Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Sau vụ 11.9 - Một nước Mỹ dối trá









------

Theo những thông tin do CBS News công bố mới đây, Christian Jillibrand, thượng nghị sỹ bang New York và cựu Thượng nghị sỹ Bob Graham đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống Mỹ Barack Obama giải mật phần báo cáo bị che dấu về vụ khủng bố ngày 11.9.2001. Bob Graham là ai?  Đó chính là đồng chủ tịch Ủy ban tình báo thượng viện, người đã tham gia thẩm định bản báo cáo dày tới 800 trang nói trên.
Theo ông này, phần cuối, gồm 28 trang của bản báo cáo đã không được công bố. Đây là phần nói về những liên quan đến vụ khủng bố đẫm máu từ quốc gia Saudi Arabia, một đồng minh chiến lược của nước Mỹ.
Chính quyền Obama và cả người tiền nhiệm là George W. Bush đều đã chỉ cho dân Mỹ xơi “một nửa sự thật” về những gì diễn ra đằng sau vụ 11-9, với lý do muôn thuở là "ảnh hưởng đến an ninh quốc gia". Song, giờ đây, người ta quá hiểu rằng đó là một sự lừa dối có toan tính nhằm che giấu sự liên quan của Saudi Arabia với vụ tấn công đẫm máu này.
Giờ, người ta nhắc lại, vào buổi sáng 11.9 kinh hoàng đó, tại khách sạn Riz-Carlton cựu Tổng thống Mỹ George Bush đã có một cuộc gặp gỡ với Shafig Bin Laden, anh trai của Osama bin Laden, kẻ sau đó được xác định là chủ mưu gây ra thảm họa. Gia đình Osama bin Laden là người Saudi Arabia và có quan hệ mật thiết với hoàng gia.
Giới phân tích đã từng đặt câu hỏi, vì sao chỉ vài ngày sau vụ khủng bố, từ 14 đến 24.9.2001, Washington đã dành đến 6 chuyến bay để chở các công dân Saudi Arabia rời khỏi nước Mỹ, trong đó có những người thuộc gia đình "trùm khủng bố" Osama bin Laden. Đây chẳng phải là những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho việc điều tra hay sao?
Trong khi đó, chính quyền Bush lại hết sức câu giờ trong việc điều tra và chỉ thành lập ủy ban sau một thời gian dài, khi đã phải đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt từ gia đình của hàng nghìn nạn nhân.
Thực tế là trong số 19 kẻ tham gia tấn công thì chỉ có 2 đến từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, 1 người Ai Cập và 1 người Lebanon, còn lại 15 người đều là công dân Saudi Arabia. Trong số này có 7 nghi phạm còn sống nhởn nhơ và không hề bị nước Mỹ bắt phải “trả giá” mặc dù tổng thống Mỹ đã thề “trả thù đến tên khủng bố cuối cùng”.
Vào năm ngoái, một thành viên bị kết án của Al Qaeda - Zacarias Moussaoui đã úp mở rằng các thành viên hoàng gia Saudi có liên quan tới vụ tấn công 11.9.
Tờ Bưu điện New York hôm 17.4.2016 cho hay, Washington chẳng những đã cố tình bao che Saudi Arabia, thể hiện qua việc “bảo mật” 28 trang tài liệu nói trên mà còn cố tình cản trở điều tra.
“Nhiều cuộc điều tra khi đó đều dẫn tới Đại sứ quán Saudi Arabia tại Washington cũng như Lãnh sự quán Saudi Arabia tại TP Los Angeles. Tuy nhiên, các nhân viên điều tra được yêu cầu không theo đuổi những manh mối phát hiện được với lý do chung chung là “quyền miễn trừ ngoại giao”.
Một số thông tin bị rò rỉ từ tập tài liệu được biên soạn lại, cho thấy hàng loạt cú điện thoại giữa một trong những người huấn luyện 2 tên không tặc ở San Diego và Đại sứ quán Saudi Arabia tại Washington.
Tài liệu cũng cho thấy gia đình Hoàng tử Bandar bin Sultan – Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ lúc đó – còn chuyển 130.000 USD cho một người huấn luyện khác của 2 tên không tặc nói trên trước ngày 11-9-2001.
Một điều tra viên từng làm việc với Lực lượng Đặc nhiệm kết hợp chống khủng bố (JTTF, trụ sở ở Washington) than phiền rằng thay vì điều tra Hoàng tử Bandar, Mỹ lại bảo vệ ông ta theo đúng nghĩa đen. Người này khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử nhân viên an ninh bảo vệ Hoàng tử Bandar không chỉ ở Đại sứ quán mà còn tại căn biệt thự ở McLean, bang Virginia.
Điều tra viên nói thêm JTTF muốn bỏ tù một số nhân viên Đại sứ quán Saudi Arabia nhưng sau đó hộ chiếu ngoại giao của họ bị thu hồi như một sự thỏa hiệp.
Cựu nhân viên FBI John Guandolo, người đã tham dự cuộc điều tra 11.9.2001, cho rằng Hoàng tử Bandar cần bị xem là nghi can chính trong vụ khủng bố: “Ông ta tài trợ cho 2 tên không tặc (ở San Diego) thông qua bên thứ ba nên phải bị xem là một nghi can khủng bố”.
Cựu đặc vụ FBI Mark Rossini cho biết cơ quan này bị Nhà Trắng cản trở phỏng vấn những “nghi can” Saudi Arabia nói trên. Cựu cảnh sát hạt Fairfax, trung úy Roger Kelly, thì nói rằng “FBI bịt tai của họ lại mỗi khi nghe chúng tôi nhắc đến những người Saudi Arabia. Đó là vấn đề nhạy cảm liên quan tới chính trị không nên bàn tới”.
Còn John Lehman, thành viên của Ủy ban Điều tra vụ 11.9, cho biết ông hết sức quan tâm đến mối liên hệ giữa những kẻ không tặc với hoàng tử Bandar, vợ của ông ta và Văn phòng phụ trách các vấn đề Hồi giáo tại Đại sứ quán Saudi Arabia. Tuy nhiên, cứ mỗi lần muốn thu thập thông tin về vấn đề đó, ông đều vấp “bức tường Nhà Trắng”.
Điều có thể sẽ xảy ra tới đây, là Quốc hội Mỹ buộc phải thông qua một dự luật đi đến kết luận rằng chính phủ Saudi Arabia phải chịu trách nhiệm trong cuộc tấn công đẫm máu hôm 11.9.2001.
Tình hình căng thẳng bắt đầu leo thang giữa "đôi bạn" Saudi Arabia và Mỹ. Ngày 16.4.2016, chính phủ Saudi Arabia đã gửi tới chính quyền Barack Obama và các thành viên Quốc hội Mỹ một thông điệp đe dọa trả đũa: nếu nước Mỹ thông qua dự luật này thì Saudi Arabia sẽ bán toàn bộ 750 tỉ USD chứng khoán và nhiều tài sản khác của Mỹ đang nằm dưới sự quản lý của Saudi Arabia. Obama lâm vào thế bí, khi "mạt cưa gặp mướp đắng".
Với người Việt Nam, việc chính phủ Mỹ, những kẻ luôn nhân danh Tự do và Nhân quyền để bịa đặt hay che dấu sự thật, tưởng cũng không có gì lạ. Ngày 5.8.1964, họ từng đã bịa ra cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để có cớ ném hàng triệu tấn bom lên đầu trẻ em miền Bắc.
Cũng vậy, vụ khủng bố 11.9 được thực hiện bởi 15/19 thủ phạm được xác định là công dân Saudi Arabia nhưng lại là cái cớ tốt nhất để chính quyền Mỹ cất quân chinh phạt đất nước Afghanistan, và rồi chỉ vài tháng sau đó là đến lượt Iraq, với lý do chính quyền các nước này yểm trợ cho al-Qeada. Riêng Iraq còn thêm cái tội “tàng trữ vũ khí hóa học giết người hàng loạt”. Và chỉ sau này, khi đất nước Iraq đã tan hoang vì chiến tranh, thì người Mỹ mới “I’m sorry” vì đã không thể tìm ra bằng chứng.


Tại sao chúng ta phải chiến tranh với Iraq? ... OIL (Dầu)!

Người Mỹ cần vụ 11.9 để làm gì?
Câu trả lời được Adam Garfinkle, biên tập viên tờ The National Interest, nhân viên Ủy ban An toàn Quốc gia Mỹ trả lời chỉ ngay một tháng sau ngày xảy ra vụ khủng bố, đó là một nhận xét khôi hài nhưng xác đáng:
“Đi xa hơn, ta thấy Mỹ sẽ không dính vào cuộc chiến vùng Vịnh với Iraq nếu Kuwait, Saudi Arabia và Iraq xuất khẩu… a-ti-sô chứ không phải dầu lửa”.
Thật vậy, trước khi xẩy ra vụ khủng bố 11.9.2001, các tập đoàn dầu khí Mỹ rất hào hứng với một kế hoạch xây dựng tuyến đường ống dẫn khí dài đến 1.400km có tên là TAPI, viết tắt từ bốn chữ đầu của các nước Turmenistan – Afghanistan – Pakistan và India mà tuyến ống dự kiến đi qua.
Năm 1997, các đại biểu của Taliban (Afghanistan) được chào đón tưng bừng tại trụ sở công ty dầu khí Unocal ở Houston dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Phía Mỹ gạ gẫm Taliban cho Mỹ lắp đặt đường ống chuyển tải dầu mỏ đi qua lãnh thổ Afghanistan. Taliban từ chối.
Tháng 02/2001, các quan chức chính phủ Mỹ, trong đó có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Richard Armitage, tiếp tục ve vãn Taliban. Taliban vẫn nói không.
Cuối năm đó, khi chưa xảy ra vụ khủng bố, G.W.Bush đã quyết lật đổ chế độ Taliban, trước hết sẽ bằng những trận ném bom rải thảm lãnh thổ Afghanistan. Tại Hội nghị G-8 vào tháng 7.2001 ở Genoa, các nhà ngoại giao phương Tây và cả Pakistan đã biết được ý đồ của G.W.Bush. Vụ khủng bố xảy ra ngày 11.9.2001 chỉ là một cơ hội không thể bỏ qua với tổng thống Mỹ G.W.Bush.
Một ngày ngay sau sự kiện các máy bay đâm vào tòa tháp đôi, không cần phải tiến hành điều tra, G.W.Bush đã ngay lập tức tuyên bố với toàn thế giới rằng, thủ phạm là mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda”, một tổ chức do chính Mỹ xây dựng, nuôi dưỡng và huấn luyện.
Vài ngày sau, một “cuộc chiến chống khủng bố quy mô toàn cầu” được Bush phát động. Nhưng trên thực tế, đối tượng bị trừng phạt không phải là Al-Qaeda, những kẻ khủng bố do chính người Mỹ nuôi dưỡng và huấn luyện, mà lại là Taliban, kẻ ngáng đường duy nhất trong dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt qua Afghanistan.
Khi chế độ cầm quyền Taliban ở Afghanistan bị lật đổ, Hamind Kazai trở thành tổng thống Afghanistan. Ông này bị tố là đã nhận hàng chục triệu đô la từ quỹ đen của CIA để mua ảnh hưởng trong chính phủ, (On 28 April 2013, The New York Times revealed that from December 2002 up to the publication date, Karzai's presidential office has been funded with "tens of millions of dollars" of black cash from the CIA in order to buy influence within the Afghan government).
Và người được Tân tổng thống Hamid Karzai thường cùng ăn tối và tham vấn thường xuyên về các quyết định chính trị chính là Zalmay Mamozy Khalilzad, viên đại sứ Mỹ được Bush cử đến Afghanistan ngay từ sau vụ 11.9. Thật chẳng hề tình cờ khi người đại diện cho nước Mỹ tại Afghanistan lại chính là một chuyên gia của tập đoàn dầu khí Mỹ Unocal và Chevron trong dự án TAPI. (During Khalilzad's tenure as ambassador, Afghan President Hamid Karzai consulted closely with him on a regular basis about political decisions and the two dined together regularly.
While at RAND, Khalilzad also had a brief stint consulting for Cambridge Energy Research Associates, which at the time was conducting a risk analysis for Unocal, now part of Chevron, for a proposed 1,400 km (890 mile), $2-billion, 622 m³/s (22,000 ft³/s) Trans-Afghanistan gas pipeline project which would have extended from Turkmenistan to Afghanistan and further proceeding to Pakistan).
Cuộc chiến chống khủng bố theo kiểu “nhằm cây súng bắn cây sung” sau rốt cũng mang lại lợi ích cho các tập đoàn dầu khí của nước Mỹ. Tổng thống Hamid Karzai chấp nhận vai trò của người Mỹ trong dự án TAPI.
Nếu như Taliban của đã trở thành mục tiêu chinh phạt của người Mỹ dưới chiêu bài “chống khủng bố” sau sự kiện 11.9, chỉ vì chống lại lợi ích của Mỹ trong dự án dầu khí TAPI, thì điều hiện đang diễn ra trên đất nước Syria cũng hoàn toàn tương tự.
Trong cuộc chiến dầu mỏ, ai kiểm soát Syria sẽ có thể xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Syria đến với thị trường châu Âu. Vì vậy, mà trong mắt Mỹ và phương Tây, thì Tổng thống Sirya Bashar al-Assad, người được bầu theo đúng mô hình dân chủ Mỹ bỗng trở thành “tên độc tài, khủng bố” và dứt khoát phải bị loại bỏ.
Lý do thực chất dĩ nhiên không phải bởi ông này “khát máu” mà chính là ở chỗ chú Sam vẫn chưa bao giờ thỏa cơn “khát dầu”.
Bởi vậy, trong một cuộc phỏng vấn gần đây (tháng 3-2016) với Tạp chí Politico, Robert F. Kennedy Jr., cháu trai của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và là một luật sư, nói huỵch tẹt rằng, Washington quyết định lật đổ chính phủ được bầu dân chủ của Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad từ chối ủng hộ một dự án đường ống dẫn khí đốt của Qatar, 
Và,
"Hầu hết người Mỹ hoàn toàn không biết về việc chúng ta đang nỗ lực lật đổ chính phủ được bầu một cách dân chủ ở Syria, trái với chính sách ngoại giao của chúng ta và trái với các giá trị Mỹ".

Chú Sam vẫn chưa thỏa cơn khát dầu

-----------



1 nhận xét: