Tạp chí Xưa & Nay Số 409, tháng 8/2012, trong mục Trao đổi, đăng bài của Đào Hùng và Thủy Trường (Thủy Trường là một bút hiệu của cụ Đại tá Nguyễn Văn Khoan, tiến sĩ sử học), nhan đề "Sao lại tự tiện cắt bỏ một đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc".
Toàn văn chép lại như sau, trong đó đoạn màu xanh là đoạn bị cắt. Hiện cũng chưa có phản hồi gì về việc ai cắt và vì sao lại cắt:
Sao lại tự tiện cắt bỏ một đoạn văn của
Nguyễn Ái Quốc ?
“Lời than của bà Trưng Trắc” (Les
lamentations de Trung Trac) là một truyện ngắn do Nguyễn Ái Quốc viết bằng
tiếng Pháp, đăng trên báo L’Humanité của ĐCS Pháp số ra ngày 24-6-1922, nhân
dịp vua Khải Định sang Pháp nhằm lên án ông vua này. Bài này đã được dịch
sang tiếng Việt và đưa vào các tuyển tập và toàn tập của Hồ Chí Minh. Sự xuất
hiện của bài viết này đầu đuôi như sau:
Vào khoảng năm 1969, sau khi ở Pháp về, ông Hồng Hà, lúc
đó là Tổng biên tập báo Nhân Dân, có đưa một số bản chụp báo Le Paria và
L’Humanité có bài viết của Nguyễn Ái Quốc về và giao lại cho Ban Nghiên cứu
lịch sử Đảng Trung ương. Tài liệu được nhập vào kho lưu trữ thuộc Vụ tư liệu,
do ông Phạm Bình làm vụ trưởng.
Ít lâu sau, ông Hồng Chương, tổng biên tập tạp chí Học
Tập (tiền thân của tạp chí Cộng Sản) đến khai thác và đã quan tâm đến các
truyện ngắn của Nguyễn Ai Quốc đăng trên các báo bằng chữ Pháp, thời đó chưa
có photocopy và các phương tiện sao chép khác, nên ông Hồng Chương phải đến nhiều
buổi để chép lại những bài mình quan tâm.
Ông Hồng Chương đã dịch một số bài và gửi đăng báo Nhân
Dân. Cụ thể có hai bài quan trọng là “In- cognito” (dịch là Vi hành) và “Les
lamentations de Trung Trac” (Lời than của bà Trưng Trắc). Nhận thấy đây là
những tài liệu quí, cần được dịch ra một cách chính xác, nên ban biên tập báo
Nhân Dân đã đề nghị giáo sư Phạm Huy Thông xem lại bản dịch từ chữ Pháp ra
chữ Việt. Không biết sự san nhuận của Gs. Phạm Huy Thông là bao nhiêu phần
trăm, nhưng vì vậy mà khi in không đề tên dịch giả. Từ đấy đến nay, bản dịch
được coi là chuẩn xác và chính thức, nên những lần biên soạn tuyển tập và
toàn tập của Hồ Chí Minh không ai đặt vấn đề phải xem lại bản gốc để đối
chiếu với bản dịch. Tuy nhiên, trên những bản in đầu tiên, người đọc có thể
nhận thấy có một đoạn đã bị cắt bỏ và để dấu chấm chấm [...]. Nhưng đến những
lần in sau thì các dấu chấm lửng đó cũng được bỏ đi, coi như bài viết được
dịch toàn bộ.
Vậy mà gần đây, nhà báo Thủy Trường, người đã có nhiều năm sưu
tầm và dịch thuật những tài liệu liên quan đến Hồ Chí Minh – qua tư liệu do
nhà sử học Pháp Alain Ruscio cung cấp – đã phát hiện ra rằng truyện “Lời than
của bà Trưng Trắc” khi dịch đã bị bỏ đi một đoạn có trong nguyên bản
chữ Pháp. Đấy là đoạn nói về vua Gia Long, sau đoạn nói về các vua
nhà Trần và Lê Lợi. Đoạn đó như sau (để bạn đọc có thể nhận ra chỗ tiếp nối
của đoạn văn này, chúng tôi xin chép lại hai đoạn trước và sau, đã được
dịch):
“Les Mongols qui abattirent tout devant eux furent battus par
nos glorieux Trân (1225). Lê-Loi sé mit hardiment à la tête de la révolution
annamite pour briser le régime de cruautés et (Téxaction imposé par les soit
disant protecteurs.
