Đây là một bài viết rất thú vị của bác Hiệp sĩ cưỡi lừa, cung cấp thông tin về việc dân Âu, Mỹ vẫn sưởi ấm bằng việc đốt nóng một viên gạch và ủ nó ở trong giường. Cách sưởi ấm này, phổ biến và có từ lâu đời ở Châu Âu, chẳng phải chỉ giành riêng cho người nghèo từ thời trung cổ, mà còn được “khuyến khích” cả ở nước Mỹ thời hiện đại. Chẳng hạn, bằng chứng mà tác giả bài viết nêu ra, là những chỉ dẫn chi tiết tại tờ New York magazine số 26 tháng 11 năm 1973.
Dưới đây xin phép được đăng
lại toàn văn bài viết “Chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ” từ: http://cunom.blogspot.com/2015/12/chuyen-vien-gach-suoi-cua-bac-ho.html, entry sau locliec sẽ nối thêm một chút.
-----
Chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ
Hình minh họa: Tiết kiệm chi phí sưởi ấm với gạch chịu nhiệt Nguồn: Ở đây |
Câu chuyện về viên gạch sưởi của Bác Hồ thì hầu hết người Việt Nam ai cũng từng được nghe. Nó cũng gắn liền với câu thơ "Một viên gạch hồng, bác chống lại cả mùa băng giá" của nhà thơ Chế Lan Viên. Theo cách câu chuyện được viết ra thì có vẻ tác giả là một người không mấy hiểu biết về viên gạch sưởi cũng như cuộc sống ở nước Pháp, Châu Âu, thời xưa, điều này có thể cho thấy người viết ra câu chuyện đó không phải là Bác Hồ (người trực tiếp sống trong hoàn cảnh đó). Có thể là tác giả được nghe ai đó kể rồi viết lại.
Ban đầu mới nghe chuyện viên gạch sưởi thì tôi cũng chỉ nghĩ đó là mẹo chống rét của một số dân nghèo, sau này tìm hiểu thì mới biết đó là một cách sưởi ấm rất phổ biến và có từ lâu ở Châu Âu và Mỹ. Lý do là vì trước kia lò sưởi chưa được tốt nên chi phí sưởi ấm rất đắt, ít người có thể ở nhà có lò sưởi, đa phần người ta phải dùng những cách đơn giản như vậy để sưởi ấm khi đi ngủ hoặc thậm chí là cả khi làm việc.
Trong cuốn sách The House Book: Or, A Manual of Domestic Economy for Town and Country, một cuốn sách hướng dẫn nội trợ ở Mỹ do tác giả Eliza Leslie viết năm 1844 có đoạn mô tả về việc nung nóng gạch, cuộn nó vào quần áo cũ dầy, rồi mang lên giường đặt ở phía chân để ngủ cho ấm như sau:
A bed may be kept warm much longer by heating a brick in the oven of stove, wrapping it up closely in a large, thick, old cloth, folded several times round the brick to prevent its burning the sheets, and putting it into bed near the foot, seeing that it is too hot.
Cách sưởi ấm này rất từng phổ biến ở Châu Âu và Mỹ. Nhiều vùng ở Châu Âu người ta vẫn bán những viên gạch nung nóng cho những người buôn bán ở chợ, hoặc những người nghèo không có lò sưởi, để sưởi ấm. Sau này, khi lò sưởi tốt hơn và chi phí sưởi ấm rẻ đi cũng như các công cụ giữ nhiệt khác được phát minh ra thì nó ít được dùng hơn, nhưng nó vẫn tồn tại. Tờ tạp chí New York số 26 tháng 11 năm 1973 vẫn khuyên độc giả của họ nung nóng gạch rồi đặt lên giường ngủ cho ấm
8. Bricks: Heated in the oven and placed at the bottom of your bed, real bricks are good socks supplement (or substitute), according to Pennsylvania Dutch tradition. Buy them at a refractory, or get them free in the rubble of the red brick building that was just demolished on 23rd Street, between Fifth and Sixth Avenues.
Đoạn văn trên rất đặc trưng kiểu Mỹ, không chỉ mách độc giả về việc dùng gạch nung nóng để sưởi ấm mà còn chỉ cho độc giả chỗ mua (nhà máy gạch) hoặc nhặt ở chỗ tòa nhà mới bị đập bỏ trên phố số 23. Tác giả nói rằng đây là theo truyền thống của người Hà Lan ở vùng Pennsylvania, tức là truyền thống của người Châu Âu mang sang từ thời di cư.
Khi mà chi phí sưởi ấm trở nên đắt đỏ, những người Mỹ muốn sống tiết kiệm vẫn mách nhau cách đặt những viên gạch vào bếp khi đun nấu thức ăn và dùng những viên gạch đó để sưởi ấm, nhằm giảm bớt chi phí sưởi ấm. Thậm chí những bà hay làm từ thiện còn nung nóng gạch để đem phân phát cho những người vô gia cư, giúp họ sống sót qua đêm mùa đông phương bắc lạnh giá.
