Nhạc sĩ Phó Đức Phương |
Ông Phương vốn là một
trong “tứ anh tài” Hà Nội trong làng nhạc Việt Nam đương đại, (cùng với Trần
Tiến, Nguyễn Cường và Dương Thụ), nhưng đã chừng 10 năm nay, ông không sáng tác
được thêm tác phẩm âm nhạc nào.
Chữ “đòi nợ thuê” không phải của tôi, mà là chữ do Nghệ
sỹ nhân dân Trần Bình ban cho ông Phó Đức Phương.
Xét kỹ, thì ông Phương
quả đã thành kẻ “đòi nợ thuê” thật rồi, mà lại chuyên nghiệp nữa cơ!
Vào tháng 4/2002, Nhà
nước cho phép ông thành lập một trung tâm thực hiện việc “đòi nợ thuê”.
Ai là người “thuê” ông Phương đòi nợ?
Với chức danh Giám đốc
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, tất nhiên là ông Phương “đòi nợ thuê” cho các tác giả và chủ sở hữu tác
phẩm âm nhạc Việt Nam.
Số người “thuê” ông hiện nay là hơn 3.000 tác giả.
Dẫu có lạc hậu đến mấy,
thì bây giờ ai cũng biết rằng, bầu show bán vé thu tiền, phải dành ra một khoản
để trả tác quyền cho tác giả là điều hiển nhiên.
Thế thì tại sao hơn 3.000
ông kia không tự "đòi" mà phải “thuê” ông Phương?
Vấn đề là các ông ấy có "đòi" được quái đâu? Vả lại ai cũng đi “đòi” thì lấy ai sáng tác?
Chả thế mà hồi đầu tháng
2/2012, hơn 30 nhạc sĩ lão thành đồng thanh“tố” Cục nghệ thuật biểu diễn (thuộc Bộ
Văn hóa – Thông tin), “tiếp
tay” cho giới bầu show quỵt tiền tác quyền, cấp phép cho các chương
trình mà không “đếm xỉa” xem nhạc sĩ có đồng ý hay không.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh: “Lễ Valentine vừa
rồi, cô Mỹ Tâm nhận cát-sê 80 triệu/tối, cô Văn Mai Hương mới
17 tuổi, còn đang là học sinh, nhận cát sê 55 triệu/ hai tối… Vậy mà các nhạc
sĩ như chúng tôi đây có bao nhiêu bài hát được sử dụng quanh năm thì có được xu
nào? Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho bao show diễn mà có cần sự đồng
ý của chúng tôi đâu!”.
Nhạc sĩ Hoàng Dương bảo
các nhạc sĩ già rất kém trong khoản “cãi” vì thế sẵn sàng góp kinh phí, cần
thiết thì thuê luật sư trợ giúp về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi.
Nhạc sĩ
Huy Thục chỉ ra rằng kể cả những buổi biểu diễn ở các hội nghị, sự
kiện, các bầu show ngang nhiên quỵt tiền mà có thấy ai phạt đâu?
Các nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và
nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm ngay ở Cục Nghệ
thuật biểu diễn, khi đó, người ta mới thực sự chú ý và giải quyết rốt ráo sự
việc.
Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ
chỉ rõ: “Chúng tôi sáng tác ra chỉ để làm giàu cho họ, ai dung túng cho các
cai đầu dài? Đó chính là Cục Nghệ thuật biểu diễn”.
Nhạc sĩ
Hoài Thái căng hơn: “Đã đến lúc ai cấp phép sai phải bị
phạt về kinh tế, hoặc thậm chí phải bị bỏ tù!”.
Mà kể cả khi đã có Trung
tâm “đòi nợ thuê” của ông Phương, thì với sự dung túng
của cơ quan quản lý như Cục Nghệ thuật biểu diễn, giới bầu sô vẫn tìm mọi cách để “quỵt” tác quyền.
Bao năm nay, các cơ quan
này cấp phép vô tư, không cần biết đến nghĩa vụ tác quyền, mặc kệ phía ông
Phương, là nơi được ủy quyền của hơn 3.000 tác giả, cứ việc chai mặt làm nặc nô “đòi nợ”.
Quyết liệt lắm, năm 2011,
ông Phương cũng chỉ đòi được tác quyền của gần 10% số chương trình biểu diễn,
hơn 90% còn lại bị “quỵt” tiệt. Trong khi quyền tác giả đã được
Nhà nước quy định rõ ràng tại Nghị định 61-2002-CP.
Các chiêu để “quỵt” tiền tác quyền thì phong phú lắm, kể
sao cho xiết?
Đại khái, hạ sách là để đến sát
giờ biểu diễn, bên tổ chức mới đến "làm
việc" với bên “đòi
nợ thuê”. Càng muộn càng tốt, nếu văn phòng đã đóng cửa thì đã đủ lý do, vì
đã tới nhưng không gặp ai. Còn nếu "lỡ" gặp, thì cứ đưa mức giá cực thấp, sao
cho hai bên không thỏa thuận được là ăn tiền.
Thượng sách, kể cả nếu đã
ký thỏa thuận thì vẫn có thể “quỵt” được, bằng cách giải thể quách công ty
cũ và thành lập công ty mới cho những lần tổ chức sau.
Trung sách, là cù nhầy,
như mới đây nhất là hai đêm nhạc Khánh Ly tổ chức tại Hà Nội và Đà Nẵng. Với
giá vé trung bình là 2,4 triệu đồng/vé, số vé bán ra khoảng 3.500 vé, bầu show thu về khoảng 8,4 tỷ đồng, trong khi rõ ràng đã sử dụng các ca khúc của cố
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà chưa được phép.
Thế rồi, thu tiền xong
thì mới ngược ngạo đòi bà em tác giả phải chứng minh đầy đủ quyền sở hữu các ca khúc đó, còn nếu
không họ chỉ trả 1/7 tiền tác quyền.
Chả trách có người gọi họ
là “ăn cướp”, ví dụ như ở
đây.
Nhưng đã “ăn cướp”, thì đáng lẽ phải bé
bé cái mồm thôi, đằng này họ lại là người to mồm nhất. Một trong số đó chính là
ông Trần Bình.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Bình |
Thay vì bàn chuyện tác quyền đêm nhạc Khánh Ly, thì ông Trần Bình lại la làng,
rằng "nhạc sĩ Phó Đức Phương ăn tiền trên
mồ hôi công sức của các nhạc sĩ khi thu được nhiều tiền nhưng chi trả tùy hứng,
bớt xén, thiếu minh bạch”.
Ông Bình, vốn là một nghệ
sĩ múa kiêm bầu show.
Vào những năm 1990, ông
từng mang theo 11 triệu đồng vào Sài Gòn, mời Ngọc Sơn, Cẩm Vân, Ngọc Ánh, Thi
Nga ra Hà Nội biểu diễn. Ngôi sao Ngọc Sơn bấy giờ hát với giá 120.000
đồng/đêm, sau ông Bình trả lên 200.000 đồng/đêm.
Ông kể lại: “Cứ 15 giờ hàng ngày tôi lại phóng
xe đến cổng Cung Văn hóa ôm bọc tiền về, có lúc ra cửa hàng vàng cạnh đấy mua
mấy chục cây. Vàng lúc đó 100.000 đồng/chỉ. Tôi đá phốc Con lợn 125, mua luôn
xe 400 phân khối. Rồi kéo quân xuống Hải Phòng 7 ngày, vào Đà Nẵng 10 ngày. Ở
Đà Nẵng tôi mua ô- tô luôn.... sau
khi trả tiền cho mọi người, phần còn lại vào túi mình hết. Nên nói thật, hồi
trước tôi có ba nhà, hai ô tô, xe máy cũng có ba, bốn cái”.
Than ôi, một thời oanh
liệt, bây giờ ở đâu bỗng tòi ra cái ông Phương "ấm ớ" này?
Thế là ta đã hiểu lý do
tại sao ông “cựu tướng cướp” Trần Bình lại la làng rồi.
Và chừng nào còn chưa có
sự chuyển biến trong nhận thức của xã hội và công luận về chuyện tác quyền,
chừng nào chưa có ý thức thực thi pháp luật từ ngay các cơ quan quản lý văn hóa
biểu diễn thì ông Phương vẫn còn phải đi làm cái việc khoa chân múa tay để “đòi
nợ thuê”, như một "nặc nô" chính hiệu.
Và những bầu show như ông
Trần Bình và phòng trà Đồng Dao sẽ vẫn còn thoải mái vừa “ăn quỵt” (hay vừa
"ăn cướp"?), vừa tiếp tục la làng.
-----------------
Ghi chú:
Nặc nô: từ cũ, chỉ người hành nghề đòi nợ thuê, chuyên nghiệp, thường là đàn bà.
Bác Lý dùng từ chuẩn, em thì quen béng hoặc quên mất cả từ rồi, giờ đọc bác mới rõ mồn một cái gọi là ĂN QUỴT.
Trả lờiXóaTuyệt. Từ là là rất chuẩn. Đúng phong cách, đúng ngữ cảnh, lại rất chất An Nam.
Không. Phải là ĂN CƯỚP mới đúng!
Trả lờiXóaVào thời điểm 1990, thời huy hoàng của ông Trần Bình thì gọi là ăn cướp chẳng sai. Vì:
Trả lờiXóa- Cứ như ông kể lại, thì ông làm giàu còn nhanh hơn ăn cướp,
- Tất nhiên, người bị cướp là các ông nhạc sĩ và/hoặc tác giả các bài thơ được phổ nhạc.
Nhưng cũng chỉ dám thân ái và đoàn kết gọi là "cựu tướng cướp"
giới văn nghệ sĩ của Việt Nam mình giờ lắm chuyện quá. Phải chăng đồng tiền đã làm mờ mắt họ?
Trả lờiXóa