Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Đèn Cù, lại thêm "một nhầm lẫn hữu ích" và “một sự bốc phét không còn chỉnh sửa nổi”


Như đã nói ở bài viết "Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù - Kỳ 2", mặc dù Trần Đĩnh tự nhận là người từng “viết tiểu sử” cho Cụ Hồ (1960), viết hồi ký cho Tổng bí thư Trường Chinh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương ... nhưng trong Đèn Cù, về mặt gắn kết giữa sự kiện và thời điểm thì "văn hào" Trần Đĩnh quả là “bậc thầy” của sự ba vạ, tức là bạ đâu quăng bom đó, liệt kê không hết...
Mới đây, trên blog Giao (nguồn) lại đề cập đến chi tiết “nhầm lẫn” của Trần Đĩnh liên quan đến năm sinh của Cụ Hồ:
“Nhầm lẫn lần này có độ dài 10 năm. Nói đơn giản thì: người anh trai ruột của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Sinh Khiêm đã mất đầu thập niên 1950, nhưng trong Đèn cù thì cụ lại còn sống đến tận năm 1960.

Chắc cụ Khiêm đó là một người anh trai khác ? 

Hay nhà văn Sơn Tùng bị nhầm lên tới 10 năm. Vì theo ghi chép của ông thì: "Cụ từ trần ngày 15-10-1950 (tức ngày 23-8 năm Canh Dần) tại làng Kim Liên, hưởng thọ 62 tuổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được tin anh Cả qua đời trong lúc đang bận công tác xa, không thể về được nên đã điện cho Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV bức điện số 1229, nhờ chuyển cho họ Nguyễn Sinh làng Kim Liên". Bức điện này được giới thiệu trong nhiều sách.

Trong Đèn cù, cụ sống đến năm 1960. Có thế, thì các ông nhà văn Hoài Thanh với Nguyễn Huy Tưởng mới có tin giật gân như sau (theo thuật lại của Trần Đĩnh):

(Hết trích)
Cũng trên blog Giao, ở một entry khác, có đặt vấn đề nhà văn Sơn Tùng cũng sai lệch trong việc chuyển đổi âm lịch/dương lịch ngày mất của cụ Cả Khiêm. Nhưng năm mất của cụ thì mọi tài liệu đều khẳng định là 1950. Bằng chứng là bức điện của Cụ Hồ gửi cho dòng họ Nguyễn Sinh, mang số 1229, được viết vào ngày 9/11/1950, còn ảnh chụp lưu tại bảo tàng Hồ Chí Minh: “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu, tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi xin chịu lỗi bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 11 năm 1950”.
Ấy thế mà theo Đèn Cù thì mãi đến năm 1960, Cụ Khiêm vẫn còn "nói thế" về "năm sinh" của Cụ Hồ. Theo Trần Đĩnh, cụ Khiêm lại còn cho biết "có bằng chứng hẳn hoi trong gia đình và họ hàng" . Thật là hoang đường.

