Câu hỏi này được đặt ra nhân đọc lại tài liệu về Phong trào phản chiến ở Mỹ, và chợt nhớ ra Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn cù, cũng bảo rằng y “tiếc cho cả máu Mỹ”.
Ăn theo
và ăn bẩn đến thế là cùng.
---------
Tiến hành
cuộc chiến xâm lược tại Việt Nam kéo dài suốt 5 đời Tổng thống - nước Mỹ đã
phải trả giá bằng rất, rất nhiều máu Mỹ.
Tổng số
thương vong của binh lính Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157, trong đó có 58.168
người chết trong lúc giao tranh (kill in action) và 1.875 người mất tích. Con
số này vượt quá số thương vong của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và
chiến tranh Triều Tiên.
Trong số
58.168 người Mỹ chết trận, thì có 7.878 sĩ quan, trong đó có 426 tư lệnh và sĩ
quan chỉ huy, trong số này lại có 37 người mang quân hàm cấp tướng.
Trong số
303.704 lính Mỹ bị thương, có 153.329 người bị thương nặng phải nằm bệnh viện
dài ngày. Ngoài ra, có khoảng 20.000 lính Mỹ cũng phải điều trị lâu dài vì
nhiễm chất da cam do chính Mỹ rải ở Việt Nam.
Lại có
khoảng 200 ngàn lính Mỹ sa vào nghiện ngập ma túy và hàng trăm ngàn lính Mỹ khi
về nước đã mắc chứng rối loạn tâm thần, dân Mỹ gọi là Hội chứng Việt Nam.
Để giải đáp câu hỏi này, Locliec đề cử một số ứng viên:
Norman
Morisson
Norman
Morisson là một tín đồ Quaker phản đối chiến tranh, chống lại bạo lực và
giết chóc. Năm 1965 anh đã tự thiêu để phản đối việc chính phủ Hoa Kỳ đưa binh
lính Mỹ sang xâm lược Việt Nam.
Cách đây
vừa tròn 53 năm, ngày 1/11/1965, Norman Morisson bế theo con gái tới
Lầu Năm Góc, dội xăng lên người mình rồi tự thiêu ngay trước văn phòng của Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lúc đó là Robert Mc Namara.
Ba mươi
năm sau, Mc Namara ghi lại trong Hồi ký:
“Cái chết
của N.Morrison lúc đó là một bi kịch không chỉ đối với gia quyến của anh mà cả
với chính tôi và đất nước chúng ta. Ðó là một tiếng thét phản đối những giết
chóc tàn sát đang hủy hoại biết bao sinh mạng người Việt Nam và thanh niên Mỹ”.
Daniel
Ellsber
Daniel
Ellsber là chuyên gia phân tích của Quân đội Hoa Kỳ, người đã sao chụp và
công khai các tài liệu tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào năm
1969.
Hồ sơ này
còn được gọi là Hồ sơ Lầu Năm Góc, tố cáo cuộc chiến do Mỹ gây ra tại Việt
Nam là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với hàng loạt tội ác, và đã được bốn đời
tổng thống Hoa Kỳ nối nhau thực hiện. Để làm được điều này Chính phủ Hoa Kỳ đã
liên tiếp lừa dối không chỉ nhân dân Mỹ mà còn bịp bợm cả Quốc hội Hoa Kỳ.
Thượng
tuần tháng 6/1971, những tài liệu này bắt đầu ra mắt độc giả ngay trên
trang nhất của tờ New York Times. Sau khi New York Times bị áp lực
của chính quyền buộc phải ngừng đăng thì ít tháng sau đến lượt
tờ Washington Post tiếp tục.
Việc công
khai hồ sơ này khiến cho Daniel Ellsber đối diện với 12 tội danh và một mức án
lên tới 115 năm tù giam. Ông cũng bị chính quyền Nixon coi là “người nguy hiểm
nhất nước Mỹ”.
Khi được
hỏi về nguy cơ tù tội, thậm chí có thể mất mạng việc làm lộ Tài liệu mật của Chính phủ, Daniel
Ellsber trả lời: “Điều đó cũng đáng thôi nếu nó giúp cả một thế hệ thanh niên
Mỹ không phải đổ máu vô ích”.
Katharine
Graham
Katharine
Graham là nữ chủ nhân của Washington Post, tờ báo đã nối theo New York
Times phơi bày những tài liệu mật của Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam
do Daniel Ellsber cung cấp lên mặt báo, bất chấp việc tờ báo của bà có thể bị
chính quyền kiện hoặc bị đình bản về tội danh làm “tổn hại nghiêm trọng đến lợi
ích quốc gia”.
Washington
Post cũng là tờ báo đã tiến hành điều tra và phanh phui vụ Watergate gây chấn
động chính trường Mỹ, khiến cho Tổng thống Richard Nixon phải từ chức giữa
nhiệm kỳ vì liên quan đến các hành vi “ăn trộm” (đột nhập trái phép), tổ chức
“nghe trộm” và cản trở công lý của thủ hạ.
Câu chuyện
về Katharine Graham mới đây (2/2018) được tái hiện qua bộ phim The Post
của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg.
Jonh Kerry
Jonh Kerry
là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, cựu Ngoại trưởng và là cựu binh Mỹ tại Việt Nam. Ông
từng bị gọi
là “kẻ phản bội” khi dẫn đầu phong trào phản
chiến của Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam tại
Mỹ (VVAW) những năm 1970. Tổ chức này có khoảng 20.000
thành viên.
Ngày 22/4/1971, Kerry là cựu binh Mỹ tại Việt Nam đầu
tiên ra điều trần trước Quốc hội Hoa kỳ về chiến tranh Việt Nam.
Trong cuộc điều trần kéo dài 2 tiếng đồng hồ này, ông nói một câu nói nổi
tiếng: “Làm sao có thể yêu cầu một người trở thành người cuối cùng chết
vì một sai lầm (của người khác)?”
Richar
Nixon
Richar
Nixon là Tổng thống thứ 37 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, người đã đề xuất chính
sách tiết kiệm máu Mỹ bằng Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, còn được gọi với
cái tên Kế hoạch đổi màu da trên xác chết.
Nixon cũng
chính là người ký Hiệp định Paris 1973, để có thể rút toàn bộ quân viễn chinh
Mỹ ở Việt Nam về nước.
Trích bản
ghi âm được giải mật về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Richard
Nixon và ngoại trưởng Henry Kissinger:
Henry
Kissinger: Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy. Hiệp định đó (Hiệp định Paris) sẽ đẩy
Việt Nam Cộng hòa vào thế nguy hiểm.
Richard
Nixon: Nó (Việt Nam Cộng hòa) phải tự chống đỡ thôi... Nếu nó chết thì cứ để nó
chết. Nó lớn rồi, chúng ta không thể cứ cho nó bú mớm mãi được.
Chuyện bú
mớm mà Nixon nói ở đây, hẳn nhiên là máu Mỹ và... tiền.
Henry
Kissinger
Cựu ngoại
trưởng và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Nixon, người trực
tiếp tham gia đàm phán - cả bí mật lẫn công khai - Hiệp định Paris 1973 dẫn đến
việc chấm dứt sự có mặt của quân xâm lược Mỹ tại Việt Nam.
Đây là
cuộc đàm phán cân não và kéo dài nhất lịch sử thế giới, (từ 5/1968 đến
1/1973). Với kết quả Hiệp định này, người Mỹ được “rút lui trong danh dự”,
và được mang tù binh Mỹ về nước.
Vì đóng
góp trên, Henry Kissinger được tặng 1/2 giải Nobel Hòa Bình. Nửa kia, cụ Lê Đức
Thọ nhà mình từ chối.
Hết chưa?
Chưa hết
đâu, còn rất nhiều những người Mỹ là các thủ lĩnh của các cuộc biểu tình sinh
viên, các ban nhạc hay ngôi sao thể thao... chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Người Mỹ
thì họ “tiếc máu Mỹ” là phải, nhất là máu Mỹ đổ ra cho một cuộc chiến tranh vừa
phi nghĩa lại vừa vô vọng.
Chuyện Mỹ
“tiếc máu Mỹ” thật ra không có gì là lạ.
Cái sự lạ
nó nằm ở chỗ này cơ:
Việt Nam
ta cũng có 2 ứng cử viên sáng giá chứ bộ. Này nhé:
Nguyễn Văn
Thiệu
Nguyễn Văn
Thiệu là người trực tiếp thực thi Kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh
của Nixon, thay máu Mỹ bằng máu người Nam Việt.
Dù tự
nguyện hay bị ép buộc, rõ ràng Thiệu cũng đã “tiếc máu Mỹ” còn hơn máu đỏ da vàng
người Việt.
Và người
tiếp theo là:
Trần Đĩnh
Vì Trần
Đĩnh khoe như thế.
----------
Mỹ gieo gió thì gặt bão thôi
Trả lờiXóa