Lẳng lặng mà nghe chúng nó la,
La đôi câu đối Cụ tặng Hoa...
-------
Bài viết này xuất phát từ câu chuyện khá
ồn ào trên mạng và cả trên báo chí chính thống về tấm ảnh cụ Thợ
Dìu chụp chung với Hoa hậu Duyên Lạ và kèm theo đó, là đôi câu đối,
mà đa phần, chúng chê là có “vấn đề về chữ nghĩa”.
Đầu tiên, chúng, bọn đểu, quân nhọ mõm, tâng cụ lên hàng “quốc sư”, “bậc thượng căn thượng
trí, là cây đa cây đề, là tinh hoa, niềm hãnh diện của học giới nước nhà” để rồi sau đó, độp một phát, hạ
cụ xuống hàng “chưa thể
gọi là trí thức”.
Nguyên văn đôi câu đối của cụ Thợ Dìu tặng
mỹ nhân, như sau:
Trí như bạch tuyết, tâm như ngọc
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Nội dung:
Vế trước, cụ ca ngợi vẻ đẹp tinh thần
cháu Duyên Lạ sáng như ngọc, trong như tuyết, hay cũng có thể tùy
hiểu cụ so tâm, trí cháu Duyên Lạ ngang với nàng Bạch Tuyết trong câu
truyện cổ An Đéc Xen (*). Vế sau, cụ khen vẻ đẹp về hình thể, cháu nhà
ta nào kém mợ Dương Quý phi, là một trong tứ đại mỹ nhơn bên Tàu.
Chúng bắt bẻ mấy chữ “trí như bạch tuyết”
của cụ, không chỉ thuần túy trên địa hạt chữ nghĩa, mà lại còn vận
dụng cả thần kinh học bảo rằng cụ âm mưu xỏ xiên, chê cháu nó chẳng có
chút “chất xám” trong đầu. Hoặc sử dụng công thức hóa học vỡ lòng,
suy diễn “tuyết” chẳng qua là nước, là H2O. Mà đã là nước thì không
màu, không mùi, cũng không có vị. Rồi suy ra rằng cụ định khen, nhưng
vì tay nghề non mà hóa thành ra chê cháu nó đầu óc “không màu, không
mùi, không vị”.
Thế thì, “phù
lưu, thanh thủy” tức là
nước lã, mà người ta vẫn dâng cúng hàng ngày lên thần linh, tổ tiên
hay người khuất núi hẳn cực kỳ “vô vị”.
Thậm chí, câu ca dao “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn
chảy ra” hóa ra chẳng có
nghĩa mẹ gì hay sao (???).
Thế nhưng câu thơ của Đại thi hào Nguyễn Du
trong truyện Kiều “Mai cốt
cách, tuyết tinh thần” thì
sao? Cụ Tiên Điền cũng so tinh thần nàng Kiều ngang “nước lã” đó thôi.
Tưởng danh tiếng cụ Nguyễn Du đủ để bào chữa cho cụ Dìu? Thì chúng
lại khăng khăng, trong hai chữ Tâm Trí, thì “trí” không thuộc phạm trù tinh thần (?), chỉ có “tâm”
mới là tinh thần. Cho nên cái sự so sánh của cụ Nguyễn Du thì là
đúng, mà sang đến cụ Thợ Dìu thì lại “cực kỳ phản cảm”. Ngoài ra, cũng
phải thể tất cho cụ Tiên Điền vì thời ấy, các cụ chưa có khái niệm
về môn hóa học và các neuron thần kinh.
Có tay thầy đồ, chắc còn chưa nguôi giận vì vừa bị trượt từ vòng gửi xe ở Văn Miếu mới đây, bèn chê rằng, đôi câu đối
của cụ Dìu, vế sau là thuần Hán mà vế trước “Trí như bạch tuyết,
tâm như ngọc” thì là Nôm, như vậy là không
chỉnh, không chuẩn, không phải phép mần câu đối. Ối giời ôi, trong bảy
chữ kia, chắc cậu đồ tưởng chữ “như” là chữ Nôm chăng??? Bố khỉ!
