Đến ngày mùng Tám tháng Ba
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà tôi đây.
(Tập cổ, ca dao)
---------------
(Tập cổ, ca dao)
---------------
Ở Entry trước, có nói đến mấy chữ "Bạch tuyết" và "như ngọc" trong đôi câu đối Cụ tặng Hoa:
Trí như
bạch tuyết, tâm như ngọc
Vân tưởng
y thường, hoa tưởng dung
Trong
vế thứ nhất, ba chữ “tâm như ngọc”
có thể cụ Thợ Dìu tập cổ từ câu thơ Tàu: "Thư trung tự hữu nhan như ngọc" vốn của Hoa Quảng Sinh
viết trong Bạch tuyết di âm, đời
Thanh.
Nhưng,
cũng có thể chả cần phải lọ mọ lần lên đến đời Thanh, bên Tàu. Vì sau
này mấy chữ “Nhan như ngọc” gần
như đã trở thành khẩu ngữ, thành ngữ dùng để khen vẻ
đẹp cả phái mạnh lẫn phái yếu (kể cả khen "đểu"). Còn các chữ “Kỳ nhân như ngọc”, “Mỹ
nhân như ngọc”, hay “Nhân như ngọc”
thì đã được nhiều cụ ta sử dụng trong văn thơ hay câu đối.
Chẳng
hạn đôi câu đối sĩ phu Bắc Hà tặng (thực ra là có ý xỏ) cụ Trương
Vĩnh Ký khi cụ này ra thăm Hà Nội vào năm 1876, dùng ba chữ “nhan
như ngọc”:
“Bắc du phong độ nhan như ngọc...
Tây vọng dung quang khí tự hồng...”
Tạm
dịch:
“Đất Bắc dạo chơi, dáng vẻ phong lưu, mặt kia như củ ngọc...
Trời Tây trông ngóng, dung nhan sáng sủa, khí ấy tựa cầu
vồng...”
Nhưng,
"ác liệt" nhất là mấy chữ “Mỹ nhân như ngọc...” mà cụ Tam Nguyên Yên
Đổ sử dụng trong câu đối quái kiệt đề tại Đền thờ Thánh Mẫu làng Cổ Ngựa, (Hiền
Khánh, Vụ Bản, Nam Định), như sau:
"Mỹ nhân như ngọc, hành vũ, hành phong,
anh linh mạc trắc";
"Tế thế kỳ âm, hộ dân, hộ quốc, thướng
lai vô cùng."
Tạm dịch:
Người xinh như ngọc, làm gió, làm mưa, linh không thể tả;
Âm đức cứu đời, giúp dân, giúp nước, ơn lại vô cùng.
Lưu ý
văn tự ngày xưa không có dấu ngắt câu (dấu phảy, dấu chấm, chấm phảy....) như quốc ngữ. Ngắt tại đâu và
hiểu thế nào là do trình cao hay trình lùn và thậm chí là tùy ý
thích của người đọc. Ai ngắt bậy ngắt bạ, nhất là “ngắt” ở chữ
thứ 5 trong mỗi câu trên, thì Thánh vật cho sùi bọt mép rán chịu!
(Còn
một câu nữa của một môn sinh cụ Nguyễn Khuyến là cụ Trần Tán Bình (*), dành dán nhà các bác sĩ khoa Sản, người đọc cũng nên “cửn
thựn” khi “ngắt”, lại nhớ cân
nhắc khi nái lói:
Con Tiên cháu Rồng, lộn xuống cõi trần
sung sướng nhỉ?
Mộng hùng thơ rắn, sai đâu ông Tạo đỡ
đần cho.)
Vế đối
thứ hai trong đôi câu đối Cụ Thợ tặng Hoa liên quan đến bài Thanh bình điệu của Lý Bạch, nguyên
văn gồm 3 khổ, như sau:
(I)
Vân
tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xân
phong phất hạm lộ hương nùng
Nhược
phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội
hướng giao đài nguyệt hạ phùng
(II)
Nhất
chi hồng diệm lộ ngưng hương
Vân vũ
Vu Sơn uổng đoạn trường
Tá vấn
Hán cung thùy đắc tự
Khả
liên Phi Yến ỷ tân trang
(III)
Danh
hoa khuynh quốc lưỡng tương hoa
Trường
đắc quân vương đới tiếu khan
Giải
thích xuân phong vô hạn hận
Trầm
hương đình bắc ỷ lan can
Khổ
thứ II, bởi có mấy chữ Vân vũ Vu
sơn, ám chỉ một cách chung chung chuyện đệ tam khoái, thành ra có kẻ vội vàng chụp lấy và kết
luận đây là thơ "ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi
sau khi làm tình”, rồi nhân
đó, lại đặt ra cái án tày đình của “dâm phụ” là đã “gây chết một phần ba dân số
Trung Hoa thời đó”. Suy diễn hồ đồ, cốt kiếm cái cớ để ném đá cụ Thợ Dìu.
