Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Công dân Việt Nam thứ 90 triệu và chuyện Đại tướng làm Trưởng Ban



Bốn ngày trước đây, vào lúc 2h45 phút ngày 1/11, bé gái Nguyễn Thị Thùy Dung trở thành công dân nhí thứ 90 triệu của nước Việt Nam.
Con số 90 triệu này nói lên nhiều điều, nhìn từ kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ 2 vào năm 1989 với dự báo Việt Nam sẽ cán mốc dân số 90 triệu người vào năm 2002 và sẽ đạt 105 triệu năm 2010.
Điều đó lại càng đặc biệt có ý nghĩa, khi trước đó đúng một ngày (30/10) dân số thế giới chính thức bước qua ngưỡng 7 tỷ người với bé gái Danica May Camacho chào đời tại Philippines, một sự kiện mà nhiều quan chức có trách nhiệm cho rằng chẳng đáng để vui mừng.
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Ghulam Nabi Azad nói rằng, sự ra đời của đứa trẻ thứ 7 tỉ “đã mang tới những lo lắng lớn lao. Chúng ta chỉ nên ăn mừng khi dân số toàn cầu ổn định”.
Tổng thư ký LHQ phát biểu : “Đứa trẻ thứ 7 tỉ sẽ bước vào thế giới của những mâu thuẫn… Thế giới có rất nhiều thực phẩm, nhưng vẫn có khoảng 1 tỉ người phải lên giường với chiếc bụng đói vào mỗi tối. Nhiều người tận hưởng cuộc sống sung túc, xa hoa, nhưng còn rất đông những người khác đang vật lộn với cái nghèo…Tất cả những gì bạn muốn cho bản thân, hãy nhân nó với con số 7 tỉ”.
Từ 1961, Việt Nam đã là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á triển khai chương trình dân số. Ngày 26/12/1961 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Quyết định số 216-CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn, ngày này nay được lấy là ngày Dân số Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp là Trưởng Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch; Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ nhiệm bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương là Phó Ban chỉ đạo
Cho đến trước 11/4/ 1984, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn là Trưởng ban chỉ đạo về công tác này, chỉ đến khi Quyết định 58-HĐBT ban hành thì mới có một cơ quan chuyên trách là Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ kế hoạch do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, với các thành viên khoảng 10 bộ trưởng hoặc thứ trưởng (xem ảnh).
Từ năm 1987 đến 1992, cơ quan này được đổi tên là Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch Ủy ban.
Như vậy, có thể thấy rằng, với tầm quan trọng của sự nghiệp dân số, như Đại tướng từng nói: “Dân số là một vấn đề chiến lược của quốc gia”, cho đến thời điểm 1992, Đảng và Nhà nước đã cử 3 nhà lãnh đạo kiệt xuất chỉ đạo, chứ không phải mình tướng Giáp, chưa kể đến khoảng hai chục thành viên hàm bộ trưởng, thứ trưởng làm phó và thành viên.
Về chuyện này, ông Dương Trung Quốc cũng đã từng hỏi và Đại tướng đã trả lời rất đơn giản: “Kế hoạch hóa gia đình cũng như vấn đề dân số là rất quan trọng với cả toàn thế giới chứ không riêng mình. Nhiều nước thủ tướng phụ trách việc này. Hồi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng bận nhiều việc nên vừa là phân công vừa là nhờ cậy tôi đảm nhận. Mà đã là nhiệm vụ thì nhiệm vụ nào cũng vượt qua như truyền thống của bộ đội cụ Hồ”.
Ông Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng cho biết:  “Phó Chủ tịch tham dự rất đều các cuộc họp của Ủy ban Dân số, ông cũng dành nhiều thời gian làm việc với các Tiểu ban rất tỉ mỉ và chu tất”.
Từ đây trở xuống là vài hình ảnh chép từ nhà bác Khoằm (http://fddinh.blogspot.com/)









 


Sau Đi Tướng thì ai đng đu U ban Quc gia dân s và sinh đ có kế hoch?













