------
Nói về “công lao” của Phan Thanh Giản tưởng không có gì rõ ràng hơn tài
liệu của những người Pháp cùng thời, nay vẫn còn lưu trữ trên giấy trắng mực đen. Dĩ
nhiên, hai chữ “công lao” nói ở đây, phải hiểu là công lao của cụ Phan đối với người Pháp.
Đó là những thông tin xuất hiện cùng
thời với sự kiện, thuộc về sự kiện mà giới nghiên cứu sử gọi
là nguồn sử liệu trực tiếp. Sử liệu trực tiếp thường
được coi là nguồn tư liệu gốc, có giá trị thông tin và độ tin cậy lớn hơn so với
sử liệu gián tiếp (sử liệu gián tiếp là sử liệu phản ánh sự
kiện lịch sử qua thông tin gián tiếp, với mục đích truyền đạt thông tin - qua quan điểm của tác giả sử liệu, ở đó, các sự kiện xảy ra không đồng thời với sử liệu, chẳng hạn như một cuốn hồi ký thì được coi là sử liệu gián tiếp).
Đặc biệt, trong phương
pháp nghiên cứu sử thì các nguồn sử liệu chữ viết (thư tịch) như trên lại càng được đánh giá cao.
Thế nhưng, nhà sử học Phan Huy Lê lại cho rằng:
“Sử dụng tư liệu của Pháp, nhất là những tư liệu do
những chỉ huy quân viễn chinh Pháp và những viên quan cai trị Pháp viết, chúng
ta càng phân tích, đối chiếu và giám định kỹ, không những vì lối trình bày
khuếch đại "chiến công" của họ, mà có khi còn vì những mưu đồ chính
trị thâm hiểm. PTG là một người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong nhân dân thì
càng dễ trở thành đối tượng lợi dụng của họ và vì mục đích đó, họ không ngần
ngại gì bóp méo sự thật hay bịa đặt ra các văn bản giả”.
Vì vậy, Locliec xin đăng
lại một vài tư liệu từ các văn bản của người Pháp để mọi người tự đánh giá về Phan Thanh Giản.
Bài
viết này lấy nguồn tài liệu chủ yếu từ bài “Phan Thanh Giản có dâng thành cho Pháp?” của tác giả Lê Nguyễn, tạp chí Hội
Nhà văn Tp HCM số ngày 29-4-2011.
***
Sĩ quan Hải quân
Ansart, chỉ huy cao nhất của quân đội Pháp (commandant supérieur) tại tỉnh Mỹ
Tho, là người mà Phan Thanh Giản đã chủ động ghé thăm ngày 16-11-1866, trên
đường vào Vĩnh Long thực hiện chức trách Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây do Tự
Đức giao phó.
Ngày 18-11, Ansart
viết báo cáo gửi cho De La Grandière, lúc bấy giờ là Thống đốc Nam kì:
“Tôi hân
hạnh báo cáo với Ngài về cuộc đàm thoại với Phan Thanh Giản vào ngày 16 vừa
qua, khi ông ấy dừng lại Mỹ Tho, trên đường từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long.
Lúc bốn giờ chiều,
tôi hướng dẫn Phan Thanh Giản vào ngôi nhà cảnh trong vườn, và ở đó, sau khi
cho đoàn tùy tùng đi nghỉ, ông bắt đầu cuộc nói chuyện với sự trung gian của
cha Marc, và đặt cho tôi câu hỏi sau: Chừng nào các ông lấy ba tỉnh (miền Tây)?
Tôi trả lời ông ấy rằng tôi hoàn toàn không biết gì hết, nhưng trước khi đi xa
hơn, tôi phải nhắc với ông ấy rằng tôi không có tư cách chính thức nào để giải
quyết những vấn đề tương tự, và rằng, nếu tôi đồng ý hướng cuộc đối thoại vào
lãnh vực này, thì ông ấy phải nhìn thấy trong những lời nói của tôi sự diễn đạt
những ý kiến cá nhân, không dính dáng gì đến chính phủ Pháp.
Ông ấy trả lời tôi
rằng ông muốn nói chuyện với tôi trong tình thân hữu, và trong lúc tiếp tục câu
chuyện, ông hỏi tôi tại sao chúng ta muốn chiếm ba tỉnh (miền Tây)…Tôi trả lời
ông ấy rằng nếu chính quyền Pháp muốn làm chủ ba tỉnh (miền Tây) thì điều đó
không phải chỉ để mở rộng lãnh thổ, mà do một nhu cầu chính trị ông ấy
còn hiểu rõ hơn tôi…..” (Georges Taboulet -
La geste franVaise en Indochine, Paris 1955 - trang 509-510)
Bản báo cáo viết tiếp:
“Phan Thanh Giản làm cho tôi cảm thấy vinh dự khi nói rằng, nếu ngày nào
đó, có một sĩ quan Pháp đến ở Huế, thì ông muốn người ấy sẽ là tôi. Tôi cảm ơn
lời khen của ông và trả lời: “Aubaret”. Ông ấy cười to, và khi bữa ăn tối
dọn ra, chúng tôi không nói đến chuyện đó nữa, vị quan già vui vẻ nhấn
chìm nỗi âu lo trong rượu vang, và quay về tàu của mình, chuếnh choáng trong
vòng tay cha Marc….” (G.Taboulet-
sđd - trang 511-512).
Phan Thanh Giản có dâng thành cho Pháp hay không, một sĩ quan Hải quân khác là Ed Wyts, hạm trưởng một chiến hạm trực tiếp tham dự việc chiếm 3 tỉnh miền Tây tường trình:
“Vĩnh Long không phải là một mặt trận xa lạ đối với người Pháp chúng ta. Tỉnh thành nầy, mà chúng ta đã chiếm được và ngay sau đó thuộc về chúng ta bằng một hiệp ước, trước đây đã từng kháng cự mạnh mẽ chống lại chúng ta. Vì vậy chúng ta đã chờ đợi lần nầy sẽ phải là một trận chiến ác liệt. Ấy vậy mà không hề có một phát súng nào và chiếc tàu chiến Thành đô Huế của người An Nam vẫn câm lặng thả neo nằm yên một chỗ như không có gì xảy ra.
Quan Kinh lược Phan-tan-gian (Phan Thanh Giản) tự mình ra hộ tống hạm Ondine mang hiệu kỳ của đề đốc ủy nhiệm.
Sau cuộc gặp mặt nầy, chúng ta đã đi vào thành với súng trong tay, ngay lúc đó chúng ta đã chiếm được thành và quân binh của chúng ta được phối trí ngay lập tức để canh giữ các kho lúa gạo và đến nay các kho nầy được dùng như là những trại quân của chúng ta.
Đề đốc (de la Grandière) đến tận trú dinh của quan Kinh lược và được quan Kinh lược đứng đón từ cổng dinh.
Kể từ đó tôi đã không bao giờ còn được gặp lại ông. Sau này, khi tôi quay trở lại Vĩnh Long thì ông đã mất. Ông đã ra đi gặp lại tổ tiên, an nghỉ bên cạnh họ trong một ngôi làng ở vùng Nam Kỳ Hạ, nơi đó đề đốc ủy nhiệm de la Grandière đã ra lệnh cho thi hành việc tống táng di hài của ông theo lễ nghi quân cách rất long trọng.
(Trích từ tập san Revue maritime et coloniale - Ministère de la marine et des colonies, pages 914, 915, Paris, Librairie de L. Hachette, 1861-1896).
Báo cáo gửi về nước về việc chiếm ba tỉnh miền Tây, Thống đốc De La Grandière viết: “Các thành Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên đã mở cửa mà không kháng cự, các quan chức địa phương giao nộp sổ thuế và hồ sơ lưu trữ cho 9 sĩ quan ngạch Thanh tra các công việc bản xứ được cử đi trước để cai trị những vùng đất bị sáp nhập…” (G. Taboulet-Sđd-trang 513). Tờ báo Moniteur universel số ra ngày 9-8-1867 cũng đăng bản tin trong đó thông báo: “Quân ta đã chiếm đóng các tỉnh Vĩnh Long-Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên. Các quan giữ thành đã mở cửa thành cho quân ta vào với sự tán đồng của dân chúng”.
Ngày 4-8-1867, sĩ quan Hải quân Ansart cũng là người gửi thư cho tướng Reboul kể lại chi tiết cái chết của Phan:
“Chúng tôi đã chứng kiến một kết cục không tránh được trong bi kịch tự sát bằng thuốc độc của Phan Thanh Giản. Ông đã chết đêm qua và sáng nay thi hài được đưa ra ngoài thành. Lễ an táng sẽ diễn ra tại Kabon (làng sinh quán của PTG) trong vài ngày tới….Ông đã tự tử với một sự kiên quyết đáng kinh ngạc. Chuẩn bị cho cơ thể chịu đựng sự tàn phá của thuốc độc qua việc nhịn ăn trong hơn 15 ngày, ông bình tĩnh xếp đặt mọi chuyện, cho mua quan tài, tang phục cho thân nhân và gia nhân, ấn định lễ tang trong từng chi tiết nhỏ nhất và dành cho con cái những lời khuyên khôn ngoan và đáng khâm phục. Ông động viên con mình ở lại với người Pháp, nhưng không nhận một công việc nào do Pháp giao….Về phần các cháu, không cần thiết phải đưa ra những lý lẽ tương tự, ông yêu cầu để cho người Pháp nuôi nấng chúng cẩn thận và mấy ngày trước khi thực hiện quyết định bi thảm của mình, ông đã bày tỏ với tôi niềm ao ước được để lại cho tôi vài ngàn quan Pháp nhằm trang trải chi phí cho chúng ở Sài Gòn….