Thiết nghĩ, xưa nay gái đẹp, dẫu cho chim sa, cá lặn, trăng thẹn, hoa hờn, mà
... đếch ... gợi dục cho các bố, thì cũng chỉ có nước ... cạp đất
mà ăn, như em Ngọc Trinh đã phát
biểu một cách rất văn hoa. Còn chuyện các bố đánh nhau, giết nhau
là tại các bố ngu, gian, tham, và nhất là dâm. Cớ sao lại hèn hạ đổ tội cho nhan sắc chúng chị đây?.
Ở ta, có khá nhiều bậc thâm nho khả kính đã yêu mến mà dịch bài "dâm thi" (?) này.
Có thể kể đến từ các cụ Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Trần Trọng
San, Bùi Khánh Đản ngày trước cho đến các bác thuộc Viện Hán – Nôm hiện
nay.
Phổ
biến nhất vẫn là khổ thơ đầu, là khổ thơ có cái câu “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung” ấy. Thời Tây, có người đã dịch riêng khổ này, một cách oái oăm khác người như sau:
Mặc áo vân tầu, mặt rỗ hoa,
Cô lôn (**) lại rảy ngát mùi xoa,
Ngọc Sơn chốn ấy ta cùng hẹn,
Gặp gỡ giao đài dưới bóng nga.
Vậy
là, dưới con mắt khôi hài của người dịch, một trong Tứ đại mỹ nhân
bên Tàu bỗng biến thành xú nhân Bờ Hồ mặt rỗ, tay cầm mùi xoa phe
phảy. Sao chửa thấy mấy anh “nhọ mõm” dùng bản dịch này để xúi
cháu Duyên Lạ kiện cụ Thợ Dìu về tội lăng mạ nhỉ???.
Và, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, tưởng cũng nên tìm hiểu "Tứ đại mỹ nhân" nghĩa là
gì, và mặt mũi ra sao?
Cứ theo cái kiểu “si lận” chẻ tư sợi tóc của đám “nhọ mõm” trong vụ ném đá đôi
câu đối cụ Thợ Dìu, mà dịch ra từng chữ, thẳng mực Tàu, thì: Tứ
là bốn, Đại là To, Mỹ ... thì ai thích dịch là đẹp xin cứ tùy hỷ, còn tôi thì cho Mỹ là Mẽo. Còn Nhân, dĩ nhiên là người.
Vậy
thì. Đây, chân dung Tứ Đại Mỹ Nhân là đây. Đảm bảo không to không lấy tiền. Nay đưa ra, cung thỉnh các bậc mày râu chiêm
ngưỡng:
Từ phải sang: Tây Thi, Vương Chiêu
Quân, Điêu Thuyền và Đường Quý Phi
(chim, cá, trăng, hoa, rủ nhau đồng loạt lặn một mạch, 100km/h).
Để kết thúc bài viết, xin chúc
các bậc tu mi nam tử một 8/3 hào hùng lãng mạn và đêm về có những giấc mơ đẹp với một trong những người đẹp nói trên. Hoặc hai, ba, hay cả bốn? Tùy các bác!!!
----------------
(*) Cụ Trần-tán Bình, tự là Nhụ-Hoàng (1868 - 1937), quê tại làng Do Lễ ( Ðỗ Xá), đỗ Tiến sĩ đời vua Thành Thái, vì bài thi phạm húy nên bị đánh xuống
Phó bảng.
(**) Cô lôn: phiên âm tiếng Pháp l’eau de
cologne, nghĩa là nước hoa.
Đọc thêm bài này của chú, cũng chẳng thấy sáng hơn về cái ý "tâm như ngọc". Không biết có phải chú muốn nói : đã có nhan như ngọc, nhân như ngọc thì có thêm tâm như ngọc cũng là hay.
Trả lờiXóaVề câu thứ hai thì chỉ nói thế này : đó là câu thơ của Lý Bạch tặng Dương Quí Phi (không biết tôi nhớ có đúng không, nàng phi này là nguyên nhân của chính biến An Lộc Sơn), cụ Khiêu đem tặng lại cho nàng Hoa thì có ổn không ? Hơn nữa trang phục nàng Hoa đang mặc là áo sơ-mi và quần bó mà nói là "vân tưởng y thường" thì lại càng có cớ cho chúng nói cụ mược thơ người chứ chẳng có cảm xúc nào cả.
- Còn về cái "tứ đại USA nhân" thì lại tầm phào quá, nó chỉ xứng với đám học sinh con nít đem ra nói rồi cười khùng khục mà thôi. Đâu phải tầm thông kim bác cổ (cái này là anh copy lại của một còm sĩ nói về chú đấy) của chú Lý.
Túm lại là bài trước đủ rồi, bài sau thừa.
CỐ NHÂN
ĐÚNG ĐÚNG MỘT BÀI LÀ ĐỦ THẤY NGU NHƯ ÔNG LỢN GÒI.
XóaNói về vẻ đẹp của phụ nữ từ ngàn đời xưa có rất nhiều câu thơ, cao dao miểu tả. Như "Hoa cười, ngọc thốt đoan trang. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da". Đây là câu thơ mà cụ Nguyễn Du đã từng miêu tả Thúy Vân.
Trả lờiXóa(y)
Trả lờiXóa