Nhưng
có thể tham khảo vài khái niệm sau:
Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia: Ngoại cảm
là một khả năng đặc biệt của con người. Người có khả năng ngoại
cảm không sử dụng những giác quan bình thường, là khả năng cảm nhận bằng giác
quan thứ sáu rõ ràng và liên tục hơn những người thường như khả năng nói chuyện
với người chết,
khả năng theo dõi con người, tiên đoán tương lai, biết được quá khứ của một thực
thể nào đó.
Thầy
Thích Nhật Từ: Ngoại tức là “ngoài”, “cảm” là cảm nhận, cảm thấy bằng những
giác quan sẵn có của con người, như khứu giác, vị giác, thị giác, thính giác,
xúc giác (gọi là 5 giác quan thuộc mắt, tai, mũi, lưởi, thân). Ngoại cảm tức là
giác quan ngoài 5 thứ kia, mà thế gian dùng từ “giác quan thứ 6”. Khả năng ngoại
cảm là như vậy! Người có được khả năng ngoại cảm gọi là “nhà ngoại cảm”. (Xin hiểu đây là cách giải thích cho bình dân, gọi là "phương tiện").
Nhà
thôi miên Nguyễn Mạnh Quân: Hiện nay phần lớn loài người chúng ta chỉ sử dụng
được hơn 10% những khả năng của não bộ. Con người có thể sử dụng thêm một vài %
khả năng của não bộ đang ngủ quên. Khả năng có thêm này được gọi là khả năng
ngoại cảm"
Chiến binh Tiến sĩ đại tá Đỗ Kiên Cường: Theo quan niệm chính thức trong lĩnh vực dị
thường học, ngoại cảm ESP (Extra-Sensory Perception) là sự cảm nhận không dùng
năm giác quan quen thuộc. Nói cách khác, đó là giác quan thứ sáu.
Thôi thì chốt hạ, đại tá nói sao, mình nghe vậy. Túm lại, ai có giác
quan thứ sáu, ngoài năm giác quan bình thường, là: thính, thị, khứu, xúc,
vị giác thì đó là nhà ngoại cảm.
Nhưng giác quan thứ sáu là gì? Thưa các ngài? À, thì….
Thôi chờ à với thì của các ngài
mất thời gian của bạn đọc, đại khái các ngài sẽ trả lời thế này:
« Giác quan thứ 6 là khái
niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên, nó
không phải là giác quan cụ thể nào, nhưng vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình
thường kia ».
Nói cho nhanh, thì giác quan thứ
sáu là cái thứ sáu giác quan, ngoài 5 cái thông thường kia.
A ha, giống như khi bạn tra từ
điển ở trang 156 để tìm từ “con lợn”, bạn đọc được ở mục từ đó: “x.con heo (tr 213)”, x.
là viết tắt chữ xem, nghĩa là mời bạn
xem mục từ “con heo”ở trang 213. Bạn
lật đến trang 213, tra từ “con heo”
lại thấy viết “x. con lợn (tr 156)”,
nghĩa là muốn biết nghĩa của từ “con heo”,
bạn lại phải quay lại trang 156 mà hiểu từ “con
lợn”.
Hay như khi tôi hỏi một nhà khoa
học là bạn thân của tôi, rằng con gà là gì anh ta trả lời đó là một động vật có
lông vũ, thuộc loài chim, nhóm động vật có cánh, sinh ra từ trứng, được ấp ở
nhiệt độ x, trong thời gian là y ngày, thì nở thành con gà con.
Nếu tôi dở hơi mà thắc mắc tiếp “thế trứng gà là gì”, thì, vốn là một nhà
khoa học chân chính, anh ta sẽ không bao giờ trả lời kiểu “trứng gà là cái thứ mà do gà đẻ ra” đâu, đừng có mơ.
