Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Nối tiếp “Chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ” ...





Hôm trước đã đăng lại bài viết “Chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ” của bác Hiệp sĩ cưỡi lừa. Khi lần đầu tiên đọc entry này, tôi nhớ, trong cuốn Dấu xưa – Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn, mà tác giả là bà Mathilde Tuyết Trần, một người viết du khảo lịch sử, cũng có một đoạn văn ngắn đề cập đến cách làm ấm giường bằng những viên gạch sưởi (mà tiếng Pháp gọi là brique chauffe-lit) tại lâu đài Losse, một trong những lâu đài vùng Trung Tây nước Pháp.
Mathilde Tuyết Trần là một phụ nữ gốc Việt, tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế quản trị tại Đức (1986) và đến nay vẫn làm việc tại châu Âu (Pháp, Bỉ và Đức). Bà có nhiều bài viết khảo cứu về lịch sử được in, trong đó tập trung ở cuốn Dấu xưa – Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn được NXB Trẻ phát hành năm 2012.
Như entry trước đã viết, bài viết của bác Hiệp sĩ cưỡi lừa đã rất thú vị và đầy đủ, tuy vậy, xin cung cấp thêm chút thông tin quanh chuyện:  để giữ nhiệt, người ta có ủ viên gạch nóng kia trong giấy báo được hay không?
Nay xin chép lại đoạn văn này, từ cuốn sách đã giới thiệu ở trên và bổ sung thêm một vài chi tiết có liên quan, dịch từ nguồn thông tin tiếng Pháp có trên mạng. 
Gọi là cái việc “vẽ rắn thêm chân”, cùng với entry “Chuyện viên gạch sưởi của Bác Hồ” trên blog Hiệp sĩ cưỡi lừa.
----------

Sách Dấu xưa, xuất bản tại Việt Nam và tại Pháp.
Dưới đây là những dòng mô tả về lâu đài Losse, từng thuộc sở hữu của công chúa Như Mai (hay Như Mây, Nhữ Mây) con gái vua Hàm Nghi trích từ cuốn Dấu xưa – Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn, tr.133, NXB Trẻ, 2012. Bà Mathilde  Tuyết Trần du khảo lâu đài này vào năm 2008.
“Lâu đài Losse rất to lớn, các gian đại sảnh dùng làm phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ đều rất rộng, trần rất cao. Tường bên trong lâu đài bằng đá, được phủ một lớp vải dày hay treo những tấm thảm tranh dệt, vừa để trang trí, vừa để giữ nhiệt.”
“Trần bằng đá phết vôi, nền nhà cũng bằng đá. Mỗi phòng đều có một lò sưởi rất to, để đốt những thanh củi, những khúc cây to, vì mùa hè thì mát, nhưng mùa đông thì rất lạnh, sưởi ấm mùa đông là cả một vấn đề. Ở nhà quê, mọi người đều có thói quen đặt một viên gạch đất nung đỏ vào lò sưởi cho nóng, quấn giấy báo, đặt vào giữa giường, phủ chăn lên, để làm ấm giường trước khi đi ngủ. Người giàu có hơn, thì dùng một loại chảo bằng đồng thau, có nắp đậy kín, cán dài, đựng một ít than tàn, đặt vào trong giường. Một mình trong một lâu đài mênh mông như thế thì lạnh lẽo thật.”
“Trong thư của ông Fracis Laloé, cha vợ của vua Hàm Nghi, viết cho một người cháu gái vào ngày 3 tháng 1 năm 1942, ông Laloé than rằng ông phải đi thuê một căn nhà nhỏ thuộc vùng ngoại ô của làng Montignac (La Chènevrière) để ở, vì “các đại sảnh của lâu đài Losse rộng 7 thước chiều ngang, 7 thước chiều dọc, trần cao 5 thước, không thể ở được trong mùa đông.”
... một loại chảo bằng đồng thau, có nắp đậy kín, cán dài, đựng một ít than tàn, đặt vào trong giường ...
Nhà văn và nhà nghiên cứu người Pháp Jacques Gaillard  viết  về viên gạch sưởi

Plus sûre que la bouillotte exposée aux fuites catastrophiques, plus rayonnante, plus rassurante, la brique enveloppée dans le papier journal était un talisman maternel face aux rigueurs des temps : les lendemains qui chantent commencent par des nuits où l’on n’a pas froid au pieds.


An toàn hơn hẳn chai nước nóng luôn tiếp cận với thảm họa rò rỉ, ấm áp và yên lành hơn, là viên gạch bọc trong giấy báo, lá bùa hộ thân của người mẹ đối diện với sự nghiệt ngã của thời gian: Tương lai bắt đầu từ những đêm người giữ cho bàn chân chúng tôi không bị lạnh.
Trang wikipedia tiếng Pháp, mục từ nói về Chaufferette (lò sưởi), cho biết nhiều cách sưởi ấm của người Pháp, trong đó có cả cách dùng những viên gạch (briques).
https://fr.wikipedia.org/wiki/Chaufferette
Briques 
Beaucoup de familles avaient aussi l'habitude de faire chauffer des briques sur la cuisinière ou le poêle à feu continu, puis de les envelopper dans des feuilles de papier ou dans un torchon, et de les placer au moment du coucher dans le lit sous les draps, en particulier à l'emplacement des pieds, plus sensibles au froid.
Gạch
Nhiều gia đình vẫn thường làm ấm bằng cách nung liên tục những viên gạch trên bếp lò hoặc lò sưởi, sau đó bọc chúng trong những tờ giấy (des feuilles de papier) hoặc một chiếc khăn, và đặt chúng vào lúc trước khi đi ngủ, bên dưới tấm vải trải giường (drap), thông thường là ở vị trí của dưới chân, là chỗ dễ nhiễm lạnh nhất.
Và dưới đây là thông tin về “brique chauffe-lit” (gạch sưởi giường) trên một trang web tiếng Pháp có tên Chủ đề mùa Đông chuyên viết về mỹ thuật dân gian và cổ vật.