Avec un courage invincible et une vertu
immaculée, qui furent comme le vrai or qui brille avec mille éclairs après
avoir subir mille épreuves du feu, ton aúeul Gia Long, plusieurs fois noble
et valeureux, vous a laissé, après des pérípéties et des souffrances
incalculables, un pays riche, un peuple indépendant, une nation respectée
parles forts et aiméeparles faibles, un avenirplein de vie et d’évolution.
“Quelle honte cruelle, quelle ter- rible désillusion, quelle
douloureuse amertune auraient-ils connues si, au delà des nuages, vos
ancêtres voyaient dans 1’esclvage un peuple qu’ils ont laissé libre, dans la
servi- tude un pays qu’ils ont affranchi, dans ramollissement un héritier de
leur trône!”
Tạm dịch đoạn bị cắt đó như sau:
“Với
lòng quả cảm vô song và với đức hạnh trong sáng không tì vết, như vàng ròng lấp
lánh sau ngàn lần thử lửa, ông tổ ngươi, vua Gia Long tôn quí và tài ba bội
phần, sau biết bao thăng trầm và khổ đau vô bờ, đã để lại cho người một đất
nước giàu có, một dân tộc độc lập, một quốc gia được các kẻ mạnh vị nể và kẻ
yếu kính mến, với một tương lai đầy sức sống và triển vọng”.
Hơn 40 năm sau khi tài liệu này được dịch và công bố, nhà báo
Thủy Trường đã đặt câu hỏi: Tại sao lại có sự sơ suất đó? Do người sao chép
và dịch vô tình bỏ qua hay có chủ ý? Ai là người đã tự tiện cắt bỏ
bài viết của Nguyễn Ái Quốc? Mà trên thực tế, đoạn văn này không có gì phải
bàn cãi, không làm ảnh hưởng gì đến toàn bộ nội dung của bài viết (*).
Đề nghị các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, nơi chịu trách nhiệm xuất bản toàn bộ các văn kiện của Hồ
Chí Minh, cần xác nhận và đính chính trong những lần tái bản khác.
Đào Hùng và Thủy Trường
CHÚ THÍCH:
* Xem Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập I, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 98. Bạn đọc
có thể kiểm tra bản gốc, bằng cách vào mạng Google tiếng Pháp, vào từ khóa
Gallica – mở mục Presse et revues – bấm vào báo L’Humanité tìm số ra ngày 24
juin 1922. Có thể đọc bài “Incognito” (Vi hành) ở số ra ngày 19 février 1923,
và nhiều bài khác nữa.
-----------------
Phụ lục: Các ảnh sau đây được lấy từ blog Phạm Tôn
|
2 năm đã qua
Trả lờiXóaVâng, hơn 2 năm qua, chưa có phản hồi. Đó cũng là "lời than vãn của bà Thiên Lý"
XóaHy vọng khi tái bản các sách có liên quan thì người ta sẽ bổ sung.
Ông thứ nhất là Nguyễn Ánh, người sau này trở thành vua Gia Long.
Trả lờiXóaVào những năm cuối thế kỷ 18, khi đất liền bị Tây Sơn chiếm hết, quân sĩ tiêu tan, chiến thuyền cháy sạch, Nguyễn Ánh nghĩ đến chuyện cầu cứu ngoại bang. Ông đã lần lượt tiếp xúc với hải quân Anh: năm 1779; Tây Ban Nha: 1783; Xiêm La: 1784, (20 vạn quân Xiêm bị Nguyễn Huệ đánh cho tan tành); Bồ Đào Nha: tháng 10 năm 1786 và sau là nước Pháp, cái “nước mẹ vĩ đại” sau này sẽ tròng cái “nền văn minh” của họ, vào cổ kỵ, cụ, ông bà nhà các thể loại osin, trong suốt 80 năm.
