------------
Nói thầy cãi, thầy cò hay thầy kiện là nói
theo kiểu quê mùa, nôm na. Còn gọi một cách nho nhã, thì đó là các ông Trạng
sư, Luật sư, Luật gia hay nhà Tư vấn pháp luật.
Nhưng xứ ta, dân gian xưa nay vẫn lưu truyền “Vô
phúc đáo tụng đình”. Cứ theo đó mà suy, thì dân ta ghét và sợ cái bản mặt bọn thầy
cãi tương đương với dịch hạch.
Chu choa, nếu như người nước nào cũng có tâm
lý “kị Luật sư” như người nước mình, thì hàng chục triệu ông thầy cãi
trên thế giới, đều đói thối mồm, chỉ có nước bốc cám ăn vã.
Đọc sách Giáo dục công dân thì biết, dân ta từ
xưa tới nay, lúc nào cũng sống chan hòa với nhau, nên nghề thầy cãi chưa bao
giờ thịnh là lẽ đương nhiên.
Nay đọc báo giấy, báo mạng thì lại biết thêm, chắc
là tại dân mình vì luôn muốn chan hòa với nhau, nên nếu lỡ có chút đụng chạm
với nhau, thì hai bên sẽ thiên về việc tự xử lý cho máu chứa chan và hòa với
nước mắt, để khỏi phải liên lụy tới anh thầy cãi. Có khá nhiều vụ, xuất phát
ban đầu chỉ từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, đáng ra chỉ cần lời xin lỗi là xong
thì việc hòa giải giữa đôi bên được lại tiến hành bằng những nắm đấm hoặc bất
cứ cái gì tiện tay vớ được. Có nhiều vụ, thay vì tạo công ăn việc làm cho các
anh thầy cãi bằng cách khởi kiện ra tòa, thì các đương sự lại vô tư giải quyết mâu
thuẫn với nhau, thông qua sự hỗ trợ của dao phay, búa bổ củi hoặc a xít hay bom
xăng, hoặc mìn tự tạo hay súng tự chế.
Nhưng cũng có khi, tranh chấp được giải quyết
một cách rất êm thấm, chỉ cần thông qua liệu pháp phong bì hoặc dùng quyền trợ
giúp, chẳng hạn, gọi điện cho người thân, là đường ai nấy đi, không ai đếm xỉa
đến Luật. Vì thế, nghề thầy cãi xứ ta lại càng thêm mạt.
Nghề thầy cãi mạt hạng là thế. Ấy vậy mà mỗi
năm, các trường Đại học nước nhà vẫn đào tạo và cho ra lò hàng chục ngàn cử
nhân Luật. Nghe bảo chỉ cần học thêm 6 tháng nữa thì có thể trở thành một thầy
cãi.
Tin mừng, là hai năm trước đây, có một bà 55
tuổi, bán chuối ở chợ Vĩnh Bình (Tiền Giang) đã lấy bằng Cử nhân Luật đại học
Cần Thơ. Còn tin buồn, là hiện nay, bà vẫn bán chuối, chỉ khác ở chỗ thường
xuyên cãi nhau với chồng về chuyện chuối to chuối nhỏ.
Thi vào ngành Công an bây giờ cực khó, vì lấy
điểm quá cao, nhưng nếu trượt thì vẫn có thể chuyển xuống học các ngành lấy
điểm thấp hơn là Báo chí hoặc Luật. Điều đó hé lộ lý do tại sao các anh Công an
luôn luôn là đối tượng săm soi của đám kền kền cũng như thầy cãi. Và đổi lại,
bọn thầy cãi và kền kển bố láo đôi khi cũng xứng đáng được Công an “gạt tay
trúng má”.
Rất ít các Cử nhân Luật ra trường kiếm được
công ăn việc làm tử tế và càng ít những người trong số họ có khả năng trở thành
một thầy cãi đàng hoàng.
Vì thế, con đường tồn tại và tạo dựng tên tuổi
của không ít các anh thầy cãi ngày nay thật là bế tắc. Các anh cần phải tự trang
bị cho mình ít nhiều mánh khóe là lẽ thường. Nay nhân mùa thi cử, tư vấn cho
các anh thầy cãi tương lai, mà lòng đầy cay đắng:
Những anh kha khá một tí về kiến thức Pháp
luật, lại có bản tính hiền lành thì nên làm tư vấn cho các doanh nghiệp mà lĩnh
lương. Những anh này không nên ỷ rằng mình có cái bằng thầy cãi rồi tha hồ cãi
chầy cãi cối. Các anh nhớ giùm cho, mục đích việc tư vấn pháp luật là để doanh
nghiệp nó lách luật chứ không phải để nó làm theo luật. Nó lách được luật thì
lương các anh mới cao.
Những anh có đôi chút vốn liếng thì sẽ mở văn
phòng Luật sư hay Thám tử, trước sau cũng có tý quảng cáo Tư vấn Pháp luật miễn
phí cái đã, và sau đó nếu được thân chủ thuận cho biện hộ thì cãi cũng nên miễn
phí luôn. Mục đích của các anh là phải tạo cái danh trước, còn lợi sẽ có sau,
từ từ khoai sẽ nhừ, hoặc thắng kiện sẽ tính. Tuy nhiên xin cảnh báo các thân
chủ rằng, các ngài đã “vô phúc đáo tụng đình” rồi, lại còn trông cậy vào các
anh miễn phí này thì rất có thể sẽ vô phúc thêm nữa. Các tỉ phú hàng đầu thế
giới hầu hết đều rất có kinh nghiệm xương máu trong việc hầu tòa đã tổng kết rằng,
bọn thầy cãi mà đã đòi chi phí càng cao, thì khả năng thắng kiện càng lớn. Và
lời khuyên của họ là: nếu có phải đáo tụng đình, hãy tránh xa bọn miễn
phí, hãy cứ chọn các anh thầy cãi đòi giá cao ngất ngưởng mới chắc ăn.
Riêng những anh bất tài, kém kiến thức và vô
đạo đức mà lại muốn nổi cả danh và lợi tức thời, thì phải có khiếu đánh hơi các
vụ “án oan”. Nghĩa là oan thật hay không thì chưa biết, nhưng cứ phải gào
lên là “oan” cái đã. Rồi không ai
mời thì cũng cứ nhảy xổ vào, phát biểu càng nhiều càng tốt, càng húng lìu húng chó
càng tốt. Những anh này, thường được biết đến dưới cái tên “ luật sư mù
luật”, “luật sư kền kền”, sớm muộn cũng đi theo con đường của các nhà rân trủ
đã vạch sẵn. Tiền thì luôn luôn được chúng bố thí, còn danh thì sẽ có đám
truyền thông chống phá đất nước tung hô.
Thương
ôi! Nghề thầy cãi xứ mình đã, đang và sẽ luôn luôn ở thời mạt vận.
------
thày cãi cũng phải có bài
Trả lờiXóa