Khi
Vô Tích, khi Lâm Truy.
Nơi
thì lừa đảo, nơi thì xót thương
...
Ba
quân chỉ ngọn cờ đào,
Đạo
ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy...
Đó
là hai câu thơ trong Truyện Kiều, nói tới địa danh Vô Tích.
Thời
Xuân Thu chiến quốc, thì Lâm Truy là kinh đô nước Tề, còn Vô Tích thuộc nước Sở.
Trong
chữ Hán, chữ Tích có nhiều cách viết, và cũng mang nhiều (vài chục) nghĩa, nhiều
nghĩa thường gặp trong tiếng Việt, như: tích - xưa, tích - dấu vết, tích - tết
(bện), tích - tiếc, tích - sáng, tích - tách, tích - chứa.. v..v...
Chữ
Tích (錫) trong
địa danh Vô Tích, gồm chữ Dịch, đứng cạnh bộ Kim, có nghĩa là Thiếc, kim loại,
(ký hiệu hóa học: Zn).
Đọc
Đông Chu liệt quốc mới biết, nghĩa của Vô Tích là "không có thiếc".
Tên
gọi này do Vương Tiễn, một danh tướng của nước Tần, đặt ra.
Năm
225 TCN, Vương Tiễn theo lệnh của Tần vương (Tần
Doanh Chính, sau này gọi là Tần Thủy Hoàng đế), chinh phạt nước Sở. Quân Tần tiến vào Thọ Xuân, bắt sống vua
nước Sở. Tướng Sở là Hạng Yên lập
tôn thất nước Sở tên là Xương Bình quân lên ngôi, bỏ chạy về Lam Lăng, phía nam
sông Trường Giang. Vương Tiễn lại kéo quân từ Anh Vũ Châu (Bãi Anh Vũ) đuổi
theo chiếm thành Lam Lăng, diệt nốt Hạng Yên
và Xương Bình Quân, sau đó tiếp tục đưa binh mã xuống càn quét miền Nam.
Vào
khoảng năm 223 TCN, khi đóng quân ở núi Tích Sơn, quân lính của Vương Tiễn đào
đất làm bếp thổi cơm, đào được một cái bia đá. Đem lên, thấy ở trong có khắc 12
chữ rằng:
“Hữu
tích: binh, thiên hạ tranh;
Vô
tích: ninh, thiên hạ thanh” .
Nghĩa
là khi có thiếc thì đánh nhau, thiên hạ loạn; khi không có thiếc thì yên ổn,
thiên hạ yên.
Vương
Tiễn cho gọi thổ nhân (dân dịa phương) đến hỏi. Người này nói, từ khi vua Bình
Vương nhà Chu dời sang đất Lạc (722 TCN), do núi ấy sản ra nhiều chì thiếc, nên
gọi là Tích Sơn, 40 năm nay lấy dùng không hết, gần đây ít dần. Bia ấy cũng
không biết người nào làm ra.
Vương Tiễn than rằng:
"Bia
này lộ ra, thiên hạ từ đây được yên ổn, có lẽ người xưa đã xét thấy cái số (đã)
định, nên chôn bia để bảo người sau đó chăng.
Từ
nay nên đặt tên nơi này gọi là Vô Tích".
Hai
năm sau, Tần Doanh Chính diệt nốt các nước chư hầu, bình định thiên hạ, chấm dứt
hơn nửa thế kỷ chia cắt Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
----------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét