Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Tư liệu: “Tuyên cáo độc lập” của Bảo Đại được ký như thế nào?




----------


Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập” do vua Bảo Đại cùng 6 vị Thượng thư thuộc Viện Cơ mật triều đình Huế ký ngày 11/3/1945.
Văn bản này do ai viết? Tâm thế và tư thế của những người tham gia ký văn bản này ra sao?

Để góp phần giải đáp các câu hỏi này, xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn KỲ-NAM đăng trên báo Tin Điển số 75 (Năm Thứ nhứt) ra ngày 7/5/1946, in tại Sài Gòn.
Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam tên thật là Nguyễn Thế Phương, bút danh phổ biến khác là Nam Đình.
Ông sinh năm 1906 tại Sài Gòn, từng làm phóng viên của nhiều tờ báo. Những năm 30, ông chủ trương tờ Đuốc công lý, rồi làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút nhật báo Thần chung.
Sau khi Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập”, ông tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim với vai trò là Đổng lý văn phòng của Bộ Tư pháp và làm báo Tin Điển. Việc trò chuyện với cụ Phạm Quỳnh (như bài viết ghi lại dưới đây) hẳn phải diễn ra quanh thời điểm này.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Kỳ Nam (Nam Đình) vẫn tiếp tục làm báo. Tờ báo của ông đã nhiều lần bị nhà cầm quyền đàn áp vì “khác chủ trương”.  Năm 1963, sau khi Diệm bị phe đảo chính giết chết, Nam Đình lại tiếp tục cộng tác với báo Đuốc nhà Nam, Dân chủ mới...
Ông mất tại Pháp năm 1978.



Xin chép lại như sau:
“Đứng trên cầu Trường Tiền, ngó xuống chợ Đông Ba, nhìn mấy chiếc đò “đèn đỏ sông Hương”, cụ Phạm-Quỳnh không khỏi thẹn lòng, khi thấy biển ngữ: “ĐỒNG SANH ĐỒNG TỬ, CỘNG TỒN CỘNG VINH” của dân chúng Thuận-Hóa vẽ chữ lớn, sau ngày quân Nhật đánh đổ chủ-quyền của Pháp.
Gặp nhau ở đây, tôi hỏi cho rõ ràng về sự tuyên bố hủy bỏ Hiệp-ước 1884:
- Cụ lớn hủy điều-ước 1884, với hai câu: “Cứ tình thế chung trong thiên hạ, tình thế riêng Đông-Á, Chánh-phủ Việt-Nam công nhiên tuyên bố từ ngày nay Hiệp-ước 1884 với nước Pháp bãi bỏ…” có ý nghĩa siêu việt chi, mà tôi không được hiểu, cụ lớn vui lòng giải rõ lại…
Cụ Phạm-Quỳnh thở ra như hối hận một việc gì:
- Còn cụ lớn cụ bé chi nữa mà anh ngạo tôi? Đã là Dân vi quý theo khẩu hiệu của đức Kim-thượng Bảo-Đại tuyên bố, thì làm một thằng Dân như tôi ngày nay, chẳng là quý hơn sao?
Đến sự tuyên-bố hủy bỏ Hiệp-ước Bảo-hộ, thì nói thật ra, tôi nào có đặt một bản văn như thế.
-Thế sao cụ ký tên?
- Anh mà biết được hoàn-cảnh lúc bấy giờ?
Sau tiếng súng nổ đầu tiên đêm 9 tháng 3. Quân đội Nhựt vào Thành kiếm chúng tôi – những bạn đồng viện – đem giam lại một chỗ. Sáng ngày Yokoyama đón Kim-Thượng đi săn về, chừng đó, hội hiệp nhau ở lầu Kiến-Trung, tôi mới rõ sự tình… Qua ngày 11 tháng 3, Yokoyama trở lại, với một bản văn viết sẵn:
- Tôi cho các ông suy-nghĩ 15 phút, rồi ký tên hay là không ký, tùy ý.
Lúc bấy giờ tôi còn suy với nghĩ chi nữa. Một bạn đồng-viện với tôi, không nhớ ông nào, mới nói ra câu nầy: “Ký cũng vô khám mà không ký cũng vô khám. Ký thì vô khám chắc là dễ chịu hơn là không ký!...” Thế rồi toàn Viện Cơ-Mật ký tên “Lời tuyên bố Việt-Nam độc lập”.
Ngẫm-nghĩ một lúc lâu, cụ Phạm-Quỳnh gật đầu, nói tiếp:
- Hủy bỏ hay không hủy bỏ Hiệp-ước 1884 làm chi nữa? Nó đã bị hủy bỏ một cách gián tiếp trước khi tôi vô Huế nhận lãnh chức lại-bộ thượng thơ.
Bây giờ, tôi (tức Nguyễn Kỳ Nam) nhắc lại câu chuyện này, để kỷ-niệm sự tuyên-bố Việt-Nam độc lập rất dễ dàng theo chỗ nghĩ của các cụ Thượng, và cùng nhau nhận thức như cụ Phạm-Quỳnh đã nói – Hiệp-ước 1884 bị hủy bỏ gián tiếp từ lâu rồi”.
***
Để có thể hiểu nhận thức của cụ Phạm Quỳnh (cũng như quan điểm của tác giả Nguyễn Kỳ Nam): “Hiệp-ước 1884 đã bị hủy bỏ một cách gián tiếp từ lâu rồi”, xin phép làm rõ thêm một chút.
Lưu ý tiêu đề nhỏ của bài báo (xem ảnh) là: NGƯỜI PHÁP KHÔNG LÀM TRÒN SỨ MẠNG: GIỮ-GÌN QUỐC-THỔ VIỆT-NAM KHỎI NẠN NGOẠI-XÂM
Điều này liên quan đến Hiệp ước 1884, là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế. Hiệp ước này còn gọi là Hòa ước Giáp Thân hay Hòa ước Patenôtre, gồm có 19 điều khoản.
Trong đó, tại Điều 15: “Nước Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự nguyên vẹn lãnh thổ của Đức vua An Nam, bảo vệ Đức vua chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ nổi loạn bên trong”.
Nhưng, bằng việc “bán đứng” đất nước ta cho Phát xít Nhật từ ngày 21 tháng 9 năm 1940, (điều mà Bảo Đại, khi trở thành cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đã nói: “ Năm 1940, Chánh-phủ Pháp ở Đông-dương đã hiến một cách vô sỉ đất đai của chúng tôi cho phát-xít Nhật” – (như locliec đã trích ở đây)) thì rõ ràng “NGƯỜI PHÁP KHÔNG LÀM TRÒN SỨ MẠNG: GIỮ-GÌN QUỐC-THỔ VIỆT-NAM KHỎI NẠN NGOẠI-XÂM” như họ đã cam kết tại Điều 15 của Hiệp-ước 1884.
Vì vậy, một cách gián tiếp, Hiệp ước này đã bị chính người Pháp vô hiệu.
Đó là quan điểm của cụ Phạm Quỳnh.
Rõ ràng, để có thể hình thành quan điểm này, cụ Phạm Quỳnh bấy giờ đã coi Nhật Bản là quân xâm lược chứ không phải là người mang lại “độc lập” cho nước Việt Nam.
Trong bài báo này, cụ Phạm Quỳnh kể lại với nhà báo Nguyễn Kỳ Nam mấy sự kiện đáng lưu ý:
- Đêm 9-3-1945, lính Nhật vào Kinh đô Huế, bắt nhốt toàn bộ 6 vị Đại thần trong Viện Cơ mật.
- Sáng hôm sau 10-3,  đại sứ của Nhật, cố vấn tối cao Yokoyama Masayuki đưa lính Nhật “đón” (thực tế là áp giải) vua Bảo Đại đang trên đường đi săn về thì các vị Đại thần mới được trả tự do, vua quan cùng ngơ ngác gặp nhau ở điện Kiến Trung.
- Ngày hôm sau nữa 11-3, Yokoyama Masayuki mang bản “Tuyên cáo độc lập” viết sẵn từ lúc nào đến điện Kiến Trung.
- Tại đây, Yokoyama Masayuki cho phép Hoàng đế Annam cùng 6 vị Cơ mật Đại thần được… 15 phút “suy nghĩ”. Rồi có ký hay không, “tùy ý”!!! (ký thì dễ chịu hơn là… không ký).
Những sự kiện thực tế này phản ánh tính chất bị động và nô lệ của cái văn bản được giới rân trủ giả cầy gần đây gọi một cách rất “hoành tráng” là bản “Tuyên ngôn độc lập đầu tiên”.
Tiện đây, cũng xin được gửi tặng miễn phí tư liệu này cho ông Giáo sư sử học cờ vàng Phạm Cao Dương...
Do ông Giáo sư củ chuối này từng đoán mò:  
“Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?
Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ý tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết của ông trước đó”.

---------


4 nhận xét:

  1. thì ra bản tuyên ngôn độc lập được các anh chị râm chủ ca ngợi rất chi là hòanh tráng chỉ có 15 phút nặn phọt ra là đây.

    Trả lờiXóa
  2. Vào Tuần báo VN TP HCM tìm bài "Về hai bản Tuyên ngôn độc lập" bạn đọc sẽ biết rõ tuyên ngôn của Bảo Đại, chính phủ Trần Trọng Kim thực chất thế nào?

    Trả lờiXóa