Ngày 25 tháng 11-1784, đoàn đại diện của Nguyễn Ánh đứng đầu là Giám Mục Pierre Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) mang theo Hoàng tử Cảnh rời cù lao Thổ Châu tức Poulo Panjang, mang theo ấn tín, cùng một bức thư của Nguyễn Ánh gửi cho Hoàng Đế Pháp Louis XVI :
" Dầu đại quốc với tiểu quốc tình thế khác nhau, dầu đông tây cách mấy ngàn trùng, tôi dám chắc rằng Hoàng Đế sẽ tin lời tôi như tôi đã tin Giám Mục Bi Nhu (tên Việt khác của Bá Đa Lộc) vậy. Nay tôi giao cho ông ấy Nguyễn Phúc Cảnh, con trưởng của tôi, một cái Kim bửu di truyền và một Biên bản của Hội Đồng, đủ làm bằng chứng. Tôi chỉ mong ơn Hoàng Đế cho con tôi sớm trở về với binh thuyền..." (*)
Kết quả chuyến đi của Giám mục Bá Đa Lộc là sự ra đời của Hiệp ước Versailles ký ngày 28-11-1787. Cũng ngay trong ngày đó, Bá Đa Lộc được phong chức Đặc ủy viên của Hoàng Đế Pháp bên cạnh Nguyễn Ánh.
Để đổi lấy 4 chiếc tàu chiến, kèm theo 1650 binh lính Pháp, Nguyễn Ánh đã phải cầm cố những gì:
- Giao cho giám mục Bá Đa Lộc toàn quyền đại diện cho nhà nước Annam trong việc thương thuyết, có mang quốc ấn theo cùng.
- Bá Đa Lộc dắt theo Hoàng tử Cảnh, lúc đó mới 5 tuổi, để làm con tin;
Ngôi vương, quốc ấn và cả con ruột, đó là tất cả những gì Nguyễn Ánh có trong tay, còn cái chưa có thì nhà vua tương lai cũng mang ra cầm nốt, gồm:
- Hải cảng Đà Nẳng;
- Đảo Côn Lôn;
- Sẽ cho Pháp quyền tự do đi lại, buôn bán, quản lý xuất nhập cảng. Tàu nước ngoài muốn đến nước ta phải treo cờ Pháp và có giấy thông hành do Pháp cấp.
- Pháp có thể lập trên đất liền nhà cửa, các cơ sở dùng cho việc giao thông, buôn bán hoặc sửa chữa, chế tạo tàu bè.
- Mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu cho Pháp trong trường hợp Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực.
Trên thực tế, Hiệp ước Versailles 1787, hay nói cách khác là cái biên bản thế chấp ký ngày 28-11-1787 đã không được bên nào thực hiện. Nhưng, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, “(dù) sao chăng nữa, việc đó cũng tạo “tiền lệ” cho giới thực dân phương Tây mà trước hết là Pháp cùng với vài thế lực Thiên chúa giáo thân (Pro) thực dân can thiệp ngày càng sâu vào nội trị Việt Nam, và dẫn tới việc mất nước của ta vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ký hiệp ước, hòa ước để nhượng địa rồi “mãi quốc cầu vinh” là những thủ đoạn hèn hạ của thực dân đầu mùa và quân chủ cuối mùa”.
(Theo Locliec)
“Với lòng quả cảm vô song và với đức hạnh trong sáng không tì vết, như vàng ròng lấp lánh sau ngàn lần thử lửa, ông tổ ngươi, vua Gia Long tôn quí và tài ba bội phần, sau biết bao thăng trầm và khổ đau vô bờ, đã để lại cho người một đất nước giàu có, một dân tộc độc lập, một quốc gia được các kẻ mạnh vị nể và kẻ yếu kính mến, với một tương lai đầy sức sống và triển vọng”.
(Theo Nguyễn Ái Quốc)
Có sao đâu nhỉ?
XóaNguyễn Ánh là Nguyễn Ánh, mà Gia Long là Gia Long, cho dẫu đó là hai cái tên của cùng một người.
Ví như có anh nghiện, lúc trẻ, lên cơn "vã", vác đồ thờ đi cầm, sau này anh ấy hết nghiện, lại là người có công to. Vậy thôi.
"Cụ lý" chỉ nói về anh nghiện.
Vậy thì giải nghĩa thử xem trong lời của Nguyễn Ái Quốc nói về Gia Long có câu " đức hạnh trong sáng không tì vết"
XóaHay là ý của Lý nói "mãi quốc cầu vinh" vẫn được Nguyễn Ái Quốc xem là "không tì vết"
Đang rửa tai chờ nghe lời phán !
Cũng chả có vấn đề gì!
XóaCụm từ Nguyễn Ái Quốc "khen" Gia Long, "đức hạnh trong sáng không tì vết", vốn được dịch (tạm) từ mấy chữ "une vertu immaculée" mà ra, hoàn toàn có thể được dịch lại nếu/khi những người có trách nhiệm bổ sung đoạn này.
