Tôi xin kể nốt,
Câu chuyện “oan
tình”…
Thực
ra thì chuyện các Văn nghệ sĩ nhà ta “bôi
trâu trát gió” vào mặt nhau là thường, có điều không được thẳng thắn và lịch
sự, cho và nhận thoải mái như các sĩ bựa, ví dụ ở blog anh Phọt Phẹt hay anh Bín Nghé. (Đấy là tôi nói thật, không phải khen nịnh, tiên sư hai anh, đừng có
mà được thể).
Chẳng
thế mà thời chúng tôi còn là sinh viên, cách đây khoảng hơn 30 năm, lưu truyền một
câu chuyện tiếu lâm về việc thiết kế một nhà cao tầng hoàn toàn không có khu vệ
sinh, trong đó có một tầng dành cho giới văn nghệ sĩ. Lý do bỏ khu WC đơn giản
là bởi “làm gì còn cứt, chúng nó ỉa mồm nhau còn chả đủ”.
Câu
chuyện tai ác có thể làm nhiều văn nghệ sĩ phiền lòng, nhưng với hiện tượng cô
Chí tưởng cũng chẳng có gì là ngoa ngoắt, hãy xem thêm vài mẩu chuyện có tính minh họa, cứ coi như là cái đuôi bé nhỏ
của con voi:
1.
Dân
chủ (chửi nhau thoải mái ?) xong thì phải đoàn kết, thì đây, cô Chí và anh Thiều
đoàn kết (nhưng chưa đổi mới đâu nhé):
Đoàn kết xong thì phải đổi mới, mà
đổi mới của đoàn kết thì là gì? Tôi đồ rằng là ... lại chửi nhau.
Đúng vậy, cô Chí mượn
chuyện phê bình thơ anh Thiều, nhưng dành gần nửa bài chẳng nói về thơ,
lại nói chuyện “nổi lên là nhờ Hữu Ước”ngụ ý anh Thiều là Công an cài vào Hội
Nhà văn (bài quá dài, xem tại đây)
Tiếp theo, anh
Thiều nhắn tin lại là: Nếu
là người còn một chút nhân cách thì không bao giờ làm điều bẩn thỉu
ấy. … với những gì anh viết về tôi (
tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của tôi ) tôi chỉ còn
biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và bỉ
ổi.
Trả lời, cô Chí lờ đi cái chỗ in đậm mà anh Thiều nhấn
mạnh, nhân tiện đánh quàng sang anh Điệp: Một
người làm thơ dở khi bị phê bình chửi người khác là “Thằng đê tiện và bỉ ổi” kiểu
ông Nguyễn Quang Thiều chửi chúng tôi như trên, trong lịch sử văn học nước nhà
chắc chưa ai dám hành xử kiểu này ? Một người có nhân cách và hành vi đầu đường
xó chợ như thế này, người đó có xứng làm phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam hay
không, có xứng được Viện Văn học của ông vinh danh bằng một cuộc hội thảo sang
trọng đến thế hay không, thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp?
2. Cô Chí dân đen và anh Trung tướng công
an, nhà văn Hữu Ước, họ tình củm bên nhau tươi ơi là tươi
Nhưng
mà tươi
được có một lúc, thì héo:
Anh Hữu Ước coi “một vài nhà văn
quậy phá tưng bừng đại hội 4-5 lần như Lý Tống”, khởi nguồn từ việc cô Chí cướp micro tại hội
nghị HNV ngày 6/8/2010.
Hôm sau 7/8/2010, cô Chí chạy ngay về nhà lên mạng chửi “ông trung tướng công an Hữu Ước là nhạc sĩ mù nhạc, họa sĩ mù màu, nhà văn ít
chữ…”
Rồi cô viết một thư ngỏ dài dằng dặc ăn vạ trên mạng, trích một phần
như sau:
“Sau khi ông trung tướng tuyên án tử
hình tôi, tôi đã rét run lên mặc dù Hà Nội hôm ấy nóng trên 38 độ. Tôi bỏ cuộc
đi thăm thú Hà thành, tranh thủ mua ít vải màn về để may áo tang cho cả nhà vì
đảng ta đâu có thể để tên Lý Tống thứ hai này sống thêm mấy tháng… Tôi chuồn lẹ
về Sài Gòn, hi vọng tìm cách giấu biến tin khủng khiếp này không cho vợ con
biết.