Mà Nôm pha Hán thì đã sao? Chắc hẳn đồ
nhà thầy chưa biết đến là đôi câu đối kỳ tài của cụ Tam Nguyên Yên
Đổ, viết mừng một ông người làng làm nhà mới.
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tích
tằng xưng tị ốc
Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã
vểnh râu tôm.
Vế trước toàn chữ Hán, vế sau thuần Nôm,
mỗi vế có một thành ngữ. Để ý các chữ “thị” (chợ) đối với
“làng”, “giang” (sông) đối với “nước”, “địa” (đất) đối với trời,
“xưng” đối với “vểnh”, “ốc” (nhà) đối với “tôm”, thậm chí chữ “tị”
(còn có nghĩa là mũi), cụ còn đối được với chữ “râu” trong “râu tôm”.
Chê nửa Nôm nửa Hán chán, chúng lại nhao
nhao chê cụ Thợ Dìu “đạo” câu thơ của Lý Bạch khen vẻ đẹp Đường Quý
phi trong bài “Thanh bình
điệu” để làm vế
đối “Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung”!
Vậy thì đây là đôi câu đối cực hay dán
trước cửa nhà của cụ Tú Xương:
Vấn chinh phu dĩ tiền lộ
Vọng mỹ nhân hề nhất phương
Vế thứ nhất, nghĩa “hỏi thăm đường nơi người đi
chinh chiến”, nguyên là một câu thơ trong bài “Quy khứ lai từ” của
Đào Tiềm.
Vế thứ hai, nghĩa là “trông ngóng người đẹp nay ở
nơi nao?”, nguyên là một câu trong bài phú “Tiền Xích Bích” của Tô
Đông Pha.
Vậy nếu bọn đần độn cứ khăng khăng bảo cụ
Thợ Dìu “đạo” thơ Lý Bạch để làm một vế đối thì hóa ra cụ Tú
Xương tài hoa còn “đạo” gấp đôi cụ Thợ Dìu.
Cái tài của cụ Tú là lẩy ra được từ
thiên kinh vạn quyển ra được hai câu cổ thư để làm ra một cặp câu đối
hoàn chỉnh, mô tả tâm trạng mong ngóng khát khao đổi đời của cụ, vào
cái thời mà thực dân Pháp còn nô dịch nước ta.
Thế cụ Tú định hỏi thăm và trông ngóng mỹ
nhân nào đây? Và “nhất phương” là phương nào? Các nhà cóc nhái ễnh
ương có lẽ lại chụp thêm một cái mũ nữa cho cụ Tú, rằng đã đạo văn
lại còn mê gái?
Thực ra, cả vế trước câu đối của cụ Thợ
Dìu “Trí như bạch tuyết, tâm như ngọc” cũng được cụ “đạo” một phần từ
một câu thơ Tàu: "Thư
trung tự hữu nhan như ngọc" vốn
của Hoa Quảng Sinh, người đời Thanh, viết trong Bạch tuyết di âm. Và mấy
chữ “Nhan như ngọc” hay “Mỹ nhân như ngọc” thì đã được nhiều cụ, trong
đó có cụ Tam Nguyên Yên Đổ sử dụng trong câu đối (để từ từ dẫn chứng sau).
Như vậy, đôi câu đối của cụ Thợ Dìu tặng
em Duyên Lạ, chẳng qua là một lối chơi chữ nghĩa tao nhã truyền thống
của các cụ.
Lối chơi này có tên gọi là “tập văn cổ”,
có khi chỉ gọi gọn là "tập cổ", không học rộng nhớ dai, đến mức nhập tâm, như
các cụ tiền bối nói trên (gồm cả cụ Thợ) tất không làm được. Bọn
kia đã ngu lại còn lệch mồm ra chê. Chê, chê cái lỗ đít các cụ đây
này!
Đấy là chưa kể, xét công bằng, về mặt chữ
nghĩa, thì cụ Thợ Dìu đã từng có những câu đối hay, thậm chí tuyệt
hay, mà ngày nay ít người có thể làm được.