Và cứ cho là NGAQ khen thật đi, thì có phải vì thế mà đòi Trần Quốc Vượng không được dùng chữ "mãi quốc cầu vinh" hay cấm cụ Lý viết lốc "dục cầm cố túng"? Sự thực nằm ở chỗ văn bản hiệp ước Versailles 1787 vẫn còn nguyên đó, có thay đổi được đâu?
Xảo biện thứ 1 : Khoảng cách giữa dịch tạm và dịch thật có thể thay đổi được ý nghĩa của câu "đức hạnh trong sáng không tì vết" không
XóaXảo biện thứ 2 : Cái mà anh quan tâm ở đây không phải cách dùng chữ của Trần Quốc Vượng hay việc cu Lý viết "dục cầm cố túng" (đừng hoang tưởng).
Mà là chuyện Nguyễn Ái Quốc khen người mãi quốc cầu vinh là ngọc sáng kia.
90 triệu dân Việt sẽ nghĩ như thế nào về lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa mà chúng ta sắp kỷ niệm 125 ngày sinh.
Ngoài lề : Lãnh tụ, danh nhân văn hóa của dân Việt mà cu Lý viết là NGAQ thì đủ hiểu rồi nhễ !!!!!
2/- Sao mà khổ thế !
Một là một, hai là hai. Phải dùng tới 2 xảo biện để bào chữa cho cái sai sót của mình sao ?
1.Khoảng cách giữa dịch tạm và dịch thật có thể thay đổi được ý nghĩa của câu "đức hạnh trong sáng không tì vết" không?
XóaCó chứ, thậm chí đã có bản dịch khác trên một trang chống Cộng, dịch là "đức độ băng tuyết".
2. Đâu? "Nguyễn Ái Quốc khen người mãi quốc cầu vinh là ngọc sáng"? Chú móc được "ngọc sáng" ở đâu ra vậy cà?
3.Chú đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm. Vì mức nguy hiểm của chú kém xa mức ngu nên anh không rỗi hơi giải thích.
Ngoài lề: Có chú trẻ trâu viết tắt ĐNCH = Đệ nhị cộng hòa kìa. Hình như chưa có ai hỏi lại thế "đệ nhất cộng hòa" viết tắt thế nào?
Một bài phản pháo:
XóaDân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
https://m.facebook.com/100006123319039/albums/1647333672147394/?refid=13&fbt_id=1647333672147394&lul&ref_component=mbasic_photo_permalink_actionbar&_rdr#s_45a5e4b12944df35886542430fb7af1d
Em chuẩn bị đi thi, chọn thuyết minh lăng Gia Long mà nghe anh chị cãi nhau em hoang mang dễ sợ..lỡ ban giám khảm vaặn em em cũng mệt
Trả lờiXóaTác giả Nguyễn Ái Quấc viết bằng tiếng Pháp, đăng trên tờ Nhân Đạo năm 1922:
Trả lờiXóa“...Với lòng quả cảm vô song và với một đức hạnh trong sáng không tì vết, giống như thỏi vàng óng ánh sau ngàn lần thử lửa, ông tổ ngươi (chỉ vua Khải Định), vua Gia Long tôn quý và tài ba bội phần, sau biết bao thăng trầm và khổ đau vô bờ, đã để lại cho ngươi một đất nước giàu có một dân tộc độc lập, một quốc gia được các kẻ mạnh vị nể và kẻ yếu kính mến, với một tương lai đầy sức sống và triển vọng...”
Nhưng sau đó 19 năm, theo bài thơ "Lịch sử nước ta" của ông HCM vào năm 1941, đã cật lực phê phán vua Gia Long:
“...Gia Long lại dấy can qua
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dẫy mả, thiệt là ngu si..."
- - -
Có vẻ như ông Quấc năm 1922 và ông Minh năm 1941 là hai ông khác nhau. Chứ nếu một người sao lại ăn nói lươn lẹo như vậy được, phải không ?
đơn giản là Nguyễn Ái Quốc dùng ngòi bút trào phúng để đả kích thôi bác ạ. Những năm cụ viết bài này cụ đã là một nhà chính trị sắc sảo rồi chứ không còn là cậu thanh niên lạc lối nữa
XóaHuỳnh Kim Sánh lại moi lên kìa cụ Lý ơi
Trả lờiXóa