Hồi mình ở Cà Mau,
lúc ấy ở độc thân trong cơ quan, mỗi khi cảm sốt loàng xoàng thường
được bạn Thao nhiệt tình chở đến nhà anh Sáu Sĩ, ở phường 9, trên
đường gần đến cái đài Truyền hình bây giờ
Nghe kể, Sáu Sĩ vốn
là Thượng sĩ thông tin trong chế độ cũ. Thì biết vậy, chứ cũng không
để tâm tìm hiểu thêm. Vì từng quen và nhậu chơi với nhiều ông “chế
độ cũ” lưu dung, mà ông nào cũng bảo “tao thượng sĩ thông tin” chứ
không ai khai “úy” hay “tá”, và càng không thấy ai “biệt động” hay
“dù”. Bản thân Thao thì là con một ông “cuộc trưởng cảnh sát”, chắc
cũng cỡ trưởng công an phường bây giờ chăng?
Sáu Sĩ khi ấy mở
một phòng thuốc Nam từ thiện, chữa bệnh cho mọi người, người có
tiền thì đưa một vài đồng tiền lẻ gì đấy, không có tiền thì
OK, miễn!
Nhiều người đến đây
để bắt gió, cạo lể, giác hơi, cũng có người đến hốt thuốc Nam. Đó là mớ cành lá thơm thơm, chặt khúc chừng gang tay rải phơi đầy
ngay trên cái sân đất nện trước nhà.
Thăm khám và hốt thuốc
thì anh Sáu trực tiếp làm, còn bắt gió, cắt lể, giác hơi, là việc
của hai thằng con anh, khi chúng vắng thì anh kiêm tất.
Mình chưa dùng thuốc
của anh bao giờ, chỉ đến để cạo gió, thỉnh thoảng mới liều mạng
giác hơi, còn tuyệt đối không cạo lể.Vì nhát.
Cạo gió xong thì thấy người nhẹ nhàng ngay lúc ấy, chứ về đến nhà thì vẫn vậy. Rồi
sau vẫn phải dùng thuốc cảm sốt, hoặc cứ phớt lờ rồi bệnh cũng
hết. Thế nhưng, mình và Thao vẫn thích tới đó vừa tán dóc vừa ngửi
mùi thuốc Nam thơm thơm dễ chịu. Và, cũng là để gửi thêm lên một
chút, gọi là “bù giá” cho phòng thuốc của anh.
Hồi đầu thì đưa trực
tiếp, kẻ đưa cũng e lệ mà người nhận cũng ngại ngùng, sau cha con anh
sắm một cái thùng tôn dán chữ thập đỏ để giữa nhà. Ai bỏ nhiêu thì bỏ.
Khoảng cuối 1997, một
hôm được anh Sáu đích thân ra tay thợ cạo. Phần lưng đã xong, đến lúc
anh lật ngửa mình ra để cạo tiếp phía trước, thì nhìn ra tấm ảnh mới
treo lủng lẳng trên cây kèo ngang giữa nhà. Chu choa, thật
không thể tin nổi, ảnh anh Sáu Sĩ chụp chung với Ba X.
Còn nhớ nhà Sáu Sĩ
hồi ấy, cột kèo là những cây đước, cây tràm, có cây để cả vỏ không
thèm róc. Nằm ngửa, có thể ngắm cả mảnh trời qua mảng vách lá tơi
tả rơi rụng nơi hai bên đầu hồi. Vậy mà giữa mớ cây lá bần hàn chằng đụp ấy là ảnh Sáu Sỹ vòng tay ôm ngang lưng Ba X.
Hồi ấy có ấn tượng cha X này trẻ thế mà đã Phó thủ tướng.
Hỏi, ơ thế anh quen
cả ông này cơ à. Anh tủm tỉm, ờ ờ à à, tao dượng nó. Sau này mới
biết anh nói lảng.
Bây giờ, Sáu Sĩ vẫn
làm nghề cũ và ở chỗ cũ, nhưng nhà cửa đã khang trang rồi. Chiến,
con anh hồi ấy đang học lớp Đông y nay đã thành Chủ tịch hội Đông y
phường. Lại nhớ, nhờ tấm bằng của Chiến, phòng thuốc từ thiện của
cha con anh mới hết mang tiếng "phòng thuốc lậu". Mừng cho anh.
***
Sau về Sài Gòn,
khoảng 2007 gặp anh Tư Thắng. Nhìn phát biết ngay là anh em Ba X.
Vẫn nét mặt ấy, dáng người ấy nhưng cao hơn chút ít. Nước da đen và
lam lũ hơn, lưng lại hơi khòng khòng. Anh mở công ty Long Thắng, một
công ty xây dựng vào loại thường thường, nhưng có lẽ nhiều quan hệ ở
miền Tây. Mình hay đùa công ty anh Long Thắng (đứt phanh) thì anh chỉ
còn duy nhất có nước “tiến lên”.
Một buổi trưa, chuyện
con cà con kê, hỏi anh về Sáu Sĩ, anh bảo ngày xưa ba má bận công
tác, thì gửi tụi tao cho ông ấy nuôi. Sáu Sỹ một họ với tao, chứ
không phải “dượng”. Thầm nghĩ, à thì ra lúc trước, Sáu Sĩ muốn
tránh cái tiếng “bắt quàng” ngược cho ai chăng?
Hỏi chuyện anh có
được “hưởng lộc” từ ông anh? Anh văng tục, bảo có nhờ được cái “con
c”. Rồi than, ngay cái chỗ ông già nằm xuống ở Rạch Giá, gia đình
muốn tự bỏ tiền xây thành khu tưởng niệm mà (chính quyền) “nó” cứ
đòi nâng thành khu di tích, để nhà nước quản lý. Bởi vậy, việc cứ
kéo dài mãi chưa xong...
Mời anh đi nhậu, anh
kêu xuống bếp dằn bụng cái đã rồi hẵng đi. Cơm cá kho, rau sống và
canh bí đao nấu sườn. Ăn xong, kéo nhau ra một quán lá nơi đường Hàm
Tử, lúc ấy còn ngổn ngang giải tỏa chưa thành Võ Văn Kiệt bây giờ.
Quán này có “ca cổ”, là món anh Tư khoái. Anh rượu vào, ca khá
“ngọt”. Phê phê, bạn Tùng móc điện thoại “điều” ca sĩ T.H đến để ca
chung. Non tiếng đồng hồ sau, chị T.H mới đến, vì vừa đi vừa hỏi
đường vòng vo. Chị này rất hiếm khi chịu đi "hát dạo", mà
nếu đã đi, thì mang theo riêng một anh kép chuyên nghiệp, ôm đàn đi
theo, chứ không dùng nhạc của nhà hàng.
Lúc đầu còn hát
riêng, sau anh chị cùng hát bài Vàm Cỏ Đông, từ buổi quen nhau
anh thường kể cho em nghe chuyện màu xanh bên dòng sông Vàm Cỏ.
Phách rơi nhịp lạc tùm lum. Mình độp, chưa bao giờ nghe ai hát tệ như
ông bà. Chị quay sang mình hỏi nhỏ “Có thật... có thật... em
ông ấy không?”, mình bảo thì chị cứ nhìn mặt là biết, việc gì
phải hỏi. Chị lại bảo vì hát chung với ông này ông nọ, nên “run thấy
bà”.
Bữa đó, bọn mình
mời nhậu, nhưng anh Tư giành trả tiền. Lúc về, hỏi sao bỗng ca dở
tệ, anh văng đm, lần đầu tiên được hát chung với Nghệ sĩ nhân dân, tao
“khớp”.
***
Đến 2012, nghe nói “đồng chí X” suýt bị “kỷ luật”, nhưng lại đạt 74% phiếu tín
nhiệm ở vòng trong. Rồi 2013, khi Quốc hội lần đầu tổ chức bỏ phiếu
tín nhiệm, một anh nghị “cất lên những lời có cánh”, đòi Ba X phải
từ chức. Đến lúc Ba X độp lại thì anh nghị này lại ngọng nghịu vuốt xoa.... Ô hô, cuộc
cờ rối như canh hẹ, chả biết lối nào mà lần.
Lúc ấy cũng bày đặt
nhân tình thế thái, mình “dịch” bài Thu Hứng của Đỗ Phủ thành ra
thế này:
Văn đạo
Trường An tự dịch kỳ
Bách niên thế
sự bất thăng bi
Công hầu đệ
trạch giai tân chủ
Văn võ y quan
dị tích thì
Trực bắc quan
san kim cổ chấn
Chinh tây xa
mã vũ thư trì
Ngư long tịch
mịch thu giang lãnh
Cố quốc bình
an hữu sở ti
|
Nghe trộm
Tràng An đấu cờ người
Trăm năm sự
thế chẳng được vui
Biệt thự, văn
phòng thay “đầy tớ”?
Công xa, áo mũ đổi đười ươi?
Lên non phía
Bắc khua chuông mõ
Xuống ngựa
miền Tây gượng nói cười
Sông thu lạnh
vắng rồng cùng cá
Trông cây ta
lại nhớ đến Người
|
Sau nghĩ lại, lúc
này, nhiều doanh nghiệp phá sản, lắm xếp muốn bàn giao quách để “hạ
cánh an toàn”. Tất nhiên là kèm theo một đống nợ, thành ra chả thằng
“đệ” nào chịu nhận, mặc dù trước đó, tưởng chúng có thể đánh nhau
vỡ đầu để tranh nhau ghé mông vào cái ghế của xếp. Ừ thì Chính phủ
thì chẳng qua cũng là một đại doanh nghiệp, anh làm hỏng thì đích
thân anh phải sửa, chứ tình hình bí bét, có chú nào dám xung phong
lãnh cục nợ tổ bố?
Một năm sau. Quốc
hội, rồi nghe nói trong BCT lại bỏ phiếu tín nhiệm. Thì anh Ba X lại
được tín nhiệm vào loại nhất.
Ừ ừ, có thế chứ!
Anh Ba X chả phải dạng vừa đâu. Dám đương đầu và vượt
qua sóng gió, kể cũng là người rất có bản lĩnh, thật đáng ngưỡng
mộ!
Thấy người sang bắt quàng làm họ thì tôi gặp nhiều rồi. Có nhiều người hay lợi dụng thời cơ và cơ hội. Khi thấy người khác giàu có một chút, có điều kiện một chút thì bắt quàng làm thân để hi vọng nhờ vả
Trả lờiXóaSáng nay 20-10-2015, lúc 9h45 phút, trang trang face book của nhà văn Nguyễn Quang Lập xuất hiện một tin rất vui: Vụ án Bọ Lập, chủ trang blog Que Choa, đã được đình chỉ điều tra. Như vậy, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã chính thức được xác định là không có tội gì cả, ngoài một tấm lòng yêu nước, yêu dân chủ.
Trả lờiXóaThế à,
XóaVậy thì chúc mừng bọ Lập và cũng xin chia buồn với bọ vì mất mẹ nó cái suất đi Mỹ.
Chuyện bắt quàng thì cũng dăm bảy đường.
Trả lờiXóaLúc chú xoay cái Đèn cù của Trần Đĩnh thì chú dùng đích danh người, còn lúc chú quàng "đồng chí X" thì chú rón rén nặc danh !
Ừ, hóa ra chú chả phải dạng cừ !
Quàng theo kiểu như chú, anh chê !
ANH NĂM Z, EM CỦA CHỊ TƯ Y
Mạnh Hủi này,vấn đề là thằng em nó nói đúng hay sai.Còn nặc hay không nặc có quan trọng đâu.Sao mày cứ chõ mõm vào thế.Bố mày cũng nặc đây này.
XóaBác Nặc ở trên là bố cu Mạnh Hủi đấy à? Thỉnh thoảng bác xích cháu nó lại cái, em nhờ.
XóaCái này gọi là " Bệnh Sĩ " bác Lý ạ , trong xã hội mình hà rầm người như vậy , điều đó cho thấy họ tự ti không tin vào bản thân mình lắm . Cứ phải khoe quen ông nọ bà kia để lấy oai hay loè những người kém hiểu biết hoặc để lừa đảo
Trả lờiXóaChỗ Salam ở đầy những ông to bà lớn , quen biết vậy thôi nhưng nhà họ họ ở , nhà mình mình ở chẳng thèm nhờ cậy gì cả vì thế họ không dám coi thường mình . Bản thân phải tự thân vận động không nên ỷ lại ông nọ bà kia , mình phải tự đứng trên đôi chân của mình thì mói bền vững ..... phải không Bác Lý