Marseille, 21/6/22, Hoàng đế Annam xuất hiện bên cạnh bộ trưởng Sarraut (Nguồn do bác Khoằm cung cấp từ comment dưới) |
Năm 1922, Chính phủ Pháp mở cuộc Đấu xảo
thuộc địa tại Marseille (Exposition
coloniale de Marseille) và mời vua Annam lúc
bấy giờ là Khải Định sang dự.
Tháng 6 năm ấy, vua Khải Định cập bến Marseille sau 1 tháng đi
tàu biển từ Việt Nam. Đây là chuyến Tây du chính thức đầu tiên của một vị vua
nước Việt.
Vốn là một người có “gu” ăn mặc khá lạ, không
tuân theo truyền thống khăn áo của các “tiên đế”, Khải Định từng bị các nhà nho,
nhà báo trong nước chế diễu.
Ngoài chuyện ăn mặc thì cách hành xử của
Khải Định tại “Mẫu quốc” cũng có nhiều tai tiếng. Ở Paris, cụ Phan
Chu Trinh viết một bức thư bằng chữ Hán đề ngày 14-7-1922, lời lẽ đanh
thép vạch ra 7 tội của “hôn quân” Khải Định, (gọi là Thư Thất điều),
đòi vua phải “tự thoái vị trước, đem
chính quyền trả lại cho quốc dân”.
Riêng Nguyễn Ái Quốc, nhân sự kiện này
viết một loạt bài bằng tiếng Pháp, đầy tính chất châm biếm, trào
lộng gồm:
1. Vở kịch Con rồng tre (Le
Dragon en bambou), công diễn tại CLB Faubourg 11-6-1922;
2. Tiểu phẩm Lời than
của bà Trưng Trắc (Les lamentations de Trung Trac), báo L’Humanité ngày 24-6-1922;
3. Tiểu phẩm “Sở thích đặc
biệt” ("Le goût spécial"), báo Le Paria, số 05, ngày 1-8-1922;
4. Thư gửi Khải Định, báo
Le Journal du Peuple, ngày 9-8-1922;
Vở kịch Con rồng tre, đến nay chưa tìm thấy
văn bản, còn các bài báo còn lại đều đã được lưu hành trên "net". Các
bài báo Lời than của bà Trưng Trắc, Vi hành đã được phổ biến rộng
rãi, riêng bài “Sở thích đặc biệt” thấy ít người nhắc đến.
Bài “Sở thích đặc biệt”, được Nguyễn Ái
Quốc ký dưới bút danh NG.A.Q, đăng
trên báo "Người cùng khổ" (Le Paria) thuộc Hội Liên hiệp thuộc địa
(L' Union inter-coloniale), một tổ chức bênh vực nhân dân thuộc địa, do Nguyễn
Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động quốc tế thành lập tại Paris năm 1921.
Xin giới thiệu thêm
đôi nét về bài báo này.
Bài "Sở thích đặc biệt" có cái giọng
humour đặc trưng của người Pháp. Trí tuệ, hài hước, hóm hỉnh, nhẹ nhàng và thâm thúy. Cái "tit" bài, nguyên văn "Le goût spécial" có thể dịch sát hơn (và
cũng “bụi” hơn), là “Cái “gu” đặc biệt”.
Bài viết chia làm hai đoạn, đoạn đầu là
câu chuyện trao đổi giữa một bà đầm với Albert Sarraut, Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa (Ministre des Colonies), mà tác giả “nghe” được qua báo Nghe
lỏm (journal
d' entendre en cachette, tờ báo do tác giả hư cấu). Điều khôi hài ở đây là ở
chỗ, ngài Albert Sarraut cũng chính là một ông trùm chuyên “nghe
lỏm”. Chính ông tổ chức và đứng đầu một cơ quan mật vụ ở Paris,
chuyên theo dõi những người bản xứ cư trú trên đất Pháp, đặc biệt là những
người Đông Dương yêu nước. Bản thân Nguyễn Ái Quốc là một đối tượng
được Albert Sarraut cực kỳ “ưu ái”, đến mức năm 1946, khi Albert Sarraut gặp
lại Hồ Chí Minh trên đất Pháp, ông ta đã thốt lên: “C’est vous!” (Lại là ông!). Tôi đã trải qua một phần lớn cuộc đời để
chạy theo ông”.
