Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Cái ơn con ... tự (5, hết)




(Vài chuyện về chữ quốc ngữ)
  ------------
“Công lênh” người Pháp trong việc “quảng bá” chữ “quốc ngữ”

Như vậy có thể thấy chữ “quốc ngữ” ra đời muộn nhất phải là khi giáo sĩ người Bồ Đào Nha Francisco de Pina “bắt tay vào Ngữ pháp” (tiếng Annam)  như ông kể trong bức thư viết dở đầu năm 1623. Trong suốt hơn 200 năm tiếp theo, chữ “quốc ngữ” chỉ được sử dụng theo đúng mục đích ban đầu mà các giáo sĩ phương Tây đề ra, là dùng nó như một phương tiện để truyền giáo cho người Việt mà thôi, tức là trong một phạm vi rất hẹp giữa các giáo sĩ và giáo dân, và không phải cứ là giáo dân thì ai cũng được học và muốn học.
Chẳng hạn, mục đích này được khẳng định trong cuốn từ điển Việt-La (Dictionarium Anamitico-Latinum) xuất bản năm 1838, viết bởi giám mục người Pháp Pierre Pigneaux (được biết nhiều hơn với cái tên Bá Đa Lộc, kẻ đã thay mặt Nguyễn Ánh chơi canh bạc Hiệp ước Versailles 1787 với nước Pháp, gán đảo Côn Lôn và cảng Đà Nẵng để đổi lấy 1.650 lính sơn đá và 4 chiến hạm) – phần lời người xuất bản có đoạn: "Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhử họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Cuốn sách không phải là một thứ tiêu khiển trí thức mà là một công cụ truyền đạo trong giới Hán-Việt"
Nhưng vào cuối thế kỷ 19, khi mà đại bác của người Pháp đã hoàn thành nhiệm vụ “khai hóa” của chúng, thì bây giờ đến lượt khẩu súng “chữ nghĩa” được lên đạn để nhắm vào tầng lớp trí thức Việt, thời bấy giờ là giới văn thân Nho học, vốn luôn là mầm mống của các cuộc phản kháng. “Bác ái” thay, mưu toan này vẫn được “đề xuất” bởi các nhà truyền đạo thuộc dòng dõi cụ cố Rốt, đó là Hội thừa sai Paris.
Toàn quyền Đông Dương (1891-1894) J.P Lanessan trong cuốn Đông Dương thuộc Pháp (L’Indo-Chine francaise, Paris, Alcan 1889) cho biết: “Linh mục Puginier mà cho đến nay có một ảnh hưởng nổi trội ở Tonkin, là người đã gợi ý cho phần lớn các hành động của những nhân viên của chúng ta, chính ông cũng đã phải công nhận rằng “đảng các nhà nho” – ông mệnh danh cái tầng lớp có học của dân chúng và những người theo họ như thế – thực sự là một đảng quốc gia. Ông linh mục này nài nỉ với tôi về sự cần thiết phải tiêu diệt các nhà nho. Tôi không thể không nói cho ông ta hiểu rằng  chính sách đó làm cho chúng ta mất đi những người (Annam) giàu có nhất, có học nhất và đẩy chúng ta một cách không thể tránh được việc chinh phục và thôn tính.” (dẫn theo Người Pháp và người Annam – Bạn hay thù, tác giả Philippe Devillers).
Còn đây, là lời của chính Puginier:
“Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần dà bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.
Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An nam và phe trí thức An nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.
Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.
Tiêu diệt tầng lớp Nho học, linh hồn của hầu hết các phong trào yêu nước chống xâm lược và nền cai trị thực dân, thông qua việc xóa bỏ chữ nho, đó chính là mục tiêu mà người Pháp nhắm tới khi bắt tay vào việc “quảng bá” chữ “quốc ngữ” cho người Việt. Họ bắt đầu từ xứ thuộc địa Nam kỳ.
Để chuẩn bị cho việc đưa chữ "quốc ngữ" ra khỏi phạm vi nhà dòng, vào năm 1861, thống đốc Nam kỳ là đô đốc Charner cho phát hành cuốn từ điển song ngữ Francais-Annamite et Annamite-Francais do sĩ quan hải quân Gabriel Aubaret biên soạn. Cuốn từ điển này đánh dấu thời kỳ bắt đầu sử dụng tiếng Việt của các sĩ quan người Pháp trong công việc hành chính.
Tháng 9-1864, thống soái Nam Kỳ là đô đốc P.M de la Grandière nhận định: “Tôi có mọi lý do để hi vọng, nếu việc theo học các trường của chúng ta tiếp tục, trong chưa đầy một năm, chúng ta sẽ có ít nhất một nghìn thanh niên Annam biết đọc và biết viết ngôn ngữ của họ bằng mẫu tự Latin; nhờ đó chúng ta sẽ tống một cú đánh chết người vào chế độ quan lại, và chúng ta sẽ tự mình gỡ bỏ được lớp văn thân là các kẻ luôn luôn có khuynh hướng gây xáo trộn (Milton E Osborne – Giáo dục và chữ quốc ngữ – sự phát triển một trật tự mới 1859-1905 - Ngô Bắc dịch).
Tháng 4-1865, Grandière cho phát hành tờ Gia Định báo, đây là tờ công báo đầu tiên dùng tiếng Việt viết theo mẫu tự La-tinh, do Ernest Potteaux làm chánh tổng tài (tức chủ bút). Tờ Courrier de Saigon ngày 5-4-1865 thông tin về số đầu tiên của Gia Định báo như sau : "Trong tháng này sẽ có số thứ nhất một tờ báo in bằng tiếng An-nam thông thường. Dưới một hình thức thu hẹp ấn bản sẽ gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho người bản xứ. Tờ báo sẽ ra hàng tháng và sẽ phát không trong các trường học để học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc được ...".
Tờ công báo Gia Định báo là cái mốc đầu tiên đánh dấu việc chữ "quốc ngữ" bắt đầu thâm nhập vào xã hội dân sự Nam kỳ. Nhưng cũng phải đến 13 năm sau,  nghị định ngày 6-4-1878 do đô đốc hải quân J. Lafont ký mới ra đời, chính thức bắt buộc hạn chót đến 1-1-1882 toàn xứ Nam kỳ phải dùng chữ “quốc ngữ” trong các giao dịch hành chính, áp dụng cả trong việc tuyển dụng hay thăng thưởng các quan lại.
Trích nội dung:
“Xét rằng chữ viết của tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin ngày nay đã khá phổ thông trong các tỉnh Nam kỳ, là thứ chữ dễ học hơn chữ Nho và tiện lợi nhiều so với chữ Nho trong việc làm cho những giao dịch giữa các quan cai trị với dân bản xứ được trực tiếp hơn. Xét rằng việc dùng hợp pháp thứ chữ đó chỉ làm cho dân chúng dễ đồng hóa với chính quyền ta, và vì thế thật là một đường lối chính trị tốt nếu bắt buộc dùng nó trong các giao dịch chính thức. Tuy nhiên, xét rằng một cải cách quan trọng như thế không thể thực hiện được ngay tức khắc, và để thực hiện nó cần có sự cộng tác của những tầng lớp lãnh đạo trong dân chúng. Chiếu đề nghị của quyền giám đốc nội vụ, sau khi hội đồng tư vấn đã được hội ý kiến, nay ra nghị định:
Điều 1: kể từ ngày 1-1-1882 tất cả những văn kiện chính thức, nghị định, quyết định, sắc lệnh, phán quyết, chỉ thị… sẽ được viết, ký và công bố bằng chữ mẫu tự Latin.
Điều 2: kể từ ngày trên, không một tuyển dụng nào được thi hành, không một thăng trật nào được cho phép, trong ngạch phủ, huyện, tổng đối với bất cứ ai không ở trong tình trạng viết được chữ “quốc ngữ”...
(Recueil de la Législation et Règlementation de la Cochinchine, 1880 - Nguyễn Văn Trung – Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc).
Giám đốc Nha nội vụ Béliard, trong thông tư ngày 10-4-1878 đánh giá: Chúng ta sẽ rất lợi cả về mặt chính trị lẫn thực tế, nếu làm tiêu tan dần dần chữ nho mà việc dùng thứ chữ đó chỉ có thể có một ảnh hưởng tai hại đối với công trình đồng hóa mà chính phủ đang dồn mọi nỗ lực thực hiện”.
Để làm được việc đó, song song với việc “cưỡng bức” và "giao chỉ tiêu" cho các làng xã, người Pháp ở Nam kỳ còn nghĩ ra nhiều cách “khuyến mãi” để người dân từ bỏ chữ nho, ví dụ miễn học phí, thưởng tiền, giảm thuế thân cho người đi học hoặc đã biết chữ “quốc ngữ”. Thông tư ngày 28-10-1879 do thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers ký cho hay: chiếu theo những nhu cầu đích thực của xứ này và quyền lợi của nước Pháp chúng ta... tôi tin chắc trong 10 năm, chúng ta có thể cấm dùng chữ nho...Tôi cũng không ngần ngại phát những trợ cấp ban đầu từ 50 đến 100 quan cho những làng nào viết được công văn bằng chữ quốc ngữ”.
Vì quyền lợi nước Pháp mà Le Myre de Vilers cấm (người Việt) dùng chữ nho, chứ với các ông Tây, thì viên thống đốc này lại “khuyến mãi” gấp bội, nếu như họ biết chữ nho: “Những công chức và nhân viên mọi ngạch hành chánh, dân sự ở Nam kỳ, các quan tòa, sĩ quan và hạ sĩ quan phụ trách việc chỉ huy binh lính, nếu được chứng minh bởi một hội đồng giám khảo, là biết tiếng Annam thì sẽ được thưởng trong thời gian ở thuộc địa một trợ cấp hàng năm là 100 quan về viết được chữ quốc ngữ và tiền thưởng đó sẽ được tăng lên 200 quan nếu viết được chữ nho.” (Le Myre de Vilers - Nghị định ngày 23-7-1879)
Và ngày 30-1-1882, đánh dấu việc người Việt (Nam kỳ) bắt đầu chính thức sử dụng “chữ quốc ngữ” theo nghị định do Le Myre de Vilers ban hành: “...kể từ ngày hôm nay, việc chỉ dùng những mẫu tự Pháp trở thành bắt buộc trên toàn cõi Nam kỳ thuộc Pháp, trong những giấy tờ chính thức viết bằng tiếng An Nam”(Nguyễn Văn Trung – Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc).
Do người Pháp chia nước ta thành ba miền với ba chế độ cai trị (với ba hệ thống văn bản pháp luật khác nhau) nên ở Trung kỳ và Bắc kỳ, các quy định của thống đốc Nam kỳ không có hiệu lực vì vậy việc sử dụng  chữ “quốc ngữ” tiến triển chậm hơn nhiều so với phía Nam. Mãi đến năm 1910, người  Pháp vẫn chưa thể loại bỏ hẳn chữ nho.