Tài liệu do bạn Linh Nguyn cung cấp.

Bổ sung 1 - 09:01 - 17/10/2013:
http://my.opera.com/community/users/avatar.pl/73945902



Xem cái hình này thì thấy rằng ai làm về dân số cũng đáng hoan nghênh. VN vừa phải chiến tranh, vừa phải lo cho hàng chục triệu cái miệng ăn. Từ nghèo đói sang đủ ăn, mặc ấm rồi có dư để xuất khẩu gạo thì đó là một điều không thể phủ nhận

Chẳng những vậy khâm phục ở Đại tướng là cho dù Đảng và Nhà Nước có phân công nhiệm vụ nào đi nữa thì cũng làm tốt, làm tròn trách nhiệm. Không hề kêu ca, than vãn, hay nản chí. Đó mới là người cộng sản chân chính luôn luôn được nhân dân kính trọng, yêu mến. 
Còn dưới đây là 2 mẩu chuyện vui vui, để nhớ lại thời đó:
Chuyện thứ nhất:
Hôm đám tang Đại tướng, chị Tuyết vốn là giám đốc một Công ty tư nhân rủ tôi: Chiều nay có đi viếng Đại tướng tại Hội trường Thống Nhất thì đi với anh em bên này. Tôi trả lời đùa, tưởng chỉ tôi mới đi viếng chứ chị cũng đi viếng nữa sao?.
Chị trả lời, tôi không quan tâm nhiều đến việc của Đại tướng, nhưng tôi biết ơn ông vì, hồi tôi sinh thằng cu này, (chị chỉ thằng Quang, nay là Phó Giám đốc) nhờ ông mà tôi được nghỉ đẻ 6 tháng. Thằng này sinh ngày 25/12/1984, sau đúng một ngày ông ký quyết định. Chị bảo trước đó sinh con chỉ được nghỉ 1 tháng.
Chuyện thứ hai, của bác Giao (http://giaovn.blogspot.com/)  cũng chép lại từ nhà Khoằm:
“... Vào năm 1986, một nhóm học sinh chuyên (trong đó có tôi) đã được cử đến chào và tặng hoa cho Đại tướng cùng phu nhân Đặng Bích Hà. Tôi lúc ấy gọi Đại tướng là "Bác" nhưng lại gọi phu nhân là "Cô" (thực ra, nếu đúng, phải gọi là "Ông" và "Bà"). Bác lúc ấy về địa phương, với tư cách, đúng thực là Trưởng Ban Sinh đẻ có kế hoach thật. Ở địa phương lúc đó họ trình trọng giới thiệu đúng như vậy. Bác được đón tiếp ở nhà khách của Tỉnh ủy, vào buổi tối, và sáng hôm sau thì đi tuyến tỉnh tuyến huyện để thị sát tình hình. Lúc khác, khi thực sự cần thiết và thuận tiện, tôi sẽ trình ảnh chụp và các loại tư liệu của buổi tối hôm ấy. Ở thời điểm đó, công việc Sinh đẻ có kế hoạch được phát động rất rầm rộ như là một quyết sách để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nơi hưởng ứng lắm, đến mức, lúc ấy, tôi còn học theo mấy bác đàn anh đàn chú đàn bác của mình, viết được một cái truyện ngăn ngắn về đề tài Sinh đẻ có kế hoạch ! Bây giờ, nghĩ lại, phát ngượng, bởi lúc đó, "chưa ráo máu đầu", làm gì biết đến chuyện Sinh đẻ, mà cũng bàn chuyện Kế hoạch".
 

2 nhận xét:

  1. mấy ông kia là kiêm nhiệm, còn ĐẠI THÁNH của chúng ta là chuyên trách...

    Trả lờiXóa
  2. Kiêm nhiệm, Phó thủ tướng phụ trách Khoa học, giáo dục ...

    Trả lờiXóa