Mở đầu bài báo là chi tiết hư cấu: khi
Khải Định đến Paris, một số bà "buôn son bán phấn" đã dâng lên “nhiều bức thư
nồng nàn tình tứ và nhiều tấm ảnh khêu gợi”, nhưng Khải Định truyền đem “vứt
tất vào sọt rác”. Chi tiết này làm người ta liên tưởng tới những đồn đoán về tình trạng bệnh hoạn của Khải Định và một câu nói (được cho là) của
Ngài, khi các quan đại thần tranh nhau “tiến” con gái mình vào cung: “Nội
cung của Trẫm là một cái chùa, ai muốn tu thì cứ việc vào”!
Đoạn đầu kết thúc bằng việc Albert Sarraut
“tuyên truyền”, rằng lý do việc Khải Định không quan tâm đến các mỹ nhân là bởi Ngài có cái “gu đặc
biệt”, đó là “đọc sách Triết”, (mà lại là đọc Platon mới cao thủ)!.
Đoạn tiếp theo là “phản biện” của tác giả. Trong đó cần đặc biệt lưu
ý chữ "Plato...nique", có hàm ý nhắc tới cụm từ "amour platonique"
(yêu kiểu Platon). Platon là một nhà triết học Hy Lạp, chủ trương có một
thứ tình yêu nam nữ ngoài tình dục, đó là một thứ tình yêu hòa đồng với
thượng đế, thuần túy lý tưởng.
Chỗ này ngầm gợi ý cho người đọc hiểu Khải
Định mắc “bệnh bất lực” hay “trên
bảo dưới không nghe”, nói theo kiểu tếu táo bây giờ.
Và từ đó, tác giả chỉ ra đích danh cái
“gu đặc biệt” của Khải Định, chỉ có ở mỗi chữ “xem” thôi.
Cái “gu đặc biệt” này lại làm cho ta liên
tưởng câu chuyện “Làm xương cho
sáo?” của Trạng Quỳnh. Tiếc là người Pháp khi đó chưa chắc đã biết đến câu chuyện này của Trạng Quỳnh.
Dưới đây là toàn văn
bài báo "Sở thích đặc biệt":
Từ khi đến Paris, Khải Định, Hoàng đế nước
"An-nam" đã thành mục tiêu bao vây theo như thường lệ của một số bà
buôn son bán phấn. Họ đã dâng lên Ngài Ngự nhiều bức thư nồng nàn tình tứ và
nhiều tấm ảnh khêu gợi. Nhưng Khải Định vốn là bậc hiền triết! Ngài Ngự bèn
truyền đem tất cả thư và ảnh ấy vứt vào sọt rác, và ai hỏi, Ngài cũng đều từ
chối không trả lời gì hết.
Ông Albert Sarraut đã trả lời một mỹ nhân
hỏi về việc đó như sau:
- Ấy, Hoàng thượng Ngài có những sở thích
rất đặc biệt.
Bà này rất đỗi ngạc nhiên và muốn hỏi cặn
kẽ thêm, nhưng ông Bộ trưởng Bộ Thuộc địa (Ministre des Colonies) đã đánh trống
lảng:
- Hoàng thượng Ngài chỉ thích đọc sách
thôi.
Bà ta lại hỏi:
- Thế hiện giờ Hoàng thượng đang đọc gì?
Ông Albert Sarraut trả lời:
- Hoàng thượng đang đọc Platon.
(Báo Nghe lỏm).
***
Bảo rằng Hoàng đế Khải Định là bậc hiền triết,
điều đó ta không nghi ngờ gì cả. Nhưng hiền triết thì cũng không phải là không
cần lễ độ, và chúng tôi mạn phép kính tâu Hoàng thượng rằng cử chỉ của Hoàng
thượng dù uy nghi đến đâu chăng nữa, nhưng vẫn hoàn toàn thiếu lịch sự. Riêng
chỉ nghĩ rằng những bà lịch sự kia, vì ham chuộng những chuyện vua chúa mà bị
khinh miệt một cách phũ phàng như thế, ắt không khỏi sẽ trút tất cả mối căm thù
ghê gớm của các bà vào những thần dân của Hoàng thượng, là người ta cũng đã run
lên rồi. Quan lớn Bộ trưởng vốn là một nhà có tài ăn nói. Ông lại rất am hiểu
chữ nghĩa của nước ông. Thế mà câu ông trả lời mỹ nhân lại rất mập mờ. Ông dùng
chữ "sở thích đặc biệt", thật ra là muốn nói gì nhỉ? Có phải ngẫu
nhiên mà, mặc dầu vừa mới chân ướt chân ráo tới cái thành phố ánh sáng này, Đức
Hoàng thượng rất ư thông thái và đầy tâm hồn nghệ sĩ đã làm quen được ngay với
một nghệ sĩ nổi tiếng và một thi sĩ lừng danh rồi chăng? Đặt câu hỏi như thế,
chính là đã trả lời rồi đó. Sau khi mỹ nhân muốn hỏi cặn kẽ thêm, và sau khi
Quan lớn Bộ trưởng đánh trống lảng, thì cái câu nói mập mờ rất hùng biện kia
vẫn còn tiếp tục thêm rằng: tuy trong chữ Théétète (1) là có chữ Thé
(như Victor Hugo từng nói), chúng ta vẫn không tin rằng Hoàng thượng lại hạ cố
đến những tác phẩm của người thầy học của Aristote, vì Hoàng thượng vẫn luôn
phải có người thông ngôn mới hiểu được tiếng Pháp (và cả tiếng Hy Lạp nữa) kia
mà. Cho nên khi ông Bộ trưởng nói rằng Hoàng thượng hiện đang đọc Platon là ông
chưa nói hết cái chữ mà ông định nói: chắc là ông định nói chữ "plato...
nique" đấy mà.
Amicus Plato, sed magis amia veritas (2).
Và chúng tôi xin trả lời:
"Ông bạn Platon ơi, Hoàng thượng Ngài
chỉ thích xem thôi".
Các nhân vật Albert Sarraut và Khải Định tại Đấu xảo thuộc địa Marseille 1922, thấp thoáng bóng mỹ nhân phía sau |
-------------
Chú thích:
(1) Théétète, tên một bài
đối thoại (dialogue) của Platon bàn về tri thức.
(2) Amicus Plato, sed
magis amia veritas , nghĩa là “Tôi quý Plato, nhưng còn quý sự thật
hơn”.
Tư liệu hay quá bác Lý à. Mà bản dịch này là của bác Hồng Dung (cụ đại tá nhà ta) chăng ?
Trả lờiXóaBản dịch này không phải của cụ kia mà là của ông Lê Chí Dũng, cũng dựa trên văn bản đã được in trong HCM toàn tập, năm 1922, chỉ khác khoảng đôi ba chữ.
Trả lờiXóahttp://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/tac-pham/118-ho-chi-minh-toan-tap-tap-1-nam-1922-phan-2-.html
XóaẢnh to cho bác: Hoàng đế Annam đến Marseille ngày 21/6/1922, đi bên cạnh là ông Sarraut, Bộ trưởng Bộ thuộc địa
Trả lờiXóaKhai Dinh (empereur d'Annam, 1885-1925)
Albert Sarraut (1872-1962)
http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b53082454r/f1.item.r=annam
Thêm vvuj này nữa cụ Lý https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1647381735475921&id=100006123319039&refid=17&_ft_=top_level_post_id.1647381735475921&__tn__=%2As
Trả lờiXóaNgày 24/3/2015 vừa qua, trong dịp trao giải thưởng Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, ông nhà văn Nguyên Ngọc đã nêu ý kiến: Xây "Ngôi đền tinh hoa văn hóa Việt Nam" nhằm tôn vinh những nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam. Trong số ba nhân vật đầu tiên được đề cập đến có ông Trương Vĩnh Ký tức Petrus Ký.
Theo văn bản sô 72/X&N ngày 2-7 -2014 của tạp chí Xưa & Nay, trong danh sách họ xét để thờ, không có Chủ tịch Hồ Chí Minh
Xóahttps://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1647332498814178&id=100006123319039&refid=52&_ft_=top_level_post_id.1647332498814178&__tn__=C
bạn có biết rằng dấu hiệu sắp sinh của bà bầu đang rất được quan tâm. Cách chăm sóc da LÚC mang thai chúng ta cần có một Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai tháng thứ 8 và chúng ta thì mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì? và nếu như vậy thì nên uống collagen trong bao lâu thì có hiệu quả chúng ta bị lão hóa da thì nên nên uống collagen vào lúc nào mẹ em đã đứng tôi nếu tuổi nào nên uống collagen
Trả lờiXóa