Ngày 21.12.1917, toàn quyền Albert Sarraut ban hành bộ Học-chính tổng-qui  qui định về các bậc học đặt chung dưới sự điều hành của Phủ Toàn quyền gồm trường Tây (tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học); trường bản xứ (tiểu học, bổ túc, trung học) và trường chuyên nghiệp.
Trong đó quy định ở bậc tiểu học, mỗi tuần có thời lượng (tối đa) là 1,5 giờ dành cho Hán tự so với tiếng Pháp có thời lượng (tối thiểu) là 12 giờ/tuần. Ngoài ra còn quy định: “dạy Hán tự phải theo chương trình nhà nước. Buổi dạy Hán tự, giáo viên kiêm đốc học nhà trường phải có mặt ở lớp để giữ kỷ luật, không nên để thầy đồ dạy một mình”.
Như vậy có thể thấy đến khi đó, tiếng Việt - “quốc ngữ” còn chưa được dạy cho bậc tiểu học và giờ Hán văn thì cả thầy cả trò còn bị theo dõi, kiểm soát ngặt nghèo y như họ đang hành sự “quốc cấm”.
Ở bậc trung học, thì “quốc ngữ” và Hán văn được “tích hợp” vào chung một môn, gọi là quốc văn, tổng thời lượng là 3 giờ/tuần. Còn tiếng Pháp và lịch sử (dĩ nhiên là lịch sử nước Pháp và dạy bằng tiếng Pháp) chiếm tới 12 giờ/tuần với mục đích là “dạy cho học trò thực thông tiếng Pháp, vì tiếng Pháp là mối yếu cần cho sự học vấn về sau. ”
Cụ Hoàng Ngọc Phách, học trường Bưởi, Hà Nội từ 1914-1918 ghi lại trong hồi ký: “Thật là ngược đời! Việt văn bị coi như một ngoại ngữ” và “cả hai thầy (dạy chữ Hán và Việt văn) đều là thầy giáo phụ. Đến trường thường đứng ở hành lang hoặc ngồi ở các buồng giám thị, không bao giờ vào phòng giáo sư”.
Xem thế thì biết người Pháp thực dân tuy “bắt buộc” người Việt dùng “quốc ngữ” trong các giao dịch hành chính đấy, nhưng thực tế họ cũng có muốn cho người Việt đọc thông viết thạo cái chữ đó đâu?
Thậm chí, viên công sứ Pháp tại Bình Thuận là Aymonier từng đề xuất dạy cho người Việt một thứ tiếng bồi mà ông ta gọi đích danh là... tiếng Tây “nô lệ” (nègre), bằng cách: "tạm bỏ đi trong tiếng Pháp những điều không theo quy tắc chính tả, những khó khăn văn phạm, số lớn những từ đồng nghĩa và những từ trừu tượng, hầu hết các phép chia động từ (ngoại trừ ở một số ngôi thứ ba số ít, và các động từ không ngôi ), như vậy sẽ còn lại một tiếng nói giản gọn, tiếng "mọi (nègre)" chúng ta có thể hiểu thế, có dáng điệu nói của tỉnh lẻ, nhịp nhàng, nhưng cũng đủ để diễn tả những tư tưởng cụ thể. Ví dụ như từ “amour” sẽ loại bỏ đi vì có thể dùng “aimer” thay thế; “parler” dùng thay cho parole." (Theo Việt Nam - Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội -  TS. Nguyễn Phú Phong, GS. Đại học Paris 7). 
Mặc dù ngày 19-9-1924, toàn quyền Đông dương ra nghị định sửa đổi lại ba điều trong bộ Học chính Tổng qui từng gây làn sóng bất bình trong báo giới, để cho phép phổ biến chữ “quốc ngữ” nhiều hơn ở bậc tiểu học nhưng tổng quan, chương trình giáo dục thời đó vẫn dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ và chịu ảnh hưởng nặng nề từ chương trình Pháp. Mãi đến sau năm 1945, thì chương trình này mới được thay thế bằng bộ giáo khoa do ông Hoàng Xuân Hãn biên soạn, được áp dụng trước ở Bắc và Trung. Riêng Nam kỳ, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục dài dài đến 1955 mới được Việt hóa, sau khi nhà cầm quyền họ Ngô phát động chiến dịch "đả thực bài phong".
Như vậy, với mục đích tối hậu là xóa sổ tầng lớp trí thức nho học Việt Nam mà người Pháp bất đắc dĩ phải dùng đến cái phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm” (chữ của cố đạo Puginier) là cái chữ “quốc ngữ”. Họ “có công” đưa chữ “quốc ngữ” vượt ra khỏi hàng rào nhà thờ và rồi “quảng bá” chúng thành một thứ chữ viết bắt buộc thông qua các nghị định và một số trường lớp, nhưng chính họ cũng tìm mọi cách khống chế để không cho nó lan tỏa. Thậm chí họ còn chẳng ngần ngại ra tay đàn áp, bắt bớ, tù đày đối với các tổ chức “truyền bá quốc ngữ” tự phát của người Việt như phong trào Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục và cả với Hội truyền bá quốc ngữ sau này.
Và sau rốt, thì chỉ cần một “con số vĩ đại”: Hơn 90% người Việt Nam “mù” chữ dưới thời Pháp thuộc (thống kê năm 1930 của người Pháp cho biết cứ 100 người Annam thì chỉ có 1,8 người biết chữ) đủ nói lên toàn bộ công lênh "khai hóa văn minh" và "cho người Việt cái chữ" của các ông Pháp thực dân. Nào, vậy thì ơn huệ cái... gì?

-----------



8 nhận xét:

  1. Hết? Good, sang chuyện chó mèo tranh ăn cắn nhau trên thiên đình được rồi đấy hehe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, chó hóng tát ao, chú cứ tự nhiên, nhỉ!

      Còn anh đéo phải bố chú nên cũng chả cần phải chiều theo ý chú.

      Xóa
    2. Hahaha là chắc. Chuyện thiên đình mà. Tội dân Lừa, đánh Pháp, đuổi Mẽo giành độc lập rồi tưởng bảnh, hóa ra chỉ là phận chó hóng tát ao hahaha.

      Xóa
    3. Tại sao thời Pháp thuộc ,Lãnh thổ được mở rộng toàn vùng Tây Nguyên? Nhưng ngày nay lại mất Ải Nan Quan,Thác Bản Giốc,Núi Lão Sơn !?lúc 19:19 2 tháng 2, 2016

      http://locliec.blogspot.com/

      Xóa
  2. Hahaha cô kêu anh phản biện? Phản biện cái chi?

    Không phải anh nói rồi, Rhodes dù không là cha đẻ của chữ quốc ngữ, Rhodes vẫn là người có công đầu với thứ chữ này; hoặc giả Rhodes chẳng có công trạng gì với thứ chữ này, vẫn là các cha thừa sai Ca-Tô phương Tây đã đem nó đến xứ Lừa này; hoặc giả các cha thừa sai phương Tây ấy chẳng làm cái đách gì, người Pháp vẫn đã làm quá nhiều thứ cho đám các cô, sao?

    Cô chỉ là loại ăn cháo đái bát, không hơn hehe.

    Trả lờiXóa
  3. Pháp cai trị Việt Nam và biến người Việt thành ngu dân, mục đích của họ là gì đó chính là làm như vậy dễ cai trị. Nếu dân Việt lúc đó được học hành đành hoàng thì Pháp đã không cai trị được

    Trả lờiXóa
  4. Tại sao thời Pháp thuộc ,Lãnh thổ được mở rộng toàn vùng Tây Nguyên? Nhưng ngày nay lại mất Ải Nan Quan,Thác Bản Giốc,Núi Lão Sơn !?lúc 19:17 2 tháng 2, 2016

    http://locliec.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
  5. Những thằng DLV, Ăn Tiền Thuế của DÂN mà hành Nghề nói LÁO, Xã Hội ĐÉO cần Chúng Mầylúc 19:20 2 tháng 2, 2016

    http://locliec.blogspot.com/

    Trả lờiXóa