Ngày
10-7-2016, những người yêu mỹ thuật Việt háo hức đón chào bộ sưu tập “Những bức tranh trở về từ châu Âu” lần
đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM. Triển lãm sẽ gồm 17 bức
tranh được quảng bá là những tác phẩm của các các họa sĩ tên tuổi xuất thân từ Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có sự góp mặt của bộ tứ lừng danh Sáng, Nghiêm,
Liên, Phái. Những bức tranh “lưu lạc từ châu Âu” này thuộc sở hữu của nhà sưu tập
Vũ Xuân Chung (chủ một cửa hàng đồ cổ ở đường Lê Công Kiều, Tp. HCM) mua qua nhà
đấu giá Christie’s (Hong Kong) và đã được chuyên gia cao cấp Jean Francois
Hubert (Pháp) “đóng dấu” thẩm định.
Nhưng
chỉ ngay trong ngày trưng bày đầu tiên, giới mỹ thuật tại Tp. HCM đã nhanh
chóng thất vọng khi “nghi ngờ” toàn bộ 17 bức
tranh trở về từ châu Âu đều là đồ giả.
Một sự
tình cờ, họa sĩ Thành Chương vào Tp. HCM tham gia ban giám khảo cuộc
thi Hoa hậu bản sắc toàn cầu, vòng bán kết phía Nam. Háo hức đến thăm triển
lãm sáng ngày 14-7, dừng chân dưới bức tranh “Trừu tượng – Tạ Tỵ, 1952”, ban đầu
ông còn ngờ ngợ vì thấy “thủ giống thủ… xôi giống xôi”, sau thì phát hoảng thực
sự vì nhớ ra đó chính là tranh của mình vẽ một người bạn gái tên Kim Anh, cũng
là một họa sĩ, từ những năm 197x.
Họa sĩ Thành Chương xem tranh “Trừu tượng – Tạ Tỵ, 1952” |
Ông
Chương vội vã thông tin đến những người tổ chức cuộc triển lãm và nhờ họ thu xếp
một cuộc trao đổi để làm rõ trắng đen với chủ nhân bộ sưu tập là ông Vũ Xuân Chung vào sáng hôm sau, 15-7. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ dự kiến diễn ra giữa đại diện
Ban giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, họa sĩ Thành Chương và ông Vũ Xuân Chung cùng
với sự chứng kiến của các nhà nghiên cứu - phê bình nghệ thuật, sưu tầm tranh
và phóng viên một số báo đài đã bất thành do ông Chung gọi điện đến thông báo bận
công việc ở xa.
Trở về
Hà Nội, ông Chương tức tốc lục lại kho lưu trữ, tìm ra bản phác thảo bức tranh “Chân dung cô Kim Anh”, mà ông cho rằng
nay đã được đổi tên và đổi tác giả thành “Trừu
tượng - Tạ Tỵ 52”.
Họa sĩ Thành Chương và phác thảo "Chân dung cô Kim Anh"
|
Về phía ông Chung, chiều ngày 15-7, ông đã cung cấp
cho Ban giám đốc Bảo tàng toàn bộ hồ sơ của bức tranh “Trừu tượng” trong đó có con dấu của hãng đấu giá Christie’s đóng
đè lên mép tranh, kèm theo chữ ký của chuyên gia thẩm định Jean Francois Hubert
và dấu của Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM xác nhận chữ ký của ông Hubert.
Thêm vào đó, bằng chứng đặc biệt mà ông Chung trưng
ra là hai tấm ảnh có liên quan đến bức tranh do ông Jean Francois Hubert gửi đến.
Tấm ảnh thứ nhất chụp nửa người các ông Trần Quý Thịnh (thường gọi Thịnh Râu, làm
bên điện ảnh và cũng là người sưu tầm
tranh ở Hà Nội), bên cạnh là nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân, họa sĩ Bùi Xuân
Phái và họa sĩ Nguyễn Bá Đạm. Phía sau bốn vị này là bức tranh “Trừu tượng – Tạ Tỵ, 1952” được dán ngay
trên cánh cửa ra vào. Tấm ảnh thứ hai chụp mặt sau của bức ảnh thứ nhất có 4
dòng chữ viết tay bằng bút bi, ghi tên những người trong ảnh: 1. Trần Quý Thịnh;
2. Thái Bá Vân; 3. Bùi Xuân Phái; 4. Nguyễn Bá Đạm - HN - VN - 1972 (Hà Nội, Việt
Nam năm 1972).
Bức ảnh do ông J.F.Hubert cung cấp để chứng minh bức “Trừu tượng” là đồ thật |
Tuy nhiên, ngay sau khi được công khai trên mạng, hai
bức ảnh nói trên đã bị dư luận bóc mẽ: đó chỉ là sản phẩm cẩu thả của photoshop.
Thậm chí, trang Facebook của họa sĩ Lê Huy Tiếp còn đưa ra bằng chứng phản biện
là “nguyên bản” tấm ảnh nói trên, theo ông Tiếp, do gia đình cố họa sĩ Bùi Xuấn
phái cung cấp. Trên ảnh vẫn là các ông Thịnh, Vân, Phái, Đạm ngồi đứng bên nhau,
chỉ khác là trên ảnh có cả phần thân dưới của các vị, và điều quan trọng hơn cả
là trên cánh cửa.. trống trơn, hoàn toàn không có bức tranh nào.
Bức ảnh (do họa sĩ Lê Huy Tiếp cung cấp) chứng minh ảnh của ông Hubert là đồ giả |
Xem cả hai bức ảnh cùng một lượt ta có thể thấy, bức
ảnh thứ nhất (do ông J.F. Hubert cung cấp) được tạo ra từ bức ảnh thứ hai (tạm gọi là “nguyên bản”), bằng
cách cắt đi một phần và ghép thêm bức tranh “Trừu tượng” lên cánh cửa.
Tuy vậy, nếu xem kỹ bức ảnh “nguyên bản” này ta cũng
có thể thấy chính nó cũng từng bị cắt ghép. Điều vô lý là ở chỗ: khi xem phần
dưới tấm ảnh, thì rõ ràng ông Thái Bá Vân đứng sau ông Trần Quý Thịnh, nhưng ở
phần trên của tấm ảnh thì ông Thịnh lại ngồi sau ông Vân.
Ngày 19-7, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm đã chủ trì một cuộc họp để thẩm định những bức tranh
đang được trưng bày. Thành phần hội đồng thẩm định gồm các tên tuổi lớn trong
ngành Mỹ thuật Việt hiện nay như Lương Xuân Đoàn, Phan Gia Hương, Huỳnh Văn Mười,
các họa sĩ lão làng như Quách Phong, Nguyễn Quân, Nguyễn Trung Tín và ban Giám
đốc Bảo tàng. Trong cuộc họp, họa sĩ Thành Chương đã trình bày những bằng chứng
về bức tranh do chính tay mình vẽ. Ngoài bản phác thảo đã được công bố, ông Chương
còn trình ra bằng chứng cực kì quan trọng là tấm ảnh chụp bức tranh này từ năm
1975 do một nhà nhiếp ảnh thực hiện kèm theo thư xác nhận của bà Kim Anh, là
nguyên mẫu trong bức tranh.
Họa sĩ Thành Chương cung cấp ảnh chụp bức tranh này từ năm 1975 |
Đến đây
thì mọi sự đã rõ, ngay chiều hôm đó, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ra
thông cáo xin lỗi vì đã triển lãm 15 bức tranh không do tác giả đứng tên thực
hiện và 2 bức còn lại thì được xác định là giả mạo chữ ký tác giả. Một trong
hai bức đó là tác phẩm “Trừu tượng” được ký tên “Tạ Tỵ -1952”.
Về phía gia đình cố họa sĩ Tạ Tỵ, hôm 23-7, con gái
của họa sĩ là bà Tạ Thùy Châu lên tiếng xác nhận chỉ có một bức tranh mang
tên Trừu tượng duy nhất mà cha bà từng vẽ năm 1951với một phong
cách hoàn toàn khác, đã được triển lãm tại Hà Nội vào năm 1952. Bà Châu cũng khẳng
định bức “Trừu tượng – Tạ Tỵ 1952” treo ở triển lãm là mạo danh cha bà và đồng
thời không muốn người ta hiểu lầm rằng tiền bối Tạ Tỵ lại trở thành kẻ “đạo
tranh” của hậu sinh Thành Chương.
Ngày
25-7, họa sỹ Thành Chương chính thức làm đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức
năng đề nghị thu giữ và cho giám định các bức tranh để làm cơ sở xử lý hình sự
về hành vi làm tranh giả, buôn bán tranh giả, lừa đảo người tiêu dùng.
Nhưng bức “Trừu tượng –
Tạ Tỵ 1952” có phải là tranh giả đâu.
Tranh thật đấy chứ, thật trăm phần trăm, chỉ có điều là râu anh Thành Chương lại
cắm vào cằm ông Tạ Tỵ.
Ảnh chụp tranh "Chân dung cô Kim Anh" với chữ ký Thành Chương |
----------
TB:
Thực ra những người
yêu mến tranh của họa sĩ Tạ Tỵ đều có thể dễ dàng nhận biết chữ ký trên tranh của
ông. Chữ ký này thường nằm sát góc bên trái của bức tranh và dấu hiệu đặc trưng
là dấu nặng (.) ở chữ Tỵ không bao giờ đặt ngay bên dưới chữ Y (Tỵ) mà luôn
luôn được ông đặt ở khoảng giữa hai chữ T và Y (giống như T.Y).
Năm xưa (197x), Thành
Chương bán bức tranh này cho ai, chính ông cũng không thể nhớ, vì giá quá bèo,
còn ngày nay, chuyên gia thẩm định cấp cao Jean Francois Hubert bán lại cho nhà
buôn đồ cổ Vũ Xuân Chung với giá 60.000USD.
Đây cũng không phải lần
đầu tiên Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM gặp sự cố treo tranh mạo danh tác giả. Năm 1996, các
họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em cũng đã phát hiện (chữ ký) của mình trên tranh
của một tác giả lạ hoắc nào đó.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTác giả bài viết nhận xét về bức tranh của ông Jean Francois Hubert " ..là sản phẩm cẩu thả của photoshop..." hoàn toàn đúng. Ngoài ra, ngay cả bên phía phải người đứng (phía giáp ông Phái) cũng không hợp lý !!! Và bao trùm là màu sắc cùa người đứng bao gồm từ màu da mặt, màu đen của tóc, của áo , đến màu trắng của quần,..đều không phù hợp với màu sắc tương tự của tổng thể bức ảnh.
Trả lờiXóagiả mà làm như thật vậy
Trả lờiXóa