Câu trả lời thông thái nhất mà ta
nhận được sẽ là “hỏi cái đéo gì mà hỏi lắm thế?”. Không biết các bạn có nhận ra
không, tôi đang nói một cách rất nghiêm túc, tôi cho đây là một câu trả lời thực sự
thông thái. Bởi nếu anh ta trả lời khác đi thì luôn luôn câu hỏi mới lại phải bắt đầu, cả hai đều mệt.
Và xin các nhà khoa học ở trên cho tôi hỏi thêm: ai đã từng
đi thang máy cũng đều biết cái cảm giác « hẫng hụt » khi ở trong
buồng thang máy đang "rơi" (đi xuống), cảm giác ấy rõ ràng là có thực, do lực trọng trường gây ra. Vậy ta đã dùng
giác quan nào trong năm thứ thông thường để cảm nhận được cảm giác ấy: tai, mắt, mũi,
da hay lưỡi ? À, thì …
Và nếu không phải ta dùng 5 giác
quan thông thường trên thì có phải ta đã có giác quan thứ 6 để cảm nhận hiện
tượng « hẫng hụt » ấy ?
Hẳn là các nhà khoa học định
nghĩa ngoại cảm như trên lại đang tiếp tục à, thì…
(Trả lời được câu hỏi đó rất quan trọng đấy).
Tạm thời để đó chuyện giác quan
thứ sáu là gì, tôi cho rằng, khả năng ngoại cảm là có thực như lực trọng trường và bình thường
như cân đường hộp sữa mà thôi.
Chỉ có điều người ta chẳng chịu coi nó là chuyện bình thường, thế mới tai hại. Đã có lúc người ta "thần thánh hóa" nó một cách thái quá (như trước đây vài năm) và để rồi từ đỉnh cao "thần thánh", các nhà "ngoại cảm" đồng loạt rơi một phát xuống thành "bọn lừa đảo" (như hiện nay).
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hạ bệ đồng loạt trên là do các hoạt
động ngoại cảm chưa được nghiên cứu và quản lý một cách chặt chẽ, dẫn đến không phân biệt được thật giả. Ngoài ra, thì chính tâm lý "thần thánh hóa" một cách thái quá đã đưa đến kết cục
"hạ bệ" xô bồ như hiện nay.
Tại sao? Là vì một khi đã "thần thánh
hóa" nhà ngoại cảm, người ta có xu hướng mặc định rằng, hễ nhà
ngoại cảm nói ra điều gì đó, thì cũng như "thánh" nói, phải luôn luôn đúng, người ta không thể chấp
nhận "thần thánh" lại có thể sai được. Ví dụ như trường hợp cô nọ tìm mộ liệt sĩ chẳng hạn, người ta đặt tít báo rằng cô ta "chỉ đúng có 70%", chứ không đặt tít "đúng đến 70%", trong khi công việc này được ví như mò kim đáy bể, tìm được 1% cũng là đáng quý, nếu đã "hết cửa" đặt niềm tin.
Và điều quan trọng là họ không biết (đúng
hơn, là không quan tâm) đến việc các nhà ngoại cảm cũng là những con người bình
thường, "sớm nắng chiều mưa", nhờ thiên phú hoặc rèn luyện mà có khả năng hơn người, nhưng khả năng
ấy lại không phải là tuyệt đối và trường tồn.
Bởi vậy, mới có chuyện anh "ngố" bày đặt chuyện bàn về "ngoại cảm".
***
Bạn đã bao giờ là nhà
«ngoại cảm» chưa, còn tôi chẳng hạn, tôi có thể nhìn được phía sau
gáy mà chẳng cần phải ngoái cổ, thậm chí có những khi cần thiết tôi thường sử
dụng đến 5 con mắt, chứ không chỉ 3 mắt như cô Thiêm - Hòa Bình (thật ra là cơ chế có
khác nhau).
Tôi không nói phét, bác nào lái
xe hơi cũng đều phải biết sử dụng thành thạo kỹ năng “ngoại cảm” này, bởi thường
xuyên các bác tài phải huy động hai mắt thường, cộng thêm ba gương chiếu hậu
trên xe, tổng số gồm 5 mắt, để mà mở rộng tầm quan sát.
Chắc đến đây các bạn lại bảo,
thằng cha này đã “ngố” (« ngố » là từ mà một bạn nặc danh
comment “khen” tôi) lại chỉ hay đùa dai!
Thưa,“ngố” thì tôi xin nhận, nhưng tôi không hề đùa.
Nên biết lịch sử “ngoại cảm” cũng gắn
liền những chiếc gương đấy. Ở ta, dấu tích về ngôn ngữ còn ghi rõ qua hai chữ "đồng”
và “bóng”. Vào thời xưa khi chưa chế tạo được thủy tinh để làm gương thông
dụng (kính tráng thủy ngân) thì đồng được đánh bóng để làm gương soi. Đó cũng chính
là dụng cụ không thể thiếu của các “nhà ngoại cảm” xưa kia, cả tây và ta. Người ta thấy được “bóng” là nhờ thông qua
“đồng”, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Trong thơ văn các cụ để lại, có
khi vẫn còn gọi gương là đồng, ví dụ khi bạn đọc được chữ “mảnh đồng” thì biết
đó chính là mảnh gương ngày nay vậy, còn khi bạn đọc được hai chữ “đeo gương”
thì xin hãy hiểu đó là đeo kính (cấm nói lái).
Tôi trích theo cụ An
Chi (Huệ Thiên), Kiến thức ngày nay số 115, ngày 01-8-1993, cho nó có "máu" học giả:
“Đồng là một từ cổ có
nghĩa là cái kiếng, cái gương. Thật vậy, A. de Rhodes đã ghi như sau: “Đồng, cái đồng: Gương, kiếng. Gương.
Cùng một nghĩa. Soi đồng: Nhìn vào gương để làm phù chú. Làm đồng làm cốt: Bà
phù thủy nhìn vào gương để làm phù chú. Thầy đồng: Thầy phù thủy sử dụng gương,
chiếu kính” (Từ điển
Việt-Bồ-La, Nxb Khoa học xã hội, 1991).
Cứ theo những điều trên đây, thì các ông đồng bà đồng đã
được gọi bằng tên của chính cái đồ vật mà họ sử dụng để hành nghề. Đặc điểm của
nghề đồng bóng còn được phản ánh trong thành ngữ ngồi đồng chiếu kính mà Huình-Tịnh Paulus Của đã ghi nhận trong Đại
Nam quấc âm tự vị.
Khi đồng đã là cái gương, cái kiếng thì bóng tất nhiên là
hình ảnh của cảnh và vật phản chiếu ở trong kiếng, trong gương. Cũng chính A.
de Rhodes đã giúp cho chúng ta khẳng định điều này. Ông đã ghi: “Soi gương:
Nhìn trong gương. Soi đồng: Cùng một nghĩa; cũng là phù phép mà người lương dân
ngây thơ nghĩ rằng mình có thể nhờ tấm gương để biết sự dữ nào bởi đâu sinh ra
cho mình, nghĩa là bởi ma quỷ dối trá bằng những hình ảnh khác nhau trong tấm
gương”. “Những hình ảnh khác nhau trong tấm gương” chính là những cái bóng.
Vậy đồng bóng là gương và hình ảnh của cảnh vật phản
chiếu trong gương. Đó là nghĩa gốc. Còn nghĩa trong ông đồng bà đồng, lên đồng,
đồng cô bóng cậu, v.v… là nghĩa phái sinh”
Như vậy, mấy chữ “đồng bóng”
hoặc “đồng cô bóng cậu” (nghĩa phái sinh) dùng để chỉ những người bây giờ ta gọi một cách “khoa học” là “nhà ngoại cảm” bắt nguồn từ cái
dụng cụ hành nghề của họ, đích thị là cái gương soi, ban đầu được làm bằng đồng
(nghĩa gốc).