Hầu hết những người sau này không trải qua cuộc sống ấy thì không biết viên gạch sưởi đó là gì. Ở Châu Âu lúc đó lò sưởi đã được phát minh, để lò sưởi không bị thoát nhiệt nhanh thì người ta phải xây bằng loại gạch chịu nhiệt (firebrick). Gạch dùng để sưởi ấm chính là loại gạch dùng để xây lò sưởi. Loại gạch này chịu được nhiệt độ cao và có khả năng giữ nhiệt lâu, một số vùng người ta còn dùng soapstone nung nóng để sưởi ấm trên giường ngủ, song soapstone thì không phổ biến bằng gạch chịu nhiệt. Gạch có lẽ là được nung khoảng 400 độ và khi được bọc gói kỹ lưỡng sẽ giữ nhiệt được khoảng 5-7 tiếng đồng hồ, tức là đủ cho một giấc ngủ đêm.
Vào thời Bác Hồ sống ở Châu Âu thì người ta đã sản xuất ra những viên gạch chuyên dùng để sưởi ấm, hình dạng cũng giống viên gạch nhưng làm bằng sứ, hiện giờ vẫn còn được rao bán trên mục đồ cổ của trang Ebay. Loại phổ biến nhất ở Châu Âu là Chauffeuse của Pháp. Viên gạch sưởi mà Bác Hồ dùng, hiện đang được trưng bày ở bảo tàng có lẽ là loại Victorian của Anh.
Hình minh họa: Đá soapstone dùng để sưởi ấm Nguồn: Esty |
Hình minh họa: Gạch sưởi Chauffeuse của Pháp Nguồn: Esty |
Hình minh họa: Gạch sưởi Victorian của Anh Nguồn: Ebay |
Hình minh họa: Gạch sưởi Alsace kích thước 23x12cm của Đức Nguồn: Rubylane |
Như đã nói ở trên, câu chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ là do người không hiểu gì về cuộc sống ở Châu Âu thời đó viết lại nên có nhiều chi tiết rất xa lạ, ví dụ như chiếc nệm, bọc viên gạch bằng giấy báo cũ, đặt viên gạch dưới gầm giường hay dưới lưng, đặt nhờ viên gạch ở lò sưởi của bà chủ nhà hay bếp của khách sạn. Toàn bộ câu chuyện thực ra rất đơn giản. Thời đó nhà không có lò sưởi rất phổ biến, nệm cũng chưa có, những người nghèo chủ yếu sống trong những phòng không có lò sưởi. Mỗi sáng khi đi làm, họ sẽ đưa cho chủ nhà một viên gạch sưởi, vào buổi chiều khi chủ nhà nấu nướng hoặc đốt lò sưởi buổi tối thì sẽ đặt viên gạch của họ vào lò cho nóng. Khi những người thuê nhà trở về vào buổi tối thì họ sẽ lấy viên gạch bọc kỹ nó bằng quần áo cũ hoặc giấy báo rồi để lên giường, về phía chân, để ngủ cho ấm. Việc nung nóng gạch giống như một dịch vụ thường ngày mà chủ nhà cung cấp thêm cho những người thuê nhà vậy, nếu chủ nhà không làm thì những người thuê nhà sẽ phải mua những viên gạch nung nóng từ người chuyên bán gạch sưởi ở gần đó, hoặc cũng có thể là chính chủ nhà bán dịch vụ nung nóng những viên gạch ấy. Việc này hoàn toàn là một sinh hoạt thường ngày phổ biến ở Châu Âu, không có gì lạ lùng với người dân thời đó.
Nhưng có một chuyện thú vị hơn nữa, hiện giờ vẫn còn có những người Mỹ hỏi nhau rằng "Did your brick stay warm?". Với thế hệ hiện tại có lẽ câu đó hoàn toàn là vô nghĩa. "Gạch của anh có ấm không?" là một câu vô nghĩa. Nhưng đó là một câu thành ngữ liên quan đến gạch sưởi. Trước đây, nhiều gia đình người Mỹ sống theo triết lý khắc khổ và thanh đạm vẫn cho rằng đốt lò sưởi vào đêm mùa đông là lãng phí và tội lỗi, thế nên buổi tối khi đốt lò sưởi thì họ đặt những viên gạch sưởi vào đó, khi đi ngủ thì họ đặt viên gạch nung nóng được quấn kỹ vào giường và tắt hết lò sưởi đi. Sáng hôm sau, bên bàn ăn sáng họ sẽ hỏi nhau "Did your brick stay warm?", câu đó có nghĩa là "Anh ngủ có ngon không?", bởi vì viên gạch tỏa hơi ấm suốt đêm sẽ giúp anh ngủ ngon.
6 comments: