Thứ Ba, 1 tháng 7, 2025

Tại sao cụ Phạm Quỳnh không gọi Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông?

 


Bài trước, đã đặt ra và trả lời các câu hỏi Hòn ngọc Viễn đông là gì, mục đích của người Pháp khi gọi Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông, quy mô của nó ra sao và vì sao lại có quy mô đó.

Bài viết dưới đây là phần tiếp theo của bài viết trước.

Và, vẫn muốn "gửi gắm" đến các anh chị thơ văn nửa mùa ở Sài Gòn đang khóc thương cho cái gọi là "Hòn ngọc Viễn đông"- Sài Gòn thời Tây - giờ chỉ còn là tên của một phường.


"Hòn ngọc" của ai?

Dĩ nhiên "Hòn ngọc Viễn Đông", nếu thực sự có, thì nó là của người Pháp, chứ không thể là của người Việt. Xem Wiki là biết:

Học giả Vương Hồng Sển cho rằng: danh xưng "Hòn ngọc Viễn Đông" do quan chức thực dân Pháp đặt ra để chỉ nơi ăn chơi của họ, người Việt chẳng được thụ hưởng gì mà còn phải chịu sự bóc lột để người Pháp duy trì sự xa xỉ đó. Và:"Nó hoàn toàn không phải là "hòn ngọc" với thợ thuyền người Việt ở xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác ở cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án kiếp nô lệ, kẻ mất nước. Để phục vụ cho hòn ngọc ấy, cả một xã hội Sài Gòn trở thành thuộc địa, phải cung phụng cho Pháp mà nhiều địa danh còn được giữ đến tận bây giờ: Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Dầu, Xóm Bàu Sen (gần đồn Cây Mai), Xóm Giá (làm giá đậu xanh gần cầu Cây Gõ), xóm Lò Bún (gần giếng Hộ Tùng), Xóm Ụ Ghe, Xóm Rẫy Cái, Xóm Cây Cui..."

Còn nhà báo Henry Kamn (New York Times) nhận xét: Sài Gòn không phải chỉ có sự lãng mạn như cái tên "Hòn ngọc Viễn Đông" mà người Pháp đặt cho nó; đại đa số người Việt Nam và người Hoa sống tại đây phải lao động cực nhọc vượt xa đồng lương rẻ mạt họ được nhận để tạo nên sự lãng mạn của thành phố. Sự phô trương chỉ tập trung vào đời sống của giới thượng lưu: Thực dân Pháp, người ngoại quốc, giới quý tộc Việt Nam.


 Ai có thể gọi Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông?

Như đã nói, cụm từ tiếng Pháp "La Perle de l'Extrême-Orient" dịch chính xác ra tiếng Việt là "Viên ngọc trai miền Viễn Đông", trong đó Viễn Đông có nghĩa là phương Đông xa xôi.

Từ năm 1918, cụ Phạm Quỳnh, trong tác phẩm Một tháng ở Nam Kỳ (in trong cuốn Mười ngày ở Huế, nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2001), đã không dịch một cách "thông thường" như vậy. Cụ viết:

"Người ta thường gọi Sài Gòn là cái “hạt  báu của Á Đông” (la perle de l’Extrême- Orient)".

Học giả Phạm Quỳnh là người viết báo, dịch sách, diễn thuyết bằng tiếng Pháp, 16 tuổi đã vào làm ở Viện Viễn Đông bác cổ với người Pháp. Cụ lại thông thạo cả chữ Hán.

Thế mà cụ dứt khoát không dịch "la perle de l’Extrême- Orient" thành "Hòn ngọc Viễn đông". Cụ lại dịch là “hạt  báu của Á Đông”.

Tại sao vậy? Vì cụ rất có ý thức là người Việt Nam thì không thể nói như người Tây. Và phải nói thêm, ở điểm này thì cụ Phạm đã cực kỳ tinh tế và chuẩn xác.

Vì đối với đám thực dân hay khách du người Âu, thì Sài Gòn đúng là phương Đông xa xôi thật. Tương quan về vị trí địa lý giữa châu Âu và Sài Gòn thì đúng là như thế. Chúng ở phía Tây lại nên được ta gọi là thằng Tây, khoai tây, hành tây, đồng hồ tây, chó tây và bây giờ vẫn có Tây ba lô.

Còn đối với người Việt Nam, và nhất là các anh chị người Sài Gòn, lại mang danh là người có tý chữ, mà lại tự gọi nơi chôn rau cắt rốn của mình là phương Đông xa xôi, thì... chỉ có thể gọi là... ... 

( ... tự kiểm duyệt)!

 

                                              "Hòn ngọc Viễn Đông" của ai?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét