Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Bán rẻ lãnh thổ… đơi...! Ai muốn mua rẻ chạy khỏe lại đơi...!



--------------------
Vào thời các đế quốc Châu Âu tranh nhau đi ăn cướp các thuộc địa thuộc các châu lục khác thì việc mua bán, sang tay cả một vùng lãnh thổ là chuyện… bình thường. Tựa như mỗi mùa Wold Cup, thanh niên Annam lại tưng bừng trẩy hội, đem từ con cún cưng tới... ngôi biệt thự, ra gửi tiệm cầm đồ ấy mà.
Chẳng hạn, năm 1795, Pháp đã mua từ Tây Ban Nha, theo Hiệp ước Basel, một phần lãnh thổ Santo Domingo và  năm 1800 là Louisiana, theo Hiệp ước San Ildefonso. Đến năm 1803, Pháp bán quách lãnh thổ Louisiana (rộng 2144,5 km2) cho Hoa Kỳ với giá hơn 15 triệu USD.
Năm 1867, Sa Hoàng nước Nga bán vùng lãnh thổ Alaska rộng 586,412 dặm vuông cho nước Mỹ với cái giá gây tranh cãi đến tận bây giờ, là chỉ có 7,2 triệu USD. Năm 1916 nước Mỹ vẫn còn mua được từ Đan Mạch các hòn đảo nằm ở vùng Caribe gồm St John, St Thomas và St Croix với giá 25 triệu USD.
Đấy là nói chuyện những vùng đất hoang vu, hải đảo hay một vùng lãnh thổ. Chứ còn thời đó, tức là thời mồ ma Chủ nghĩa thực dân, thì việc “nước mẹ” đem cầm cố nguyên cả một “nước con” chỉ là chuyện thường tình như chuyện Lão Hạc bán chó hay chị Dậu cầm… con mà thôi.
Năm 1898, canh bạc tất tay giữa Tây Ban Nha và Hoa kỳ kéo dài vẻn vẹn chỉ trong vòng 4 tháng đã kết thúc bằng Hiệp định Paris 1898. Theo đó Tây Ban Nha phải nhượng lại cho Mỹ quyền kiểm soát các lãnh thổ gồm Cuba, Puerto Rico, Guam, và một phần tây Ấn.
Cũng theo Hiệp định này, toàn bộ lãnh thổ nước Philippine được nhà vua Tây Ban Nha sang tay cho Mỹ với giá bèo là 20 triệu USD.
Annam mình cũng xuýt bị “từ mẫu” là nước Pháp thần thánh đem gán “nguyên con” cho nước Phổ (Đức) sau cuộc chiến Pháp – Phổ năm 1871 với giá… chả có đồng nào. Cũng may (hay là không may nhỉ?) là người Phổ bĩu môi chê xứ Annam xa xôi bèo bọt không nhận, cứ đè cổ bắt “nước mẹ” của chúng ta (Pháp) phải cống nạp hai tỉnh Alsace và Lorraint màu mỡ riêu cua, cộng thêm 5 tỷ Piatres (đồng quan Pháp, một đồng có giá bằng 0,72 lạng bạc Annam).
Sau, thì những vụ mua đi bán lại kiểu này khó có thể tồn tại do Nguyên tắc quốc tế về toàn vẹn lãnh thổ được bảo vệ bởi Hiến chương Liên hợp quốc.
Nhưng dẫu sao, lãnh thổ của một quốc gia vẫn là một không gian địa lý có thể biến động. Đường biên của các quốc gia vẫn có thể thay đổi khi một liên bang tan rã, hoặc từ một cuộc trưng cầu dân ý dẫn tới việc ly khai kiểu Crimea hay Brexit. Hoặc đơn giản hơn, là có sự phân chia lại sau khi các tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia được giải quyết bằng thương lượng.
Tuy vậy, ngày nay, những thương vụ tư nhân hay chính phủ bán cả một vùng lãnh thổ (cường điệu lên một bậc thì gọi là … “bán nước”) thuộc các nước Tư bổn chẳng những vẫn diễn ra mà còn hoàn toàn được pháp luật bảo hộ.