Chả còn gì để chê, thì chúng lại chuyển
sang chê bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch. Chúng moi ra ở khổ thứ 2
của Thanh Bình điệu có mấy chữ "Vu sơn" nên kết luận là
bài thơ "ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm
tình với Đường Minh Hoàng" ??? Thế thì toàn bộ phần Nhã ca trong
Thánh kinh Cựu ước (mà chúng luôn mồm khen nhã) đích thực là một đại dâm thư.
Và tên Lý Bạch kia, ngoài tội "phát tán văn hóa phẩm đồi
trụy", hẳn còn can thêm tội nhòm trộm hoàng đế "lâm
sàng". Chứ không nhòm trộm làm sao biết "thân xác gợi dục
của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng"?
Rồi chúng lại bới ra tì vết trong lý lịch
của người đẹp Dương Qúy Phi: "vốn là một dâm phụ, từng là vợ
con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục
tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà
dục tình này nên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời
đó…". Chết chết chết, cụ Thợ Dìu có tội lớn là rất bất cẩn trong việc sưu tra lý lịch trước khi làm câu đối. Ừ nhỉ, khó hiểu thật! Sao cụ không
chọn Thị Nở mà lại chọn Dương Quý Phi nhỉ ???. Ca này khó, khó quá, nhà
cháu chào thua, không bênh cụ được.
Chỉ xin mách nước cho cụ, lần sau mà cụ còn muốn mần
câu đối tặng hoa hôi hoa hiếc thì cứ lấy cmn mợ Giáng Tiên, bà
xã chúng tôi, ra làm mẫu cho nó lành!
***
Hai chữ Thợ Dìu, lấy ở đâu ra?
Xin thưa, là thuần túy ăn cắp của cụ Tô Hoài.
Cụ Tô có viết cuốn sách “Giấc mơ ông thợ dìu” mới xuất bản cách đây
ít năm. Cụ Tô dùng mấy chữ ông Thợ Dìu để chỉ một ông hành nghề
dạy vũ khiêu, à quên dạy khiêu vũ. Ông này có cái sướng là được trả
tiền để quanh năm suốt tháng, ôm eo, áp má, lắc mông cùng các
bà các em các cháu. Phái yếu, phái mạnh, ông dìu tất. Gọi là Thợ dìu thực cụ Tô Thánh
quá đi mất, lạy cụ!
Nhưng mà, nhà cháu đoan chắc một trăm phần trăm,
cụ Tô cũng “thuổng” hai chữ “Thợ Dìu”. Thuổng từ chính mồm mấy ông thợ dìu
hoặc mấy bà con nhang đệ tử ông thợ dìu.
Nhưng
từ đời thường, từ sách cũ, giữ gìn cho không bị mai một và đưa lại vào văn chương, như vậy, há chẳng phải là "đạo" hay
sao? Hả quân “nhọ mõm”?.
--------
Ghi chú: Câu chuyện Nàng Bạch Tuyết ... không phải của An Đéc Xen như đã ghi nhầm, mà là của anh em Grim. Nay xin đính chính, nhờ sự huhu của bạn Tuấn Trắng, còm phía dưới.
Tôi rất ít còm ciếc, nhưng cái bài này thì thật hay, tiếc là da mặt thằng bất hảo dầy như đít trâu rồi
Trả lờiXóaĐầu Chú LA Lừa này chỉ chứa toàn đậu hũ thôi! Về chùi đít cho nữ thánh Vũ Thị Hòa đi chú! Hi hi hi...!!!
XóaCám ơn bác Đông La ghé thăm. Em vẫn thường xuyên đọc các bài trên blog của bác, nhưng cũng ít còm.
XóaVậy thì TRÍ cô Lí với nhà đủ thứ học đúng là như BẠCH TUYẾT hế hế.
Trả lờiXóaNói trí cô Lý đúng là như Bạch Tuyết là đủ, việc gì phải lôi thêm nhà đủ thứ học nào đó vào làm gì hả Hehe.
XóaVô trí, là mục đích phấn đấu đời này qua đời khác của các nhà tu hành Phương đông đấy Hehe ạ.
Thế chú Lý định trở thành nhà tu hành phương Đông hay sao ? Với lại anh cũng muốn hỏi : những nhà tu hành phương Tây thì mục đích phấn đấu đời này qua đời khác của họ là gì nhỉ ?
XóaCỐ NHÂN
Ha ha, quá đã, nghe thủng lỗ nhĩ, ai chưa thông hãy ngửi đít các cụ đi hẵn cái tiếp.
Trả lờiXóaMi đi cạo lông cho các "cụ" rùi hãy ngửi đít! Đụ mẹ mi!
XóaĐụng đâu đụ đấy con rơi tùm lum, còn nghề cạo không muốn cũng phải ngửi đít thum thủm mùi thuốc Bắc ở các cụ.
XóaBác Thợ Cạo và các bác thông cảm nhé, ở đây thỉnh thoảng vẫn ... thế, chủ nhà cũng không phải là ngoại lệ. Khi cần, em sẽ xóa.
XóaTrí và tâm là hai mặt của tinh thần con người.
Trả lờiXóaTRÍ : nói một cách ngắn gọn chó chú Lý dễ hiểu là chỉ là khôn hay dại mà thôi. Thế "bạch tuyết" là thuộc về khôn hay dại vậy chú Lý.
TÂM : tương tự, dễ hiểu nhất thiện hay ác. Thế "ngọc" là thiện hay ác vậy ? Hơn nữa, đã có " nhan như ngọc" rất hay và chuẩn rồi thì "tâm như ngọc" là dở !
Câu thứ 2 : giá như câu ấy đừng "đạo" của gười thì nên hơn. Với tài của cụ hẳn phải sáng tác ra câu khác chứ.Người việt nên dùng hàng Việt, chú Lý ạ !
CỐ NHÂN
Vậ ông hỏi con nặc,mi biết bài này của ai không?
Xóa雲作衣裳風作車 Vân tác y thường phong tác xa
朝遊兜率暮煙霞 Triêu du đâu suất mộ yên hà
世人欲識吾名姓 Thế nhân dục thức ngô danh tính
壹大山人玉敻花 Nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa
Bài này nữa, của ai?
Thanh minh thời tiết vũ phân phân
Lung lý tù nhân dục đoạn hồn
Tá vấn tự do hà xứ hữu
Vệ binh dao chỉ biện công môn.
Mi biết bản gốc của 2 bài đó từ đâu không?
Hay lắm, bác Cố Nhân hiểu biết sâu sắc ghê? Tết vừa rồi có ra đường kiếm ăn nhờ viết thư pháp không đấy???
XóaCụ Lý, chưa hết đâu, quân “nhọ mõm” còn lôi ra nào là "ấn đền Trần - Thái Bình", rồi cụ Thợ Dìu chối bỏ họ Đặng, rồi cụ Thợ Dìu đạo đôi câu đối của đình làng An Trì, Hải Phòng, ngôi đình thờ Ngô Quyền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đem dâng vào Miếu Thần tổ Vũ Hồn ở Mộ Trạch, Hải Dương, mấy vụ này bác có thông tin gì không?
Trả lờiXóaNói về cái ấn, thì một ông huyện (Hưng Hà, THái Bình) nói rằng nhờ một ông công an nào đó, chả nói tên, đi hỏi hộ, ông công an vô danh đó đi một vòng, về bảo ông huyện là có cụ nào đó tên Khiêu bảo đó là chữ "abc", vậy là thiên hại chửi um cụ nào đó tên Khiêu dốt.
Hỏi, rằng,có ai dẫn ra nhời cụ nào đó tên Khiêu không hay cũng chỉ nghe hơi nồi chõ, rằng tôi nghe ông a nói, ông a nghe ông b bảo,
Mấy vụ này em có nghe, nhưng không được tường minh lắm.
XóaTrong chữ có gái đẹp, nhưng trong chuyện chữ nghĩa cũng có tiềm ẩn mối họa nào đó. Cụ Khiêu là người quá nổi tiếng về chuyện cho chữ. Nên hay được/bị xin điều đó có khi trở thành một sự phiền toái chứ chưa chắc đã sung sướng gì.
Họ nhà em cũng mới xin cụ đôi câu đối, thú thật em đọc không có ấn tượng gì, chỉ nhờ chữ ký ở dưới mà mới biết đó là chữ cụ Vũ cho.
Bạch Tuyết và... có thật là của An đéc xen ko, huhu...
Trả lờiXóaBạch Tuyết quả thật không phải của An Đéc Xen, Huhu bác Bạch Tuấn ơi. Mà của anh em nhà Grim. Để tôi ghi chú lại trên entry.
XóaMột câu thơ có ý khen ngợi, qua tai những con người lương thiện thì đó là hoa là ngọc. Vào tai những kẻ độc ác dã tâm thì đó là bùn là than. Đúng là miệng lưỡi thế gian nhan hiểm vô cùng.
Trả lờiXóaVâng, thế mới gọi là quân nhọ mõm!
XóaChửi chúng làm chi. Bác Lý ơi. Chấp làm gì.
Trả lờiXóaChửi đâu mà chửi. Chấp đâu mà chấp. Là ngày xuân nói chuyện câu đối vậy mà...
Xóađịt con mẹ cái phần mềm của chúng mày, gõ mấy lần chưa xong. Nghe anh Huy Phúc dạy rằng : chắc chắn lợn lợn như chúng mày không dám bầy hàng hay đẹp của anh lên quầy. Anh type đoạn này, rồi capture lại, để bầy lên quầy nhà anh, chứng rằng chúng mày chỉ biết ăn cứt, không biết ăn cơm. Hiểu chửa.
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/linhthuydanhbo.ttvnol.hso/posts/697432950367639
Chúng mày có mấy cái điều này, anh chỉ điểm sơ thoai, anh không có thời gian và anh không đủ sức khỏe nhằn cứt chúng mày từ a đến z. Đây là những trích đoạn cứt chúng mày các bác đã gửi lên quầy nhà anh.
Anh không hiểu chúng mày ngu đến đoạn như thế nào.
1.----- Sao chúng mày bảo tuyết nó trong . "cụ ca ngợi vẻ đẹp tinh thần cháu Duyên Lạ sáng như ngọc, trong như tuyết, hay cũng có thể tùy hiểu cụ so tâm, trí cháu Duyên Lạ ngang với nàng Bạch Tuyết trong câu truyện cổ An Đéc Xen" Có ai ví von nàng Bạch Tuyết An-Dec-Xen là khôn ngoan ăn táo đỏ đâu hả giời. Chúng mày về vành bành tổ nhà chúng mày xem sách cổ chữ Vuông có con lợn nào dám bảo tuyết nó trong, hay sách cổ châu ÂU nào dám khen nàng Bạch Tuyết của chung 7 Chú Lùn lại trí tuệ ăn táo đỏ.
2.-----sao chúng mày lại so sánh TRÍ với "phù lưu thanh thủy" cúng các cụ, và "phù lưu, thanh thủy" với "nước nguồn nghĩa mẹ". À, thế ra chúng mày cúng các cụ nhà chúng mày bằng nhớt lồn của mẹ đẻ chúng này.
Sao mà chúng mày lại so sánh "trí" với "tinh thần". Trí cần nhiều và tạp "đa mưu túc trí", tinh thần cần ít mà sạch. Hay của cải nhà chúng mày thanh cao như thằng ăn mày không chịu làm. Hay đạo đức nhà chúng mày giầu có như con giang há.
"Chúng bắt bẻ mấy chữ “trí như bạch tuyết” của cụ...., “phù lưu, thanh thủy” tức là nước lã, mà người ta vẫn dâng cúng.... Thậm chí.... “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.....“Mai cốt cách, tuyết tinh thần” thì sao? "
3---- Cái thằng nó bảo con chó Vũ Khiêu đạo văn , đạo cổ thi làm câu đối tặng kim nhân, là cái thằng dại. Chúng mày khôn lắm hay sao mà sủa thi với chó dại. Tập cổ là chuyện bình thường ở cả đông và tây, không có thừa kế thì mẹ chúng mày ngủ với chó lợn để ra chúng mày chắc.
4----Tại sao chũng mày lôi thơ Bác Hồ ra để bảo bác Hồ đạo văn. À, thì ra chúng mày tung hứng nói xấu bác Hồ sao. Bác Hồ có tặng cô hoa hậu bài thơ vân vũ vu sơn, tức là Thành Bình Điệu miêu tả cảnh địt nhau đâu.
