-------------------
Chẳng biết từ lúc nào, dân
chơi trên mạng đã sáng tạo ra câu thành ngữ: “Đã ngu lại còn nguy hiểm”. Xin
nói trước, chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng ngu hay khôn tôi không dám bàn loạn vì
cái bằng Tiến sĩ Luật của ông tự nó đã là một bằng chứng chứng tỏ ông rất khôn.
Trong bài viết này tôi chỉ nói về sự nguy hiểm của ông Lưu Bình Nhưỡng thể hiện
qua các phiên chất vấn tại Quốc hội trong ngày 31/10 và
01/11/2018 vừa rồi.
Tại đó, các số liệu và nhận định “vi phạm của cơ quan
điều tra rất khủng khiếp” do ông Lưu Bình Nhưỡng nêu ra đã làm “dậy sóng” nghị
trường.
Cụ
thể, ông Lưu Bình Nhưỡng tố rằng: “Vi phạm của cơ quan điều tra rất
khủng khiếp. Không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm
sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm trong tống đạt 100%... Tôi
thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng”.
Đại
khái, cách tính của ông Nhưỡng như sau:
Trong tổng số 100 (tôi
lấy con số giả định là 100 để bạn đọc dễ hình dung) đơn tố giác tội
phạm chưa được ngành Kiểm sát và ngành công an xử lý thì có 87 đơn
thuộc ngành công an, 13 đơn thuộc bên Kiểm sát. Ông Nhưỡng lấy 87 chia cho 100 được 87%. Phần còn lại, 13% thuộc về
trách nhiệm của Viện Kiểm sát.
Đến đây, hình như ông
Nhưỡng đang tính đúng có phải không các bạn? Và nếu cách tính này đúng thì hiển
nhiên tôi sẽ mang tội vu khống khi viết bài nói về sự nguy hiểm của ông Đại
biểu Lưu Bình Nhưỡng?
Từ từ, cứ từ từ rồi
khoai sẽ nhừ...
Bây giờ lại giả định
hai ngành Công an và Kiểm sát phấn đấu để giảm số đơn tố giác tội phạm chưa được
xử lý xuống chỉ còn 10 vụ, trong đó 9 đơn thuộc về trách nhiệm ngành Công an và
1 đơn thuộc ngành Kiểm sát. Với người dân bình thường thì ai ai cũng có thể
nhận đây là một thành tích rất đáng nể của hai ngành này (giảm 10
lần, từ 100 vụ chỉ còn 10 vụ tồn đọng). Thế nhưng với ông tiến sĩ Lưu Bình
Nhưỡng thì vấn đề đâu có đơn giản như thế.
Ông Nhưỡng sẽ tính thế
này, tổng số đơn tồn đọng là 10 đơn, ngành Kiểm sát tồn đọng 1 đơn, chiếm 10%.
Còn lại 9 đơn thuộc Công an, vậy là kính thưa các Đại biểu Quốc Hội, đã có một
“vi phạm tái khủng khiếp” của ngành Công an qua con số 90% đơn tố giác tội phạm
không được ngành này xử lý.
Đấy bạn đã lờ mờ thấy
ra sự “rất nguy hiểm” của Lưu Bình Nhưỡng chưa?
Bây giờ lại tiếp tục
giả thiết hai ngành Công an và Kiểm sát phấn đấu để giảm số đơn tố giác tội
phạm chưa được xử lý xuống chỉ còn 1 vụ. Một vụ thì không thể chia
trách nhiệm theo kiểu 0,7 vụ cho ngành này còn 0,3 vụ cho ngành kia được, vì
vậy chỉ có thể xảy ra 2 trường hợp: hoặc vụ này thuộc về trách nhiệm ngành Công
an hoặc nó thuộc trách nhiệm ngành Kiểm sát. Ta cứ tạm giả định cái đơn đó chưa
được xử lý bởi ngành Công an. Khi đó, ông Nhưỡng sẽ lại tính thế này:
Tổng số đơn tồn đọng
là 1đơn, ngành Kiểm sát không tồn đọng đơn nào, chiếm 0%. Còn lại 1 đơn thuộc
Công an, tỷ lệ lần này là 1 chia cho 1 bằng 1, rõ ràng 100% sai phạm hoàn toàn
thuộc về ngành Công an, thật khủng khiếp, thưa các Đại biểu Quốc Hội.
Đến đây hẳn bạn đọc
phải đồng ý với tôi rằng ông Lưu Bình Nhưỡng thuộc dạng “cực kỳ nguy hiểm”.
Nhưng chưa hết đâu,
mức độ “nguy hiểm” của ông Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng sẽ còn tăng đến mức “khủng
khiếp” khi hai ngành Công an và Kiểm sát phấn đấu giảm số đơn tồn đọng xuống
còn 0 vụ.
Khi đó, vẫn theo công
thức tính toán của ông Nhưỡng, tỷ lệ phần trăm sai phạm của ngành Công an là
0/0 và đó cũng là tỷ lệ phần trăm sai phạm của ngành Kiểm sát. Về mặt toán học,
phép chia 0 cho 0 sẽ có vô số kết quả, chẳng hạn ông Nhưỡng có thế lấy kết quả
là 1.000.000.000 vẫn đúng (vì phép tính ngược: 1 tỷ x 0 cũng cho kết quả bằng
0) để đánh bóng mình bằng các sai phạm “đại khủng khiếp” của hai ngành Công an
và Kiểm sát.
Đấy, bạn đã thấy ông
Tiến sĩ Luật này “nguy hiểm khủng khiếp” chưa?
Anh em Công an bấy giờ
mới há hốc mồm ra nhé, và vò đầu bứt tóc mà rằng:
“Ơ kìa kìa, đcm, anh
em mình làm ngày cày đêm, trước tồn đọng 87 vụ, giảm chỉ còn 9 vụ, sau lại giảm
còn 1 vụ, và sau rốt thì chẳng còn tồn đọng vụ nào. Ấy thế mà sao cái tỷ lệ sai
phạm ngành mình cứ theo đó mà tăng lên là thế đóe nầu? Thằng nào có máy tính
đưa cho Lưu Bình Nhưỡng tính lại cái coi.”
ông Nhưỡng tự diễn biến rồi chăng
Trả lờiXóa