Chiều 07-08-2010, từ Hà Nội bay về nhà,
tôi đã thấy vợ con khóc như ri, khóc khản cả tiếng rằng sao ông dám cả gan bóp
dái ngựa thế, chết là phải rồi ông ơi là ông ơi. Chỉ cần một ông công an phường
bảo ông là Lý Tống, ông đã chết mất ngáp, đằng này chính mồm ông trung tướng
công an phán như thế, chắc vài tuần nữa họ sẽ bắn ông ngay”.
“Mấy hôm nay, cả nhà tôi sợ quá không
dám ngủ, không dám ăn, chỉ uống nước lã cầm hơi, ngồi chờ lính ông đến trói
mang tôi đi. Cứ tình hình này, cả nhà tôi có thể chết vì quá sức sợ hãi mà đứt
hết ruột gan.
Tôi xin cắn rơm cắn cỏ, van ông trung
tướng quyền uy ngang trời hãy thương xót chúng tôi mà mở lượng hải hà, ban cho
vợ con tôi một con đường sống, dù ông có bắn tôi ngay bây giờ”.
Thấy chưa, trẻ con nhà cô Chí mà vấp phải cục gạch thì Trung tướng chắc
phải rụng sao!
3.
Cô Chí đến thăm một
“người tình cũ”, chủ nhà thết đãi và ghi lại trong blog của mình:
“Sáng nay được mùa …”nhà thơ”, những hai ông ghé nhậu : Đinh
Kỳ Thanh và Trần Mạnh Hảo”.
“Nhìn
hai ông mới thấy câu than của thi sĩ Nguyễn Vỹ “ nhà văn An Nam khổ như chó” đã quá lạc hậu. Cả hai ông đều có ô
tô riêng, biệt thự hồ bơi, vườn hoa cây cảnh và đều không phải lo bồi bút kiếm
tiền.
Vậy
mới nguy, giá như Trần Mạnh Hảo hàng tháng phải lo méo mặt tiền học cho
con, tiền chợ cho vợ thì viết lách đâu có “băm bổ” như bây giờ, lại không “bốc
thơm” mấy anh chủ báo, nhất mấy anh đã làm lãnh đạo lại còn ti toe làm cả thơ,
để dịp tết nó chia cho một xuất
bốn chục triệu như ngày xưa Trần Mạnh Hảo từng khoe.”
Tiếp theo, chủ nhà đãi món tôm, ăn
nhậu và đọc thơ.
Thơ chôm chỉa nên nhạt toẹt, chỉ mỗi
món tôm là đậm đà:
“Tôi
gắp cho mỗi ông một con tôm càng :
“Con tôm này ngọt lắm. Chẳng hiểu sao lại bị chửi họ nhà tôm cứt lộn lên đầu…”
Láo, láo thật! Chủ nhà là ai, lại dám
mỉa đểu “nhà thơ lon” thuộc “họ nhà tôm”???
Xin bật mí, tên “khủng bố” đó chính là
nhà văn Nhật Tuấn, tức Nguyễn Thái Lai, anh này từng có tiền án tiền sự là đã
vạch “Chân tướng Trần Mạnh Hảo” trước bàn dân thiên hạ trên Người Việt online
năm nào.
Chính cô Chí đã từng than thở về
người tình này trên DCV online (23/10/2007): “ông Nhật Tuấn lấy tên nặc danh là Nguyễn Thái Lai bịa
chuyện, vu cáo, bôi nhọ chúng tôi hết cỡ trên Người Việt online và trên Talawas
vừa bị chúng tôi vạch mặt trên các trang web Hải ngoại”.
Ấy thế mà cô Chí lại mò đến thăm anh
Tuấn, để rồi …được ăn tôm…
Không biết, sau khi ăn uống phủ phê cô Chí có đọc
blog của anh Tuấn chưa, hay đọc rồi mà đánh bài lờ, nếu không thì hẳn phải là
do mấy cái đầu tôm làm cô mắc nghẹn đến giờ.
Mà cô Chí làm mưa làm gió ở những
đâu, chứ gặp phải anh Nhật Tuấn, hoặc anh Đông La, thì cứ im thin thít.
Chuyện tình cô Chí thì còn dài dài,
nhưng kể nữa chỉ tổ làm rác tai bạn đọc. Để kết thúc, xin mời bạn đọc nhâm nhi một
món quà do đích thân cô Chí chế biến:
4.
Trần
Mạnh Hảo kể chuyện:
"Thôi! Bây giờ trở lại hai bài thơ Khóc
Nguyên Hồng. Đó là hai bài thơ tôi viết vào dịp bác Hồng mất, năm 1982. Bài đầu
in báo Nhân Dân, còn bài sau thì không thể in được.
[...]
Hôm ấy tôi nhớ là có cái thuyền vượt biên bị chìm ở biển. Của Chúa lại trả về Chúa. Tất cả thuyền ấy đều bị dạt vào bờ hết. Hàng mấy chục xác chết bị dạt vào bãi Dứa, tức là bãi Trước. Tức là chỗ trung ương du lịch bây giờ. Trại viết mở cửa nhìn ra đó. Và mọi người đã chứng kiến cảnh đau lòng này ở thành phố Vũng Tàu.
Bữa cơm trại trưa đó, vô tình tôi đọc được ở tờ báo Nhân Dân kê nồi. Tôi chợt nhìn thấy dòng cáo phó có tên Nguyên Hồng, không có quê hương, không có địa chỉ, không có một dòng sự nghiệp. Rồi chúng tôi bàn nhau tổ chức. Nguyễn Quang Thân viết một bài, tôi viết một bài thơ. Và tôi đã làm bài thơ đúng trong 15 phút có tên Cho một nhà văn nằm xuống. Lời đề từ cũng rất hiện đại: "Kính tặng anh Nguyên Hồng và kính tặng hương hồn lũ chúng ta". Chính cái chết của bài thơ này bắt đầu từ "hương hồn lũ chúng ta". Sau này người ta đai ra thành chuyện lớn.
Hôm ấy tôi nhớ là có cái thuyền vượt biên bị chìm ở biển. Của Chúa lại trả về Chúa. Tất cả thuyền ấy đều bị dạt vào bờ hết. Hàng mấy chục xác chết bị dạt vào bãi Dứa, tức là bãi Trước. Tức là chỗ trung ương du lịch bây giờ. Trại viết mở cửa nhìn ra đó. Và mọi người đã chứng kiến cảnh đau lòng này ở thành phố Vũng Tàu.
Bữa cơm trại trưa đó, vô tình tôi đọc được ở tờ báo Nhân Dân kê nồi. Tôi chợt nhìn thấy dòng cáo phó có tên Nguyên Hồng, không có quê hương, không có địa chỉ, không có một dòng sự nghiệp. Rồi chúng tôi bàn nhau tổ chức. Nguyễn Quang Thân viết một bài, tôi viết một bài thơ. Và tôi đã làm bài thơ đúng trong 15 phút có tên Cho một nhà văn nằm xuống. Lời đề từ cũng rất hiện đại: "Kính tặng anh Nguyên Hồng và kính tặng hương hồn lũ chúng ta". Chính cái chết của bài thơ này bắt đầu từ "hương hồn lũ chúng ta". Sau này người ta đai ra thành chuyện lớn.
Bài này tôi bị đánh "nặng nề". Trên
tạp chí Sân Khấu còn đăng bài của Hoàng Tùng và Hoàng Mạnh Tường, nói là Trần
Mạnh Hảo đã quay súng bắn vào Đảng. Tạp chí Sông Hương còn tường thuật lại vụ
này. Anh nên nhớ rằng hồi ấy Bùi Minh Quốc và Dương Thu Hương đọc bài này đã đỏ
gay mặt. Hồi đó Dương Thu Hương đang phấn đấu vào Đảng. Bài thơ này đã sinh ra
hệ lụy, tôi không muốn kể. Bài thơ và sự việc bài thơ còn kéo dài một năm nữa
để khai trừ Đảng tôi nhưng không có lý do để khai trừ. Tôi cũng cố gắng để
không bị khai trừ. Vì nếu khai trừ, hồi đó có lẽ tôi sẽ bị bắt".
.....