… Khi cha Marc đến, Phan Thanh Giản không nói tới ý định tuyệt vọng của ông nữa. Sáng ngày mùng 1 tháng 8, ông chỉnh đốn một số văn kiện liên quan đến đạo Thiên Chúa. Ông nói:”nhanh lên”. Lúc 11 giờ, ông uống thuốc độc trước mặt con cái và những người thân cận. Khi người ta đến báo tin cho tôi lúc 2 giờ thì đã muộn rồi. Ông chỉ còn thì giờ ôm chầm lấy cha Marc và tôi và bắt đầu cơn hấp hối. Nhà phẫu thuật Le Coniat chế ngự thuốc độc bằng sự khôn ngoan và tận tụy, đến chiều hôm qua còn mang lại cho tôi một tia hi vọng, nhưng rồi tất cả đều bất lực, không cứu được vị lão thần uống quá nhiều á phiện, đã ngã gục do việc nhịn ăn và phiền muộn trong lòng….” (Tạp chí France-Asie số XI-tháng 6-7.1955-trang 740).
Trong tác phẩm La
geste franVaise en Indochine, Taboulet đăng hai bức thư của Phan
Thanh Giản viết trước lúc uống thuốc phiện tự tử. Bức thứ nhất gửi cho vua Tự Đức (cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố dịch trên báo Tri Tân số 99) như sau:”Nay gặp thời gian bĩ, việc dữ
khởi ở trong cõi, khí xấu xuất hiện ở biên thùy; việc cõi Nam kỳ một chốc đến
thế này, không thể ngăn cản nỗi, nghĩa tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để
cái nhục lại cho quân phụ. Đức Hoàng thượng rộng xét xưa, biết rõ trí loạn: người
thân kẻ hiền trong nước cùng khổ lo trước tính sau, đổi dây thay bánh, thế lực
còn có thể làm được. Tôi tới lúc tất nghĩ, nghẹn ngào không biết nói sao, chỉ gạt
nước mắt tỏ lòng quyến luyến, trông mong khôn xiết” (Kỷ niệm 100 năm ngày Pháp chiếm
Nam kỳ - NXB Trình Bầy- Sài Gòn 1967 - trang 191-192).
Bức thứ hai gửi cho quan dân các tỉnh miền Tây, (bản dịch ra tiếng Pháp của Pierre Daudin và Paul Branda) nội dung như sau:
“… Giờ đây người Pháp đã đến, với những phương tiện chiến tranh
hùng hậu, gieo rắc nỗi khổ ải cho chúng ta. Chúng ta ở thế yếu khi chống lại
họ. Quan quân của chúng ta đã là những kẻ chiến bại. Mỗi trận chiến làm gia
tăng nỗi khốn khổ của chúng ta… Người Pháp có những thuyền chiến khổng lồ, chở
đầy binh sĩ và trang bị những khẩu đại bác rất to. Không ai có thể kháng cự lại
họ. Họ xâm nhập bất cứ nơi nào họ muốn, những tường thành vững chắc nhất cũng
đổ sụp trước mắt họ… Tôi đã viết thư yêu cầu tất cả quan lại và lãnh đạo
quân sự bẽ gãy giáo mác và giao lại thành trì mà không cần chiến đấu.
Tuy nhiên, nếu tôi nghe
theo mệnh Trời để tránh những tai họa lớn lao giáng xuống đầu trăm họ, tôi đã
phản bội lại Hoàng thượng khi giao thành trì của Người (cho giặc) mà không
kháng cự gì…Tôi đáng chết. Các người, quan và dân, các người có thể sống dưới sự
chỉ huy của người Pháp, họ chỉ đáng sợ trong lúc chiến đấu mà thôi, nhưng cờ của
họ không được tung bay trên một chiến lũy nơi Phan Thanh Giản còn sống…” (Paul Branda - Récits et nouvelles - Paris - 1869 - trang
171, dẫn trong La geste… của G. Taboulet, trang 519).
Sau khi
Phan Thanh Giản chết, Đề đốc La Grandière đã cho lính Pháp
đặt quan tài của ông trên một chiếc thuyền lớn được kéo bởi một pháo thuyền của
Pháp về làng Bảo Định gần cửa sông Ba Lai tỉnh Bến Tre. Trong suốt thời gian
tiến hành lễ an táng, một đội lễ nghi của quân đội Pháp được phái đến túc trực
bên quan tài của Phan Thanh Giản theo đúng nghi thức đám ma nhà binh Tây.
Đề đốc
La Grandière, Thống lĩnh tối cao của Pháp tại Nam kì, Tổng chỉ huy chiến dịch xâm chiếm ba tỉnh miền Tây và phải chăng cũng là kẻ
trực tiếp gây nên cái chết của họ Phan, tự tay viết thư bầy tỏ lòng thương tiếc gởi đến con trai trưởng của Phan Thanh Giản, nguyên văn:
“Le Vice-amiral,
gouverneur et commandant en chef en Cochinchine, au fils ainé de S. Exc. Phan
Thanh Giảng, vice grand censeur du Royaume d'Annam.
Vinh
Long
J'apprends
avec une grande douleur la mort de S.Exc. Phan Thanh Giảng, votre père.
Le
royaume d'Annam, dont il éait le membre le plus éminent, perd dans ce vieiilard
respectable un de ses gloires et de ses lumières, et le sentiment de profonde
estime qu ' il laissse dans ma mémoire et dans celle des Français sera plus
durable que la haine de ses ennemis.
Aucun
autre que votre père n'a compris à Huế quels étaient les avantages qui devaient
assurer le bonheur du peuple, et c'est un sentiment touchant et digne de
respect qui l' a, malheureusement, porté à ne pas vouloir suvivre aux
conséquences d' une politique dont tous les torts et toute la responsbilité
appartiennet au gouvernement annamite.
Le
témoignage officiel de mon estime et de mon amitié que je vous adresse dans
cette lettre, doit être conservé dans votre famille comme le gage des
sentiments que les Français conserveront pour votre vénérable père et pour sa
famille.
Soyez
persuadé aussi que je m' efforcerai, par tous les moyens qui dependent de moi,
d' assurer le bonheur de ses enfants, en leur accordant les faveurs et les
positions qui porront leur convenir.
Agreez
l' assurance de ma considération très distinguée.
Saigon,
le 5 août 1867.
De la
Grandière.”
Tạm dịch:
“Phó Đề
đốc, thống đốc kiêm tổng tư lệnh quân đội Nam Kì, gởi đến trưởng nam của Ngài
Phan Thanh Giản(g), phụ chính khâm sai đại thần Vương quốc An Nam,
tại
Vĩnh Long.
Tôi rất
đau buồn biết được tin về cái chết của Ngài Phan Thanh Giản(g), thân phụ của
ông.
Vương
quốc An Nam, mà ngài Phan Thanh Giản(g) là một thành viên lỗi lạc nhất, đã mất
đi ánh hào quang, vinh quang, trí thức và tình cảm sâu đậm của vị quan lão
thành nầy, nhưng những điều đó vẫn lưu lại trong tâm trí của tôi cũng như của những
người Pháp một cách bền vững, hơn là những thù hận của kẻ thù.
Ngoài phụ
thân của ông ra, nơi triều đình Huế không còn ai nhận thức được những lợi thế
để bảo đảm cho hạnh phúc của người dân và chính là vì vấn đề đó cùng với cảm
tính và lòng tự trọng đã khiến cho vị quan lão thành nầy không còn thiết sống,
dưới hậu quả của những chính sách sai lầm mà trách nhiệm thuộc về triều đình An
Nam.
Những
biểu lộ chính thức về lòng kính mến và tình bạn của tôi trong lá thư nầy nên
được ông lưu giữ lại trong gia tộc như là một bằng chứng về những tình cảm mà
người Pháp dành riêng cho người cha đáng kính của ông và gia tộc của ngài.
Ông hãy
tin chắc rằng chúng tôi sẽ nỗ lực bằng mọi phương cách có thể để đảm bảo cho
con cháu của ngài có được những quyền lợi và chức vị thích hợp trong tương lai.
Xin ông
hãy chấp nhận lòng kính trọng rất đặc biệt của tôi.
Sài Gòn
ngày 5 tháng 8 năm 1867
Ký tên:
De la Grandière.”
--------
Giấy trắng mực đen còn nguyên vẹn tới nay mà ông Phan huy Lê vẫn sợ rằng Pháp nới thế là để chia rẽ,đánh vào uy tín của cụ Phan Thanh Giản.Thật là buồn cười,cười đến nứt mẹ cả mồm.Ông phan, đệ nhị sử gia của nhà nước ta mà nghĩ thế thì thật là cho TÂY nó đồn.
Trả lờiXóagiặc thì khen tay sai là đúng rồi
XóaHọ nhân danh Nhà Khoa học.Nhưng nói và làm lại phản khoa học đến vậy đấy!
Trả lờiXóa