Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

“Hiện tượng” Phan Anh và hiệu quả công tác cứu trợ




---------

Mời đây, trên trang Facebook cá nhân, MC Phan Anh thông báo số tiền từ những nhà hảo tâm đổ vào tài khoản của anh đã lên đến 16 tỉ đồng cho mục đích “hỗ trợ” đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt.
Với con số 16 tỷ huy động được chỉ trong vài ngày, trong đó chính mình đóng góp 500 triệu, ngay lập tức Phan Anh trở thành một “hiện tượng”, một“ngôi sao” trong mùa lũ lụt năm nay.
Không bỏ lỡ cơ hội xuyên tạc để chỉ trích chính quyền, giới rận trủ đang rùm beng rằng “Hiện tượng” Phan Anh là thí dụ nổi bật về việc các cá nhân, hội đoàn, hay nhóm xã hội dân sự hoạt động có hiệu quả hơn, so với các tổ chức thiện nguyện có liên quan đến nhà nước. Ngoài chuyện vài con lợn đem so sánh 500 triệu của Phan Anh với cái phong bì ủng hộ của đám công chức bèo nhèo còn có những kẻ phát cuồng đòi bầu Phan Anh lên làm thủ tướng, lãnh đạo đất nước. Riêng tay Linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà (Nguyễn Ngọc Nam Phong) cũng tranh thủ úp mở rằng Phan Anh trở thành “hiện tượng 16 tỷ” là nhờ phước Chúa, thông qua sự kiện anh ta lấy vợ là con chiên giáo xứ Thái Hà.
Nhưng nói đến hiệu quả của hoạt động cứu trợ thì không thể chỉ đánh giá qua lượng tiền huy động. Sau khi lũ lụt đi qua, người dân miền Trung đâu chỉ cần những gói nhu yếu phẩm kèm phong bì, kính thưa các nhà hảo tâm.
Phong bì ư? Tốt thôi, nhưng bao nhiêu thì đủ?
Việc chúng em cần trước tiên là các bác hãy hỗ trợ bố cháu dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa để nhà em sớm ổn định cuộc sống. Tiếp theo, bác nào giúp giải quyết chuyện ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, rồi cung cấp nước sạch, hỗ trợ y tế và phòng tránh dịch bệnh, cho toàn khu vực nhé chứ không theo kiểu mỗi thôn chọn ra 20 hộ nghèo nhất đâu ạ. Sau đó, cả xã, cả huyện em cần cây giống, con giống, vật tư nông nghiệp để phục hồi sản xuất, cần trang thiết bị trường học và sách giáo khoa để các cháu nhà em lại tiếp tục đến trường. Sau cùng, thì các công trình thông tin, cầu, đường, kênh mương cần phải được khôi phục…mà thôi, cái này chúng em chẳng kêu thì nhà nước cũng phải làm.
Thực ra, hơn cả đám rận trủ to mồm hô hào xuông kia, chính Phan Anh đã hiểu rõ mức độ hiệu quả công việc thiện nguyện của mình.
Tại hai xã Mai Hoá và Thạch Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình, Phan Anh cùng nhóm bạn đã trao hơn 2.600 phần quà kèm phong bì cho bà con. Tuy nhiên, khi nhóm thiện nguyện của Phan Anh đến đây, thì nước đã rút được 2 ngày và những “nạn nhân lũ lụt” ở hai xã trên, phần lớn đã đi xe máy đến địa điểm nhận quà. Các phần quà mà nhóm thiện nguyện dành cho việc “vệ sinh phụ nữ”, thôi thì đành phải “mang đến lại mang về”.
Ngay trên trang faceboock của mình, Phan Anh cho biết: “Tình hình thực tế bà con hai xã mình đi qua đối phó với lũ lụt rất tốt. Sau lũ vệ sinh sạch sẽ. Gia cầm, gia súc, gia sản hầu hết được bảo vệ nguyên vẹn. Điều này có công lớn của chính quyền địa phương khi liên tục thông báo, cập nhật tình hình cho nhân dân”.
“Nhưng tất nhiên là đời sống thì khá khó khăn và sự hỗ trợ là cần thiết. Cần thiết nhất là những chương trình giúp bà con làm giàu (mình muốn nói là làm giàu luôn. Mơ, và khát khao thì mơ, khát khao cho trót). Mục tiêu của mình là ở đó: làm thiện nguyện sao cho hoạt động thiện nguyện không còn cần thiết nữa”.
Phan Anh đã đề nghị không gọi hoạt động thiện nguyện của mình là “cứu trợ”. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu, vì thực tế, ở hai xã này, hiện tại người dân đang cần "hỗ trợ" làm giàu chứ chả có ai cần Phan Anh “cứu”.
Cũng trên facebook, Phan Anh cho biết thêm, sau chuyến đi Quảng Bình, nhóm thiện nguyện của anh sẽ đến Hương Khê, Hà Tĩnh, vì nơi đây vẫn còn “ngập trong bể nước”.
Thôi thì, việc thiện ai nỡ cản ngăn, chỉ xin nhắc anh Phan Anh rằng: Trong những ngày qua tại Hương Khê đã có trên 60 đoàn đến trao quà lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm.   
Và cũng  xin nói thêm: Một trong những nguyên tắc đảm bảo cho công tác cứu trợ đạt hiệu quả là việc phân bổ nguồn tài trợ cần được tính toán và quyết định sao cho các vùng và người bị ảnh hưởng được nhận cứu trợ tương ứng theo mức độ thiệt hại và nhu cầu, tránh tình trạng nguồn tài trợ đổ dồn về một vài địa bàn bị ảnh hưởng nặng nhất và được báo chí nhắc đến nhiều nhất, còn các địa phương khác bị ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn lại không nhận được sự hỗ trợ nào hoặc rất ít.
Nói nôm na như bác Trần Đăng Tuấn là tránh tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra”. Ông Tiến sĩ này không phải là “ngôi sao” và cũng chả muốn trở thành “hiện tượng”. Ông cũng không nổi tiếng với con số 16 tỷ vì ông chỉ xin 2000 đồng cho mỗi bữa cơm của trẻ em vùng cao.
Các hoạt động cứu trợ nếu không được thực hiện một cách có bài bản có thể gây ra các hệ lụy không mong muốn cho cộng đồng bị ảnh hưởng, ví dụ mâu thuẫn giữa các đối tượng, hàng cứu trợ không phù hợp với nhu cầu hoặc biến cộng đồng bị ảnh hưởng thành nơi tập kết rác thải.

Và chuyện các bác Trưởng thôn ở Quảng Bình vừa bất đắc dĩ phải phân phối lại tiền "phong bì"cũng xuất phát từ thực tế trên.
------


3 nhận xét:

  1. Chỉ nghe số tiền quyên được qua tin nói "nghe nói". Vấn đề là đã chi bao nhiêu cho cứu trợ cụ thể, công khai thì mới tin được.

    Trả lờiXóa
  2. Ừ em Lí nói đúng đấy, làm sao để người dân vũng lũ mỗi nhà có vài chục tỉ gửi ngân hàng thì loại như PA chỉ là đồ bỏ.

    Trả lờiXóa