Trước đó, thì một bạn đọc của blog Locliec là Lê Văn, cũng đã phát hiện vụ Trần Đĩnh ba hoa chích chòe về chuyện lần đầu vào Nam, tháng 11/1976, mà đã nhìn thấy tượng Phật Quan âm lớn nhất Việt Nam tại Bãi Bụt (Sơn Trà - Đà Nẵng), trong khi pho tượng này mới khánh thành cách đây 4 năm, tức là năm 2010.
Khác với blog Giao cho đó là một “nhầm lẫn hữu ích của Đèn Cù”, bạn Lê Văn gọi thẳng đó là “sự bốc phét không còn chỉnh sửa nổi”.
Dưới đây là comment của Bạn đọc Lê Văn, ngày 5 tháng 11 năm 2014:
“ Lê Văn20:06 Ngày 05 tháng 11 năm 2014Thiên lý nên bổ sung điều vô lý này: tượng phật bãi bụt bác Thanh cho xây dựng năm 2000 Hoàn thành sau đó 7 năm. Thế mà sau 30/4 Trần Đĩnh vào Nam xe hỏng dừng lại ngủ sáng ra đã thấy (nguyên văn): Gần năm rưỡi sau, tôi được giấy phép vào. Tiền không có, tôi vay Lê Văn Viện, phiên dịch cho sứ quán Ấn Độ, bố Bống tức ca sĩ Hồng Nhung, 500 đồng. To của. (“Anh cứ cầm, bao giờ trả em, mà không trả cũng được”, – Viện nói). Có tiền rồi lại khó khoản vé. Chỉ có thể hoặc nhất thế nhì thân hoặc chìa cổ ra cho phe vé. Tôi nhờ học giả Đào Duy Anh. Anh viết vài chữ bảo tôi cầm đến cho Hiến từng làm ở báo l’ Action, Quân du kích và Hà Nội Mới. Hiến đã mua cho tôi vé liên vận – xe lửa đến Vinh, đổi xe khách trực chỉ ngày đêm vào Sài Gòn.
Đêm miền Nam đầu tiên nghỉ ở Đà Nẵng. Hành khách ngủ vạ vật trên đường quanh xe. Sáng sớm, mở mắt tôi thấy một vùng loá trắng, tinh khiết, ngỡ như mênh mang ngay ở trên đầu: pho tượng Phật. Chợt thấy lòng êm ả lạ. Nhờ ánh sáng an ủi mà một đức Phật bằng lặng và nguy nga như tảng băng Nam cực kia trôi đến ban cho. Sau biết đó là pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt. Hay thật, sao đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam tôi lại ở Bãi Bụt! 
Trả lờiXóaTrả lời
Lê Văn20:15 Ngày 05 tháng 11 năm 2014Theo tôi đó là sự bốc phét không còn chỉnh sửa nổi, chuyện bãi bụt mới tinh khôi " cụ Đỉnh " đã nhầm lẩn đến thế, không hiểu sao cụ nhớ tường tận những đến thế chuyện xảy ra nhiều chục năm trước nhìXóa"(Hết trích)
Đoạn Lê Văn trích ở trên nằm trong chương 38 của Đèn Cù, trong đó Trần Đĩnh cho biết vào khoảng tháng 11/1976 (tức là “gần năm rưỡi sau” ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng), Trần Đĩnh theo xe đò vào Sài Gòn, dọc đường phải ngủ lại Đà Nẵng. Sáng ra, mở mắt ra đã thấy “pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt”.
Sự thật, như bạn đọc Lê Văn đã chỉ ra, tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam tại Bãi Bụt mà Trần Đĩnh mở mắt ra đã thấy “mênh mang ngay trên đầu” chỉ mới hoàn thành vào những năm gần đây, tức là cách đến ba mươi mấy năm, sau cái ngày “Trần Đĩnh vào Nam”.
Nhân đây xin cám ơn bạn Lê Văn và blog Giao, tiện dịp xin giới thiệu với bạn đọc vài bức ảnh tư liệu về bán đảo Sơn Trà, nơi ngày nay có danh thắng chùa Linh Ứng - Bãi Bụt.
Pho tượng Quán Thế Âm bồ tát lớn nhất Việt Nam được đặt tại chùa Linh ứng, Bãi Bụt, thuộc bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Theo hệ thống tổ chức hành chính của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, thành phố Đà Nẵng gồm 3 quận: quận I, quận II và quận III (bán đảo Sơn Trà).
Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông-Bắc thành phố Đà Nẵng với diện tích khoảng 60 km2. Bán đảo Sơn Trà kết nối với Đà Nẵng qua cầu Thuận Phước vốn được hoàn thành vào năm 2009. Nếu vì lý do hỏng xe mà bác tài xe đò Bắc Nam đưa hành khách, trong đó có Trần Đĩnh vào ngủ đêm tại bán đảo Sơn Trà thì đã là một sự rất vô lý, vì từ quốc lộ 1A đi vào Bãi Bụt, ra vào tốn thêm khoảng 30km.
Trước năm 1975, người Mỹ gọi núi Sơn Trà là núi khỉ (monkey mountain), vì đây là nơi thuần cư của loài voọc chà vá chân nâu và nhiều loại khỉ đuôi dài.
Sơn Trà khi đó là khu quân sự, dân thường không được phép thâm nhập, do đó chả có tượng cũng chưa có chùa.
Nếu quả thật tháng 11/1976, Trần Đĩnh từng đến Sơn Trà, thì may ra, cái duy nhất mà Trần Đĩnh có thể thấy là căn cứ rada đặt tại đây do quân đoàn 3 dã chiến (3rdMAF) của Hoa Kỳ quản lý và giao lại cho quân lực VNCH sau Hiệp định Paris. 

Trần Đĩnh hoa mắt nhìn những quả cầu này ra tượng Phật chăng?

Người dân Đà Nẵng hẳn ai cũng quen thuộc với ba quả cầu, phủ lớp vải trắng đăc biệt trên đỉnh Sơn Trà. Trước năm 1975 người Mỹ đã dùng rada từ đỉnh Sơn Trà để khống chế và theo dõi toàn bộ khu vực rộng lớn từ đảo Guam phủ qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua Thái Lan và bao trùm toàn bộ Đông Dương. Máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam cất cánh từ sân bay Utapao (Thái Lan) và đảo Guam đã được sự dẫn đường của rađa này. Sau ngày giải phóng Đà Nẵng (3/1975), căn cứ này do Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản và sử dụng, nay là trạm rada 29, thuộc trung đoàn 290, sư đoàn phòng không không quân 375.
Không chỉ có thế, trước giải phóng, bán đảo Sơn Trà còn là tập trung rất nhiều đơn vị Thủy quân lục chiến của Mỹ và hải quân Việt Nam cộng hòa. Đây cũng là nơi đóng quân của “Sở Phòng Vệ Duyên Hải” (Coastal Security Service - CSS), một đơn vị được CIA tổ chức từ thời Ngô Đình Diệm, với các lực lượng Hải Tuần và Biệt Hải chuyên xâm nhập miền Bắc Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ biệt kích, bắt cóc nông dân, ngư dân, thuyền bè, phá hoại các cơ sở hạ tầng và các hoạt động tâm lý chiến khác...

Vị trí các cơ sở của Sở Phòng vệ duyên hải 
Nơi ấy, bây giờ
 
Cổng vào cảng quân sự Tiên Sha, phía sau là núi Sơn Trà
Cầu tàu, nơi tập kết các lực lượng chuẩn bị xâm nhập miền Bắc


Lực lượng Biệt hải tại bán đảo Sơn Trà, lưu ý họ được trang bị súng AK để phù hợp với việc xâm nhập miền Bắc.
Căn cứ quân sự Mỹ quanh bán đảo Sơn Trà

Căn cứ quân sự Mỹ quanh bán đảo Sơn Trà
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 19 tháng 06 năm 2004 âm lịch, sau 6 năm xây dựng ngày 30 tháng 07 năm 2010 (nhằm ngày 19/6 năm Canh Dần) chính thức khánh thành. Chùa xây dựng trên cơ sở phát nguyện của Thượng tọa Thích Thiện Nguyện, được bà con phật tử gần xa hưởng ứng và được thành phố cấp đất xây dựng cùng một quần thể du lịch mới hình thành của Đà Nẵng.
Chùa Linh Ứng

Thầy Trụ trì và ông Nguyễn Bá Thanh tại lễ khánh thành chùa Linh Ứng và tượng Quan Âm (30-7-2010)

Tượng Phật Quán Thế Âm lớn nhất Việt Nam. Trần Đĩnh đã "thấy" ngài từ năm 1976
Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Trên mão tượng Quán Thế Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.
Trở lại Đèn Cù: "Sáng sớm, mở mắt tôi thấy một vùng loá trắng, tinh khiết, ngỡ như mênh mang ngay ở trên đầu: pho tượng Phật. Chợt thấy lòng êm ả lạ. Nhờ ánh sáng an ủi mà một đức Phật bằng lặng và nguy nga như tảng băng Nam cực kia trôi đến ban cho. Sau biết đó là pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt. Hay thật, sao đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam tôi lại ở Bãi Bụt!"
Phải thừa nhận là bác Đĩnh "văn" rất hay, rất rất hay, vượt xa các em cave kể chuyện và các anh nghiện trình bày!
Đã biết mười mươi vậy rồi, mà cũng như bạn Lê Văn, tôi vẫn thắc mắc. Lạ thật đấy, sao "đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam" bác Trần Đĩnh "lại ở Bãi Bụt" được nhỉ??? Bác mắc bệnh mộng du chăng???.
Bác Đĩnh ngơi tay vá víu cái Đèn Cù tập 2, trả lời cái coi!



16 nhận xét:

  1. Tôi thường đọc bài của bác Lý bên Google.tienlang và rất kính phục bác am hiểu tường tận đông tây kim cổ.
    Bài này tôi cũng thấy nhiều thông tin quý mà trước đây tôi chưa biết.

    Duy có thông tin này thì không chính xác:
    " Trước năm 1975, người Mỹ gọi núi Sơn Trà là núi khỉ (monkey mountain), vì đây là nơi thuần cư của loài voọc chà vá chân nâu và nhiều loại khỉ đuôi dài.
    Sơn Trà khi đó là khu quân sự, dân thường không được phép thâm nhập, do đó chả có tượng cũng chưa có chùa."


    Tôi là người m Bắc chứ không phải là người m Nam, không phải người Đà Nẵng nhưng tôi dám chắc thông tin trên là không chính xác. Bởi ngay sau khi giải phóng m. Nam, Trung đoàn bộ của Trung đoàn tôi từ Tây Nguyên chuyển về đóng ở trung tâm Đà Nẵng. Riêng Đại đội tôi thì lại đóng quân ở Huế. Nhưng một lần về Trung đoàn bộ, tôi và một anh bạn cùng đại đội đã sang nhà thờ Giáo xứ Sơn Trà thăm một người anh con ông bác của anh bạn. Gia đình người bác của bạn tôi vào Nam từ 1954. Hai chúng tôi đi xe lam qua cầu Trịnh Minh Thế rồi đến nhà thờ. Cho đến nay, gần nửa thế kỷ rồi mà tôi vẫn nhớ mãi cái ấn tượng về người anh con ông bác của bạn tôi. Tuổi tác chắc cũng đôi mươi như bọn tôi nhưng lại là một cha đạo- tôi không rõ chức tước bên Thiên chúa. Nhưng chỉ biết anh ấy là một cha đạo, đã học qua học viện gì đó bên đạo tương đương đại học. Cũng trẻ như bọn tôi nhưng ăn nói rất điềm tĩnh chứ không xô bồ như đám lính trẻ bọn tôi vừa ở rừng xuống. Anh ta cực kỳ đẹp trai, da trắng môi đỏ như con gái. Không dám nói ra nhưng khi đó tôi thầm nghĩ: Đẹp trai, cao ráo thế mà đi làm cha đạo, chấp nhận không vợ con thì quá uổng phí.

    Kể chuyện đó để thấy rằng Sơn Trà trước năm 1975 cũng tấp nập dân cư ra vào lắm. Từ nội đô sang Sơn Trà ngày đó có hai cây cầu: Một là cầu quân sự là cầu Nguyễn Hoàng mà sau này đổi tên thành cầu Nguyễn Văn Trỗi và một cây cầu dân sự là cầu Trịnh Minh Thế- sau này đổi thành cầu Trần Thịn Lý.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bác Cựu chiến binh đã ghé thăm và góp những ý kiến bổ ích.
    Cũng như bác, em là dân Bắc, chưa một lần ghé Sơn Trà, mặc dù đã ở Đà Nẵng một vài đêm. Thậm chí đến Bãi Bụt và chùa Linh ứng, mới đây em cũng mới biết, là nhờ bác Lê Văn “mách”. Và rồi mới để tâm tìm các ảnh và tư liệu liên quan đến Sơn Trà.
    Tất nhiên khi tìm tư liệu, thì đáng tin cậy nhất vẫn là các vị thổ địa, đã từng sống tại đó vào trước năm 1975. Và em tìm được 2 trang này có ảnh và thông tin liên quan.

    1. SƠN TRÀ ĐÀ NẴNG - buithien100 - Google Sites
    https://sites.google.com/site/buithien100/my-calendar
    Trang này có đầy đủ thông tin về giáo xứ Sơn Trà và ảnh nhà thờ giáo xứ, cũ và mới. Bác có thể vào đây để hoài niệm kỷ niệm xưa. Cái ảnh đài rada đen trắng trên blog là em lấy ở đây đấy ạ.
    Tác giả Buithien là một giáo dân thuộc giáo xứ này.
    Nhưng không rõ vị trí nhà thờ nằm ở đâu? Có nằm trên phần bán đảo hay loanh quanh bên cái cầu Trịnh Minh Thế?
    2. http://reindeer-loc.blogtiengviet.net/2013/04/30/sann_tra_monkeys_mountain
    Người viết entry này cũng là một người dân bản địa.
    Trích từ bài viết:
    “Năm ấy-mùa hè 1975- tôi vừa 13 tuổi, nhỏ con, ốm đói nhưng không yếu !
    Từ Nam ra Bắc, núi Sơn Trà rất dễ nhận ra từ xa nhờ 2 quả cầu màu trắng trên đỉnh ( bây giờ hình như chỉ còn một ) Đó là trung tâm phân tích tín hiệu và kiểm sóat hệ thống rada quân sự, phủ sóng phần lớn vùng biển đảo Việt Nam. Sơn Trà nằm phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, là phần nhô ra của bán đảo Sơn Trà, trước 1975 là khu quân sự, dân thường không được phép thâm nhập, nhưng ngay mùa hè đầu giải phóng, dường như dân nghèo ĐN, lớn bé.trẻ già ai còn sức đều lên núi để kiếm củi, vừa làm chất đốt vừa buôn bán kiếm cơm qua ngày...”
    Em lại chú ý thêm một comment ở dưới:
    “75-76 đa số đi củi ở Sơn Trà 77-79 phải đi vòng đường biển hoặc đi củi ở Nam Ô, sau 79 phải lên miền ngược đốn thả bè 2 xuôi dòng Thu Bồn về”




    Như vậy, trrên blog có 2 thông tin bác cho là không chính xác:
    1. " Trước năm 1975, người Mỹ gọi núi Sơn Trà là núi khỉ (monkey mountain), vì đây là nơi thuần cư của loài voọc chà vá chân nâu và nhiều loại khỉ đuôi dài”.
    2. Sơn Trà khi đó là khu quân sự, dân thường không được phép thâm nhập, do đó chả có tượng cũng chưa có chùa."
    Thông tin 1 thì em nghĩ là không có gì phải bàn cãi.
    Thông tin 2 thì đành phải tìm hiểu thêm vậy (dân thường, tượng, chùa trước 1975 có ở trên đó hay không? ).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi chỉ nói đến thông tin thứ hai thôi. Bán đảo Sơn Trà rất rộng. Trên đó, trước 1975 có những khu quân sự của Mỹ. Nhưng khu quân sự không phải là nằm hết trên bán đảo Sơn Trà mà chỉ ở một phần nhỏ thôi.
      Ngay từ thời Pháp thì trên bán đảo này đã hình thành một quận hành chính là quận III.
      Cũng theo trang bác đưa link trên kia
      https://sites.google.com/site/buithien100/my-calendar
      Có đoạn:
      ----
      10-1945
      Thành phố Đà Nẵng được mở rộng ở phía đông, thêm hai xã của huyện Hòa Vang cắt nhập vào, là xã Nam Thọ và xã Hòa Hải. Thành phố chia thành 3 khu:
      - Khu Trung: gồm 5 xã Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nại Hiên Tây, Bình Thuận.
      - Khu Tây: gồm 7 xã Thanh Khê, Hà Khê, Xuân Hòa, Xuân Đán, Liên Trì, Thạc Gián, Thuận An.
      - Khu Đông: gồm 9 xã An Hải, Hòa Hải, Mỹ Khê, Phước Trường, Tân Thái, Nam Thọ, Cổ Mân, Mân Quang, Nại Hiên Đông.
      10 1955
      - Quận III: gồm 9 khu phố: An Hải, Mân Quang, Cổ Mân, Nam Thọ, Mỹ Khê, Phước Trường, Nại Hiên Đông, Tân Thái, Thượng Nghĩa.
      -------
      Người Pháp đã từng so sánh bờ biển Mỹ Khê với các bãi biển đầy nắng ở miền Nam nước Pháp và các ký giả người Mỹ đã nói rằng Mỹ Khê là một trong những bãi biển đẹp nhất Nam Việt Nam.
      Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ Quốc gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Từ tháng 10 năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành phân chia lại địa giới hành chính. Đà Nẵng giữ nguyên 3 quận như cũ.

      Như vậy, trên bán đảo Sơn Trà có dân sinh sống thì chuyện dân qua lại là chuyện đương nhiên. Nhà thờ cũng có từ xưa. Có cả trường học Vinh Sơn
      Còn tượng nào, chùa nào có trước, có sau 1975 thì lại là chuyện khác.

      Xóa
  3. À còn chuyện xâm nhập miền Bắc thì bác Cựu Chiến binh có thể tìm hiểu thêm trong trang biethai.blogspot.com, trang này của các bác cựu biệt kích (hải quân) VNCH.

    Một lần nữa cám ơn bác Cựu chiến binh.

    Trả lờiXóa
  4. Một cái Đèn cù, lắm đứa xoay.
    Xem ra bác Đĩnh thật cao tay.
    Tiền thầy bỏ túi, mồm chúng nói.
    Kệ cho thiên hạ nói đông tây.
    Mới biết ở đời khôn với dại.
    Mới hay nhân thế thấp với cao.
    Mặc cho thiên hạ thi nhau mổ.
    Tiền vào đầy túi, Đĩnh phây phây.
    CỐ NHÂN

    Trả lờiXóa
  5. Thơ khá phết đấy. Hehe

    Nhưng mà thất vận, và điệp từ:
    "Mới biết ở đời khôn với dại.
    Mới hay nhân thế thấp với cao".

    Thôi để cụ Lý sửa cho một câu:
    "Mới biết ở đời khôn với dại.
    Nào ngờ trong mộng tỉnh hay say".

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn các bác mở quán cơm từ thiện 2.000đ, 5.000đ cho người nghèo. Cảm ơn các em nam thanh nữ tú dành thời gian đến các bệnh viện, trại trẻ mồ côi để làm việc thiện nguyện. Cảm ơn các chị các anh với những thùng trà đá miễn phí cho người qua đường. Các vị đã dành thời gian để làm những việc có ích thiết thực cho đời. Thời gian đó như vàng như ngọc.
    Thời gian của Thiên Lý bỏ ra để đọc hết, đọc kỹ Đèn Cù của Trần Đĩnh, thời gian bỏ ra tìm tư liệu để phản bác, xem ra thật vô ích. Thời gian đó như bùn như cát.
    CỐ NHÂN

    Trả lờiXóa
  7. Đĩnh phéc lác thế có cần lôi các tiểu sử Đĩnh làm cho các cụ ra soi ko nhể?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên nên rất. Đĩnh đã mần tieeur sử cho CỤ nào nhỉ?

      Xóa
    2. Đĩnh mần tiểu sử ca ngợi công đức của các Cụ thì cứ để. Chừng nào Đĩnh phản thùng như Đèn cù thì mới cần các DLV ra tay.

      Xóa
  8. ĐKM hóa ra cụ Đĩnh là thiên tài Tiên Tri mà không ai biết, cụ nằm mơ thấy đúc Phật được xây dựng những hơn 30 năm sau
    Tài thật, tài đến thế là cùng, tiên sư cụ!

    Trả lờiXóa
  9. Xin chuyển comment của Thanh Cong Nguyen từ entry "Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù" (Kỳ 1) qua đây:
    Thanh Cong Nguyen12:56 Ngày 07 tháng 12 năm 2014

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Linh_%E1%BB%A8ng

    chùa Linh Ứng - Bãi Bụt (phải ghi rõ vì ở Đà Nẵng có tận 3 chùa Linh Ứng) khởi công 2004 và đến 2010 thì hoàn thành, nhưng thật ra mới đón khách tham quan từ 2013-2014 đây thôi.
    thêm nữa, đường Bắc Nam ngang qua Đà Nẵng không hề đi ngang qua chùa Linh Ứng - Bãi Bụt. Điểm gần nhất (có lẽ Ngã Ba Huế) kéo xuống Bãi Bụt theo đường chim bao cũng tầm 20 Km - nhìn bằng kính viễn vọng may ra thì thấy(đấy là giả dụ đã có cái tượng Phật ở đấy). Năm 1976 mà đã thấy được tượng Quan Âm ở Bãi Bụt khi xuôi Bắc Nam thì quả thật đại tài, vừa có thiên lý nhãn, vừa nhìn xuyên được đến tương lai hơn 30 năm, bái phục!

    Trả lờiXóa
  10. Tượng bác Đĩnh nói là tượng Phật tổ nằm trên QL1A, cách biển Thanh khê cỡ 1- 2 km. Ngày ấy trống vắng, từ đó nhìn qua Sơn trà rất gần. Có thể bác Đĩnh không quay lại DN nên nhầm với tượng Phật quốc doanh Linh ứng. Chuyện đó rất bình thường, móc lộn rồi ! He he !

    Trả lờiXóa