghi nhận của tờ Vietnamnet, tình trạng cá chết dọc bờ biển miền Trung đã giảm rõ rệt. Tại một số vùng biển như Nhật Lệ, Bảo Ninh, Hải Ninh, Quảng Phú, Ngư Thủy… những tàu đánh cá biển xa đã quay trở lại hoạt động bình thường. Còn các thuyền đánh bắt gần bờ có nơi đã bắt đầu ra biển đánh bắt trở lại.
Nhưng, người tiêu dùng đã trở nên e ngại thái quá khi không dám sử dụng thực phẩm từ nguồn hải sản đông lạnh, còn ngư dân cũng vẫn sẽ lửng lơ với việc ra khơi, vì không bảo quản bằng đông lạnh thì không được, và làm sao có thể tiêu thụ hải sản trước thông tin chúng bị nhiễm “chất độc mạnh” từ các quan chức môi trường mới phát ra.
Nhà nước đang tiến hành điều tra xem chất độc đó là gì và từ đâu tới.
Nhiễm độc có thể từ đâu? Từ động đất ở Nhật hay từ hoạt động "cải tạo đảo" trên Biển Đông của Trung Quốc? 
Nhà máy Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh là điểm bị đặt nghi vấn đầu tiên. Cũng phải thôi, hiện tượng cá chết bắt đầu từ bờ biển Hà Tĩnh rồi mới lan dần vào phía Nam. Formosa lại do một doanh nghiệp Đài Loan đầu tư, mà bài học Công ty Vedan Việt Nam (cũng Đài Loan đầu tư) “giết sông Thị Vải” mới qua được mấy năm, vẫn còn nóng hổi. Chưa kể trong mắt các anh cuồng Mẽo bây giờ, bất cứ cái gì có nguy cơ gây hại đều là thời cơ để họ chụp vào đó cái mũ “có yếu tố Trung Quốc”. Mà người Đài Loan thì rõ là người Trung Quốc đại lục chạy ra đảo rồi còn gì, cãi sao đặng?
Vể Formosa, thực ra các anh lá cải chẳng nên viết chuyện bi hài theo kiểu “Trinh thám Annam”, rằng có anh ngư dân tên Thành nào đó phải kỳ công lặn xuống đáy biển, mới phát hiện ra có cái “ống xả thải khổng lồ” ở đó. Lá cải còn phao rằng hiện nay anh này đã mất tích, có lẽ vì sợ bị ai đó trả thù.
Tại sao? Tại vì ai muốn nhìn thấy cái ống đó, chả cần phải lặn "xuống đáy biển", cũng chả cần phải là "ngư dân địa phương" mới nhìn thấy. Đương nhiên nó phải bò lòng vòng cả gần cây số ở trên bờ, dưới đất, rồi mới chui xuống đáy biển được. À mà đường kính ống thải có 1,1m thì “khổng lồ” với ai, khi mà khu xử lý nước thải của Formosa, nó “sừng sững mà đứng giữa trời” rộng hàng vài hecta với đủ thứ thiết bị trộn, lắng, khuấy, lọc, công suất xả tối đa 12.000 m3/ngay đêm kia mà, đường kính 1,1m sao đủ? 
Hoàn toàn không có gì là “bí mật”, là “xả trộm” cả, Formosa lắp đường ống nước xả thải ra biển công khai, theo quy hoạch và thiết kế (môi trường) được duyệt. Không được duyệt thì không được xây toàn dự án, chứ chẳng thể tơ lơ mơ như ông Xin chào cứ cuống cuồng bán phở chả chịu chờ thêm 5 ngày để có giấy phép cho yên chuyện. Mọi thứ nước thải đô thị và công nghiệp (kể từ cứt đái mà các anh chị lá cải nhả ra hàng ngày), sau xử lý chả đổ xuống cống, rồi ra sông, xuống biển thì đổ đi đâu?
Tuy nhiên việc được phép lắp đường ống xả thải chạy ngầm với việc nước thải của Formosa có thải ra chất gì đó gây hại môi trường hay không là hai việc khác nhau. Vì vậy, hiện việc mà các chuyên gia môi trường vẫn phải làm là:
1.     Xác định loại “chất độc mạnh”, yếu tố trực tiếp gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ven bờ biển Miến Trung là chất gì?
2.     Chất đó có trong nguồn xả thải tại Formosa vừa rồi (và hiện nay) hay không (đã lấy mẫu lưu)?
3.     Nếu Formosa được/ bị loại trừ thì... ta hãy bàn tiếp đến anh khác, ví dụ Dung Quất!
Trong khi các chuyên gia làm việc và dự kiến trong một vài ngày nữa sẽ có kết quả, xin các anh chị lá cải hãy tạm bớt việc xào nấu khét lẹt.
Tôi biết các anh chị vốn “nhàn cư vi bất thiện”, vì vậy chép sẵn về đây Nhật ký thủy thần, tháng 4/2016 để các anh chị đọc cho thông. Nên nhớ đây chỉ là phần thống kê chỉ trong tháng 4/2016 thôi nhé. Mong các anh chị lá cải hiểu ra rằng chuyện cá mú chết hàng loạt là chuyện đang xảy ra trên bình diện toàn cầu (kể cả những nơi không hề có Formosa) và nó xảy ra mỗi ngày, như cơm bữa!  

-----
27-4-2016, cập nhật đến 25-4-2016
Ngày 25 tháng 4 năm 2016: 65 tấn cá chết tại hồ Kampong Thom, Campuchia (Mời xem) 

Ngày 25 tháng 4 năm 2016: 40 tấn cá chết tại một cái hồ ở Nalgoda, Ấn Độ (Mời xem) 

Ngày 23 tháng 4 năm 2016: Hơn 70 tấn cá chết tại sông Magdalena, Colombia (Mời xem)

Ngày 23 tháng 4 năm 2016: Cá chết hàng loạt tại Hulunbuir Trung Quốc (Mời xem) 


Ngày 22 tháng 4 năm 2016:  Hàng loạt cá bị chết, một 'thảm họa môi trường" xảy ra tại vùng biển Magdalena, Colombia. (Mời xem)

Ngày 22 tháng 4 năm 2016: Hơn 200.000 con cá đã chết trong các trại nuôi cá lồng ở Taiping, Malaysia. Nguyên nhân được cho là do hiện tượng El Nino (Mời xem) 
Ngày 21 tháng 4 năm 2016:  Tại bãi biển ở Cambutal, Panama, 50 con cá heo trôi dạt vào bờ, trong đó 10 con bị chết. (Mời xem). 

Ngày 21 tháng 4 năm 2016: Hồ Alberta, một trong số 17 hồ của Canada được bảo tồn, cá chết nổi trên  mặt nước. Người ta cho rằng: “Toàn bộ hồ đã chết , không có một con cá sống trong đó.  (Mời xem) .

Ngày 21 tháng 4 năm 2016: Hàng loạt cá chết tại ven biển Quảng Trị, Việt Nam. 
Ngày 21 tháng 4 năm 2016: - Hàng loạt cá chết tại hồ Carnegie, Princeton, New Jersey, Mỹ. (Mời xem) 

Ngày 20 tháng 4 năm 2016: Hàng trăm con cá chết trôi dạt vào bãi biển La Nea ở Tenerife, Tây Ban Nha. (Mời xem) 

Ngày 20 tháng 4 năm 2016: Hàng trăm con cá chết được tìm thấy ở sông Bobos ở Mexico. (Mời xem) 

Ngày 19 tháng tư năm 2016: Hơn 100 con rùa đã chết được tìm thấy tại Lam Luk Ka, Thái Lan (Mời xem)
Ngày 18 tháng 4 năm 2016:  Hơn 4000 tấn cá mòi chết, tạo thành một lớp dày đến 1m trên sông Queule, thuộc La Araucania, vùng ven biển Chile. Chính quyền phải sử dụng cả Hải quân để dọn dẹp và có phương án thu hồi và tái sử dụng (dùng làm phân bón hoặc thức ăn gia súc). (Mời xem)

Ngày 18 tháng 4 năm 2016: 48 con rùa chết đã trôi dạt dọc theo bờ biển vùng Vịnh Colombia. (Mời xem)

Ngày 15 tháng 4 năm 2016: Indonesia, hàng triệu con cá bị chết trong khu vực sông 
Amaima ở Mimika, Regency. Kết quả điều tra cho thấy cá bị nhiễm độc. (Mời xem)


Ngày 12 tháng 4 năm 2016: 79 con rùa chết trên bãi biển ở Jalisco, Mexico (Mời xem) 

Ngày 12 tháng 4 năm 2016: Xác hàng ngàn con cá kiếm được tìm thấy trên bãi biển Lopes Mendes, bãi biển đẹp thứ hai tại Brazil. (Mời xem)


Ngày 11 tháng 4 năm 2016: Báo cáo khẩn cấp của tỉnh Omsk cho biết, tình trạng cá 
chết hàng loạt tại một hồ chứa được kiểm soát về bảo về tài nguyên nước và môi 
trường ở Omsk, Nga. (Mời xem)
Ngày 11 tháng 4 năm 2016:  Cá chết trong một dòng sông ở Lampang, Thái Lan, nguyên nhân được xác định là do cạn nước. (Mời xem)

Ngày 9 tháng 4 năm 2016: Cá chết hàng loạt trên bờ biển Amouli ở Samoa. (Mời xem)

Ngày 08 tháng 4 năm 2016:  Ước khoảng 100.000 pounds cá chết được tìm thấy 
trong một hồ chứa Shanhe tại Tứ Phương Đài, Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang 
Trung Quốc. (Mời xem) 

Ngày 08 tháng 4 năm 2016: Tình trạng cá chết hàng loạt xuất hiện trên hồ Jacarey tại Fortaleza, Brazil. (Mời xem)

Ngày 05 tháng 4 năm 2016: Hơn 10.000 con cá bị chết do rò rỉ nước thải tại hồ nước McKellar gần sông Mississippi ở phía tây Tennessee, Mỹ. (Mời xem)


Ngày 04 tháng 4 năm 2016: Trong vòng 2 tháng, người ta tìm thấy ít nhất 700 con rùa bị chết, dọc bờ biển của Guerrero, Mexico. (Mời xem)

Ngày 04 tháng 4 năm 2016: Cá chết hàng loạt tại được tìm thấy trong một con sông ở Kazuo, Trung Quốc.  (Mời xem)

Ngày 04 tháng 4 năm 2016:  Trên bãi biển ở San Bernardo del Viento, Colombia, 5 con cá heo cùng với nhiều động vật biển bị chết.  (Mời xem)


Ngày 04 tháng 4 năm 2016: Hàng loạt cá bị chết trong một hồ chứa tại Eskikadin, Thổ Nhĩ Kỳ  (Mời xem)

Ngày 2 tháng 4 năm 2016: 80 con rùa chết chết gần cửa sông Jatadhari trên bãi biển 
Paradip, Ấn Độ. (Mời xem)



2 nhận xét:

  1. Không thấy tờ báo chính thống nào cập nhật đưa tin về vụ cá chết hàng loạt ở các nước. Chỉ thấy bọn lá ngón kích động chống tàu và bọn chém gió đâng ra sức khủng bố tinh thần dân ta thôi.

    Trả lờiXóa