Vậy đấy, cách đây vài trăm năm, nếu bạn không cần quay đầu ngoái cổ mà nói vanh vách
những chuyện xảy ra phía sau lưng thì hẳn dân tình thời ấy phải tôn vinh bạn là “nhà
ngoại cảm” rồi chứ còn gì nữa.
Bây giờ ta cùng tưởng tượng một câu chuyện thế này.
Giả sử ở thời đại lùi lại khoảng vài trăm năm, ở một đảo nọ, có một
nhóm người đang sống, nơi đó có một cô tên Hằng, cô này giỏi leo trèo, nhanh
chân và tinh mắt.
Một hôm cô ta nói với dân làng: Trong vòng 2 tiếng nữa làng ta có
khách.
Có hôm trời quang, cô lại bảo: Làng ta khoảng 4 tiếng nữa có khách tới
thăm.
Nhiều lần như vậy, và kết quả là đúng thế thật, dân làng rất lấy làm
lạ, cho rằng cô có “đặc dị công năng”, bèn
phong cô là “nhà ngoại cảm” .
Cô Hằng có tài tiên tri? Thì đúng là vậy, « tiên tri » tức là
biết trước, quả thật cô biết trước những điều sẽ xảy ra trước mấy tiếng đồng
hồ.
Nhưng các nhà “khoa học” làng có thể giải mã được sự “đặc dị công năng” đó không?
Được chứ, tuy “ngố”, tôi xin giải thích ngay đây:
Số là trong làng có một ngọn đồi, trên đồi lại có một cái cây, cô Hằng
lại giỏi leo trèo. Có hôm trèo trên cây, cô thấy người khách đang đi về phía
làng, cách khoảng 10km, cô biết 1 giờ đi bộ được khoảng 5 km, vì thế cô phán làng ta
hai giờ nữa có khách.
Hôm khác, trời quang mây tạnh, tầm nhìn xa của cô đạt đến 20km, cô đã
thấy ông khách từ cự ly ấy, vậy thì, cô đoán khoảng bốn tiếng nữa ông khách vào
làng.
Đấy quan niệm của tôi về nhà ngoại cảm là như vậy. Đơn giản như đang
giỡn, có phải không ạ?
Đến đây thì câu hỏi nảy sinh, ờ ờ, phải phải, nhưng tại sao chỉ là cô
Hằng mà không phải ai khác? Bạn và tôi chẳng hạn?
Có gì đâu, đơn giản là tôi và bạn không biết trèo, hoặc biết trèo nhưng tầm nhìn chỉ nhòm được đến mồm là hết. Hoặc biết trèo và tinh mắt nhưng lại không chịu trèo cao, vì
sợ ngã đau.
Cùng một ý giải thích việc có tầm nhìn xa hơn người (tiên tri) là nhờ ở trên cao, một ông Tây “ngoại cảm”, tên là Isaac Newton thì nói một
cách văn hoa thế này, “tôi được đứng
trên vai những vị thần khổng lồ”.
(Tôi cũng không hề đùa khi gọi nhà bác học Isaac Newton lừng danh là “nhà ngoại cảm”. Ngoài việc ông đã từng là một phù thủy thật sự trong giới giả kim thuật, (đã từng mở xưởng đúc bạc giả), thì ít nhất cũng nhờ các tiên đoán của ông mà ta có thể xác định chính xác quỹ đạo viên đạn, khi biết lượng thuốc nổ tạo lực đẩy, trọng lượng viên đạn và hướng nòng súng (chuyện nhỏ của học sinh lớp 9, lớp 10). Siêu hơn một tí thì có thể chỉ rõ vị trí tương đối của các hành tinh thuộc hệ mặt trời tại một thời điểm bất kỳ.
(Tôi cũng không hề đùa khi gọi nhà bác học Isaac Newton lừng danh là “nhà ngoại cảm”. Ngoài việc ông đã từng là một phù thủy thật sự trong giới giả kim thuật, (đã từng mở xưởng đúc bạc giả), thì ít nhất cũng nhờ các tiên đoán của ông mà ta có thể xác định chính xác quỹ đạo viên đạn, khi biết lượng thuốc nổ tạo lực đẩy, trọng lượng viên đạn và hướng nòng súng (chuyện nhỏ của học sinh lớp 9, lớp 10). Siêu hơn một tí thì có thể chỉ rõ vị trí tương đối của các hành tinh thuộc hệ mặt trời tại một thời điểm bất kỳ.
Như người ta truyền lại, khả năng ngoại cảm có thể được xuất hiện sau một tai nạn, thì ông Tây này, một hôm khi ngồi dưới
gốc cây táo bỗng bị một quả dừa rơi trúng đầu (xin lỗi, quả táo rơi trúng đầu), nhờ đó, ông mới “trực giác” ra rằng, cóc phải chỉ táo rơi xuống đất mà chính trái
đất cũng rơi ngược lại, vào trái táo. Và thế là ông “tiên đoán” rằng:
F = F’ = G x
(m1.m2/r2)
Diễn nôm: Lực kéo Táo rơi xuống Đất cũng bằng lực kéo Đất rơi vào Táo, tỷ lệ thuận với tích khối lượng hai thứ và tỷ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách giữa chúng.
Ban đầu ai cũng nghĩ ông này chỉ đoán tầm bậy tầm bạ, không ngờ lại trúng tùm lum tùm la, đem áp dụng thử, từ nhỏ như viên đạn đến lớn như các thiên thể trong hệ mặt trời đến giờ vẫn chưa thấy trật).
Ban đầu ai cũng nghĩ ông này chỉ đoán tầm bậy tầm bạ, không ngờ lại trúng tùm lum tùm la, đem áp dụng thử, từ nhỏ như viên đạn đến lớn như các thiên thể trong hệ mặt trời đến giờ vẫn chưa thấy trật).
Vậy thì cũng như khoa học, hiện tượng ngoại cảm là có thật và với tôi, đơn giản là thế.
Nhưng tôi chỉ là một anh “ngố”, vấn đề đặt
ra với các anh không “ngố”, tức là các
nhà Khoa học, thì nhiệm vụ của các anh là phải nghiên cứu và lý giải cái "đặc
dị công năng" đó là gì và tại sao cô Hằng, anh Tơn lại có "đặc dị công năng"
ấy, vì đó là một hiện thực, chứ cớ sao lại vội vàng chụp ngay cho nó những cái mũ
có tên là “mê tín dị đoan” hoặc "lừa bịp", lại càng không nên phủ nhận nó bằng một mớ lý
thuyết chả có tí gì gọi là nghiên cứu, theo kiểu: giáo sư A từng bảo thế
này, tiến sĩ B đã nói thế kia.
Như thế gọi là "thuật nhi bất tác”, các anh ạ, tức là
chỉ sao chép (trên mạng?) mà không có tính sáng tạo.
Thế nhưng cũng có người chẳng đồng ý như tôi, anh chiến binh Kiên Cường
(cũng ở cái làng đảo giả định nói trên) chẳng hạn, anh này cũng tinh
mắt và nhanh chân, thậm chí anh còn nhanh tay gúc và rất nhanh miệng, nhưng anh lại không có năng khiếu để "đứng ở trên vai các vị thần".
Chẳng cao được thì sâu, bù lại, anh Kiên Cường rất có tài đào giếng.
Anh bảo làm đách gì có chuyện “tiên tri” mới chả “ngoại cảm” cô Hằng
chỉ nói phét là tài. Cô, cũng như các loại “ngoại cảm” như cô, hết thảy đều là đồ
tâm thần hoặc đồ lừa đảo.
Anh đây chiến binh, đèo mẹ, anh mần công tác đào giếng đã trên ba mươi
năm, từ binh nhì nay đã thành đại tá, lại có bằng tiến sĩ đào giếng hẳn hoi, anh
biết rõ, hơn ai hết, rằng đến như TRỜI, đối với anh, cũng chẳng qua chỉ là một
chiếc VUNG mà thôi.
(Bản "tham lận" này định đọc tại Hội thảo gì đó ở Nhà khách 99 Lê Duẩn HN nhưng bị trả và đuổi xuống cùng với anh Viện trưởng bố láo, huhuhu! Bí cháo tôi móc ra xài lại).
Siêu :)
Trả lờiXóaBác Lý ui, bác Hoà Bình ui, các bác siêu quá, nhờ các bác giải thích máy thắc mắc sau: http://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1451954_573605192712870_715271316_n.jpg
XóaTôi vốn được đào tạo theo tinh thần của khoa học thực nghiệm, cái gì chứng minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng minh được thì dứt khoát không tin.
- Thời chống Pháp đã có dân phòng?
- Các câu hỏi để "kiểm tra" sao mà dễ trả lời quá vậy?
Hỏi màu răng, bị nhà ngoại cảm "bùa" như vậy mà tin sái cổ.
Còn lại toàn những điều chung chung nhưng "Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du kích...".
"Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn ... chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay" nhưng "gò má trái có bị giập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn"....
Bác Bềnh và bác Khoằm:
Xóa"Siêu"? HiHi, em nhận luôn, với điều kiện gắn thêm chữ "ngố" nhé.
Chúc Bạn tuần mới nhiều may mắn và thật ý nghĩa nhé
Trả lờiXóaCòn thiếu cá mè rán nữa bác Lý ui!
Trả lờiXóaAnh Quái quả là quái,anh thừa biết ngoại cảm là cái quái gì và chả có công dụng quái gì.thằng ngố nói chuyện xét nghiệm răng lợn quả là ngố.anh nhận laf ngố quả là quái...
Trả lờiXóaNhờ có bác Lý nhắc, tôi mới nhớ đến định nghĩa về ĐỒNG của cụ Đắc Lộ (theo cách diễn giải ep nghĩa của cụ An Chi).
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTáy máy đánh mất cái comment của bác Cu Nỡm, thành thật xin lỗi bác.
XóaĐại ý, quan niệm của anh Quân về việc người ta chỉ sử dung có 10% não bộ chỉ là quan niệm dân gian. Khoa hoc thì khác, bác Cu Nỡm có dẫn một tài liệu, trót xoá, nếu không phiền xin bác dẫn lại. Thank
Khoa học đã chứng minh quan niệm con người chỉ sử dụng 10% não bộ là nhầm lẫn. Nhà ngoại cảm tên Quân kia dùng chính cái quan niệm nhầm lẫn mà không hay biết.
XóaTham khảo: Tạp chí Tia Sáng
Huyền thoại 10% xuất phát từ đâu? Theo Barry Beyerstein thuộc đại học Simon Fraser, nó xuất phát một phần từ cách hiểu sai quan điểm của Williams James, một người cha của ngành tâm lý học Mỹ. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ông viết rằng, hầu hết chúng ta chưa khai thác hết khả năng trí tuệ bản thân. Những năm 1930, một số tác giả chuyên viết sách phổ biến khoa học, như Lowell Thomas, đưa ra con số cụ thể; và huyền thoại 10% ra đời.
Thực ra khi quét não bằng các kĩ thuật khác nhau, các nhà khoa học thấy nhiều vùng não “im lặng”. Tuy nhiên đó là các vùng liên hợp, có vai trò sống còn trong việc kết nối các cảm giác, tư duy và cảm xúc giữa các trung khu khác nhau trong não bộ.