Ai dạy chúng mày làm phản động ngu hơn lợn và điên hơn chó như thế.
may lắm nhỉ, khi mà chúng mày so sánh đồ cúng cụ nhà chúng mày , với nhớt lồn mẹ đẻ chúng mày.
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/linhthuydanhbo.ttvnol.hso/posts/697432950367639?comment_id=700117640099170&offset=0&total_comments=95
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1579084329005610&set=p.1579084329005610&type=1
chân dung Vũ Khiêu: cầm đầu đám lợn chó hồng vệ binh làm đại cách mạng văn hóa vô sản
Trả lờiXóaLập luận của giống chó loài lợn như thế này:
"nếu Thanh bình điệu có Vu Sơn là dâm, thì Nhã Ca Cựu Ước là dâm". Như vậy, theo các chó đẻ, "Nhã Ca Cựu Ước có chữ Vu Sơn".
Đó là lập luận của giống chó dại lợn thối. Chúng dùng lập luận đó để làm gì ?
Để chứng minh lật nhào 2 ngàn năm văn chương truyền thống. "Vu Sơn" không dâm, "mây mưa" không phải là địt nhau.
Đây mới là chân dung thực của Vũ Khiêu, thủ lĩnh chó dại hồng vệ bình làm đại cách mạng văn hóa vô sản.
Dạy cho các giống chó dại lợn thối rằng : Chủ nghĩa chó dại nó luôn có những cơ chế tuyển chọn khắc nghiệt nhất, để tuyển chọn những lợn chó cặn bã nhất, những loại chó đẻ nhất không còn bất cứ con đường nào tồn tại ngoài cách trung thành tuyệt đối với đàn chó dại.
https://www.facebook.com/linhthuydanhbo.ttvnol.hso/posts/697432950367639?comment_id=700163973427870&offset=0&total_comments=98
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1579179762329400&set=p.1579179762329400&type=1
Ơ Thế đéo nào nhà cụ Lý lại có lắm thằng điên thế nhỉ?
XóaChắc cụ lại đụng chạm đến tổ tiên nhà chúng nó cmnr
Tiên nhân thằng nhọ mõm hehe
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóa^.^ con chó nó sủa thoải bạn ạ. Con người khác con chó ở chỗ, Vu Sơn thì là địt nhau, "Mây Mưa"="Vân Vũ" cũng là Vu Sơn địt nhau. Nghĩa xấu là địt nhau với phò, còn nghĩa đẹp là được địt tiên. Với người, nhã ca có địt nhau hay không thì không biết, nhưng không có vu sơn. Việc bạn làm chó làm lợn như thế nào , thì đó là quyền tự do của bạn.
XóaTỘI NGHỊP EM LỲ KO ẲNG NỦI 1 TIẾNG.
XóaNhân nói chuyện TRÍ và TÂM, thì mới đây có nghe nói TT Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải bỏ những hủ tục của các lễ hội không có tính nhân văn, không còn phù hợp với văn minh hiện nay. Như vậy là TT không giống như một số DLV, đặc biệt là ông Củ Hành, chửi toáng tồi còn đòi "chào thân ái và dí dái vào mặt chúng mày", hoặc như ông hương hào gì đấy ở thôn Ném Thượng tuyên bố "tao cứ chém, làm đ... gì được tao" (cũng theo Củ Hành)
Trả lờiXóaHoan hô TT ! Biết tiếp thu ý kiến người ngoài để làm cho mình tốt hơn thì TT là người có TRÍ và có TÂM. Xin chôm 1 câu của cụ Khiêu để tặng cho TT :
TRÍ NHƯ BẠCH TUYẾT, TÂM NHƯ NGỌC
Mấy cái còm của Huyphuc ... và nặc danh đã có bạn Thuần Việt trả lời hộ. Cám ơn bạn Thuần Việt.
Trả lờiXóaChú lại bôi đen cái cao quý của việc cho chữ rồi đấy !
Trả lờiXóaCỐ NHÂN