"Xin nói tiếp, tại sao lại phải làm thêm một bài thơ nữa về Nguyên Hồng. Thời ở trong rừng, tôi có biết ông Võ Trần Chí và ông Võ Văn Kiệt, mà ông Hoài Vũ lại là bạn thân của hai ông này. Hoài Vũ là cố vấn riêng cho Võ Trần Chí. Mà Nguyễn Quang Sáng và Hoài Vũ, Thép Mới đều biết rõ "sự kiện" bài thơ này. Ông Thép Mới có bảo với ông Võ Văn Kiệt và Võ Trần Chí sai Hoài Vũ đến gọi tôi lên.
Đúng vào tối 19/5/1983 tôi vào gặp hai ông ở văn phòng Bí thư thành ủy. Câu đầu tiên ông Kiệt nói là:
-Hảo à! Đù má… Mày làm cái gì mà dữ vậy?
Anh phải hiểu rằng tính cách người Nam Bộ là thế. Sống với nhau trong cơ quan hay lúc sinh hoạt thường hay dùng câu ĐM kèm theo. Thân tình mới có câu ĐM. Còn đã gọi nhau bằng đồng chí là "có chuyện". Nghe được lời mắng của anh sáu (Võ Văn Kiệt) lại có kèm ĐM, tôi biết ngay là "thoát". Anh Sáu còn nói thêm về tác hại của bài thơ cho tôi hiểu và hỏi tôi:
-Thế bây giờ mày định làm thế nào?
Tôi chân thành đáp lại ngay:
-Em sẽ làm một bài thơ khác cải chính lại.
Thế là tôi làm lại một bài thơ khác viết theo ý ngược lại. Tôi đọc cho anh Sáu nghe. Anh vẫn thấy chối tai. Cuối cùng anh bảo:
-Thôi dẹp ba cái trò thơ phú ấy đi…
Nhắc lại để anh biết thêm về vụ Trần Mạnh Hảo làm thơ khóc Nguyên Hồng thế nào."
.....
"Xin nói tiếp, tại sao lại phải làm thêm một bài thơ nữa về Nguyên Hồng. Thời ở trong rừng, tôi có biết ông Võ Trần Chí và ông Võ Văn Kiệt, mà ông Hoài Vũ lại là bạn thân của hai ông này. Hoài Vũ là cố vấn riêng cho Võ Trần Chí. Mà Nguyễn Quang Sáng và Hoài Vũ, Thép Mới đều biết rõ "sự kiện" bài thơ này. Ông Thép Mới có bảo với ông Võ Văn Kiệt và Võ Trần Chí sai Hoài Vũ đến gọi tôi lên.
Đúng vào tối 19/5/1983 tôi vào gặp hai ông ở văn phòng Bí thư thành ủy. Câu đầu tiên ông Kiệt nói là:
-Hảo à! Đù má… Mày làm cái gì mà dữ vậy?
Anh phải hiểu rằng tính cách người Nam Bộ là thế. Sống với nhau trong cơ quan hay lúc sinh hoạt thường hay dùng câu ĐM kèm theo. Thân tình mới có câu ĐM. Còn đã gọi nhau bằng đồng chí là "có chuyện". Nghe được lời mắng của anh sáu (Võ Văn Kiệt) lại có kèm ĐM, tôi biết ngay là "thoát". Anh Sáu còn nói thêm về tác hại của bài thơ cho tôi hiểu và hỏi tôi:
-Thế bây giờ mày định làm thế nào?
Tôi chân thành đáp lại ngay:
-Em sẽ làm một bài thơ khác cải chính lại.
Thế là tôi làm lại một bài thơ khác viết theo ý ngược lại. Tôi đọc cho anh Sáu nghe. Anh vẫn thấy chối tai. Cuối cùng anh bảo:
-Thôi dẹp ba cái trò thơ phú ấy đi…
Nhắc lại để anh biết thêm về vụ Trần Mạnh Hảo làm thơ khóc Nguyên Hồng thế nào."
-----------
Chú ý trong câu chuyện của anh Hảo, có chi tiết anh Hảo được chú Sáu "đù má", không biết "má" anh ảnh có sướng không chứ anh Hảo thì sướng rơn, vì "biết ngay là thoát"!
Trả lờiXóaHe he
Xóa