Nước Mỹ chẳng hạn, ngay từ khi lập quốc, quyền tư hữu về đất đai đã được Luật pháp Hoa Kỳ thừa nhận.
Điều đó có căn nguyên đến từ ngài Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là G. Washington. Trước khi lên làm Tổng thống vào năm 1776, tướng Washington đã là một nhà đầu cơ đất đai lừng danh nước Mỹ với việc sở hữu đến 45.000 mẫu đất (vào năm 1768). Ông cũng chính là người hưởng lợi trực tiếp sau các cuộc hành quân liên tục diễn ra nhằm cưỡng chế các bộ lạc da đỏ văng ra khỏi vùng đất phía Nam sông Ohio. Di chúc của vị “Bố già dân tộc Mỹ” được công khai năm 1800, sau khi ông mất gần 1 năm, liệt kê đến 52.194 mẫu đất nằm trải dài suốt 6 bang của nước Mỹ gồm Virginia, Pennsilvania, Mariland, New York, Kentucky và Ohio. Gần 250 năm sau, đến lượt một nhà đầu cơ bất động sản khác, Donald Trump, lên làm tổng thống.
Khác với nước ta, đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý nên cóc ai dám bán cho người nước ngoài, chứ còn dân Mỹ có thể thoải con gà mái bán… nguyên cả một làng, một thị trấn cho “ngoại bang” mà chính quyền cứ “mặc kệ”, còn dân chúng cũng chẳng ai rảnh mà biểu tình.   
Bởi vậy, năm 2012, ông Phạm Đình Nguyên, một người Việt Nam mới có cơ hội chi ra 900.000 USD để mua lại và làm Thị trưởng thị trấn Buford thuộc bang Wyoming, nước Mỹ.
Nghèo” như ông Nguyên cũng có thể làm thị trưởng Hoa Kỳ thì các đại gia đất Việt cũng có thể làm… vua xứ người chứ sao.
Dưới đây giới thiệu một số… lãnh thổ khác trên thế giới đã và đang được rao bán, ai có tiền thì mại dô, mại dô. Nhớ là đấu giá nhé, bạo chi tất thắng. Tiến lên, toàn thắng ắt về ta!
Tại Mỹ đơi:
Thị trấn Garryowen, nằm bên đường cao tốc liên bang số 90, bang Montana, có diện tích hơn 31.000 m2 nằm trong khu bảo tồn Crow Indian Reservation được rao bán với giá khởi điểm là 250.000 USD, tương đương hơn 5 tỷ đồng.
Cũng được rao bán cùng giá ấy (250.000 USD) là thị trấn Swett, ở Nam Dakota,  diện tích hơn 24.000 m2.
Đắt hơn gần gấp đôi là thị trấn khai thác mỏ Cerro Gordo rộng 1.214.056 m2, nằm bên dãy núi Inyo, bang California được niêm yết với giá 925.000 USD (tương đương hơn 21 tỷ đồng).
Tiếp đến là thị trấn Tiller phong cảnh tuyệt đẹp ở Oregon đang được rao bán 3,85 triệu USD (tương đương 85 tỷ đồng).
Ai không ưa cảnh mà lại muốn làm Thống tướng xin mời quan tâm đến căn cứ quân sự Montgomery nằm giáp biên giới Mỹ - Canada. Pháo đài này từng được mua đi bán lại nhiều lần, năm 1983 đã thuộc về một ông tên là Victor Podd. Nay nhà Podd túng tiền đang rao bán trên eBay và cắm biển rao cả trên thực địa. Diện tích và giá cả khu đất như ảnh dưới:
Một bảng hiệu gần pháo đài cho thấy giá bán pháo đài cộng với mảnh đất rộng hơn 38 ha là 2,95 triệu USD. Ảnh: Wikipedia.

Canada đang cần bán thị trấn Bradian ở tỉnh British Columbia diện tích khoảng 0,2 km2. Tháng 2-2010, thị trấn này được rao giá 1,3 triệu USD nhưng ế, nay đại hạ giá còn 995.000 USD.
Nước Anh muốn bán ngôi làng West Heslerton ở North Yorkshire với giá 20 triệu Bảng, tương đương 630 tỷ đồng. Tài sản kèm theo gồm 1 biệt thự với 21 phòng ngủ, 1 quán rượu, 1 trạm xăng, 43 ngôi nhà khác và 850 ha đất. Ngoài ra, ngôi làng West Heslerton còn có 1 nhà thờ, 1 trường tiểu học và hơn 50 ha rừng.
Úc cũng đang rao bán thị trấn Allies Creek ở phía đông nam của bang Queensland diện tích rộng gần 17ha đang được rao bán với giá 750.000 đô Úc (tương đương khoảng 12 tỷ đồng).
Cũng trên xứ sở Kanguru, ai thích làm Vua thì mua quách khu đất rộng tới 101.411 km2, (hơn10 triệu ha, gần bằng lãnh thổ nước Anh). Khu đất này trải dài từ miền Nam đến miền Tây nước Úc với rất nhiều trang trại chăn nuôi gia súc. Để tham quan hết “bất động sản” lớn nhất thế giới này, phải dùng đến máy bay. Giá vương quốc là 325 triệu USD.
Trên nói chuyện vặt, tư nhân bán… lãnh thổ. Còn Chính phủ Hy Lạp túng tiền đang rao bán (trên trang Private Islands Online) tới 9 hòn đảo, được mệnh danh là những “thiên đường nổi” đẹp nhất Địa Trung Hải. Giá dao động từ 1,5 triệu USD (khoảng 31,5 tỷ đồng) cho tới 186 triệu USD (khoảng 3.906 tỷ đồng), gồm:
Đảo St. Athanasios, diện tích hơn 1 ha, chủ yếu trồng cọ và cây ô liu. Đảo này có giá niêm yết là 1,9 triệu USD.
Đảo Modi, một hòn ngọc quý với diện tích gần 21 ha. Đảo này nằm ở phía Tây của Vịnh Corinth. Mức giá chào bán là 1,5 triệu USD.
Đảo Tokmakia có diện tích gần 14 ha, nằm ở ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, giá 5 triệu USD.
Đảo Kardiotissa nằm giữa Crete và Athens. Đảo này có diện tích “khủng” tới hơn 113 ha mà giá lại cực rẻ, chỉ có 8 triệu USD.
Đảo St. Thomas Island nằm ở phía Tây của Athens có diện tích gần 122 ha, nhưng nhà nước chỉ ưng bán hơn 20 ha (còn thương lượng) với giá 15 triệu USD.
Đảo Dulichium là hòn đảo lớn nhất của Hy Lạp với diện tích xấp xỉ 527 ha. Lớn nhất nước cũng bán luôn, miễn là nôn ra đây 50 triệu USD.
Đảo Omfori, diện tích khoảng 446 ha, chỉ được phép khai thác khoảng 90 ha, giá 62 triệu USD .
Đảo Gaia có diện tích hơn 17 ha, đã có giấy phép xây dựng 6 biệt thự và phân lô (6 lô). Mức giá chào bán của đảo Gaia là 5 triệu USD
Cuối cùng là đảo Patroklos, kèm theo 5.050 cây ô liu, cùng với rất nhiều thông và cây bụi cộng thêm 1.500 con dê. Giá 186 triệu USD.
Bác nào muốn mua thêm đảo trên thế giới, có thể vào đây  tùy ý ngắm nghía và tham khảo giá, bác thích em chiều. Ai đủ tiền mua được hết các lãnh thổ trên, không những chỉ làm vua hay tổng thống vài nước, mà còn có thể kiêm cả chức Chủ tịch Liên Hợp Quốc.

Nhân mùa Wold Cup, cần tiền bán gấp lãnh thổ đơi...Nhanh chân, nhanh chân, ai muốn mua rẻ chạy khỏe lại đơi...! 
Nhanh chân, nhanh chân, bốn năm mới có một lần, WC sắp bế mạc rồi đấy.

-----------------------



3 nhận xét:

  1. Tầu nó nhiều tệ thế,sao nó không mua nhể.Di dân về đó và chuyên đẻ không hạn chế để đồng hóa bọn tây lông.

    Trả lờiXóa
  2. vậy là em lí thừa nhận luật DK là luật bán nước rùi nhen. diễn biến vậy là tốt, anh khen

    Trả lờiXóa