BRIQUE CHAUFFE-LIT


Une brique chauffe-lit est un petit appareil de chauffage « primitif », qui est très simple à la fois dans sa réalisation et son utilisation.
Elle fut largement utilisée dès XIXème siècle mais son apparition est certainement bien plus ancienne.
Elles furent utilisées partout en France, surtout dans l'Est et l'Ouest de la France, qui furent des centres de production importants.

Les briques sont, pour les plus courantes, en terre réfractaire vernissée : elles emmagasinent la chaleur pour la rediffuser car elles possèdent une forte inertie thermique.
Vous reconnaîtrez aisément une brique chauffe-lit par le ou les trous centraux qu’elle comporte et qui permettent de la saisir avec un pic ou une pince en fer ou n’importe quel autre objet de type « bâton », sans se brûler.

Pour la faire fonctionner, la brique doit être mise à chauffer près ou dans une source de chaleur. Ainsi, elle peut être placée dans un four, dans un foyer ou bien dans l'eau chaude (si elle est émaillée donc imperméable à l’eau).
Une fois sortie avec précaution, elle est enveloppée dans un linge épais, dans du journal par exemple (pour prévenir les brûlures) ou bien posée sur un reposoir en fer adapté aux dimensions de la brique.
Le tout est alors glissé dans le lit à réchauffer.
Ces caractéristiques la rendent, de fait, relativement hygiénique.

La brique peut être remplacée par une pierre, dont les propriétés sont les mêmes que la brique en terre réfractaire. Elle porte alors le nom de « pierre chauffe-lit ».

Quelles sont les caractéristiques des briques chauffe-lit ?
Vous pourrez en chiner des rectangulaire, des rondes, des cylindriques ou aux formes plus artistiques mais celles-ci sont plus rares.
Elles sont peu épaisses, mais résistantes à la fois à la chaleur et aux petits chocs.
Elles peuvent aussi être vernies mais parfois laissées brutes. Dans ce cas précis, la brique chauffe-lit ne peut pas aller dans l’eau chaude.
Les plus récentes sont rarement décorées et si elles le, pour les plus anciennes, sont le décor est assez simple sauf pour de rares exceptions : lignes de perles, traits symétriques, ….
Elles peuvent être colorées grâce à un engobe qui recouvre la brique et qui est visible sous le vernis transparent (le panel de couleurs n’est pas très attrayant : caramel, brun, vert, marron, …) ou laissées au naturel.
Certaines ne sont pas percées.
Elles sont nombreuses à porter des inscriptions sur une ou les deux faces. Il s’agit du nom du produit : « chauffeuse » ou de l’entreprise qui l’a fabriquée, permettant parfois d’en deviner la région d’origine.
Les dimensions moyennes pour une brique classique sont 22 cm de long, 11 cm de large et 3 cm d’épaisseur, pour un poids avoisinant un kilo ou un peu plus. Mais il en existe de plus grandes et de plus petites…
La brique chauffe-lit fut utilisée jusque vers 1960 et l’une de ses dernières évolutions techniques est la « Thermobric » cylindrique.
Il est aussi à peu près sûr que des briques en terre réfractaire de construction ont pu servir à chauffer des lits !

« C'était un objet pas onéreux et peu fragile. Il s'agissait d'un parallélépipède rectangle de terre cuite servant à la fabrication des murs des maisons dans les années trente. On la mettait à chauffer dans le four de la cuisinière en sortant du lit le matin et on la reprenait le soir, bien brûlante. Elle était tellement chaude qu'il fallait la prendre dans un torchon pour la sortir du four. On l'enveloppait dans un premier chiffon qui à force de subir la chaleur directe de la brique prenait une couleur roussâtre. Mais ce premier chiffon n'était pas suffisant pour protéger la peau des brûlures. On enveloppait le tout dans un second linge. Mon grand-père disait embourrer (traduction : couvrir excessivement) ».
Extrait issu du site : http://antick.free.fr/Maison/Coucher/Bouillotte.php

Que vaut une brique chauffe-lit ancienne?
Les plus courantes valent autours de 5.00 €, ce sont celles du type "chauffeuse".
La belle brique jaune de forme chantournée, présente en photo ci-dessous, s’est vendue 12.00 € sur un site de ventes aux enchères, sans les frais de port.
Attention, elles sont nombreuses à être dans un état moyen : éclats, fêles, vernis écaillé.
Et il s’en fait toujours : une brique neuve vaut à peu près 15.00 €.


 Informations complémentaires

BRIQUE CHAUFFE-LIT

BRIQUE CHAUFFE-LIT "CHAUFFEUSE"

BRIQUE CHAUFFE-LIT "CHAUFFEUSE"

BRIQUE CHAUFFE-LIT "SARTHOISE"

BRIQUE CHAUFFE-LIT

BRIQUE CHAUFFE-LIT "CHAUFFEUSE"

BRIQUE CHAUFFE-LIT "CHAUFFEUSE" et SON SUPPORT METALLIQUE

BRIQUE CHAUFFE-LIT (mauvais état)

TRES JOLIE BRIQUE CHAUFFE-LIT

DEUX SUPPORTS METALLIQUES

BRIQUE CHAUFFE-LIT "LLF"

TRES BELLE BRIQUE CHAUFFE-LIT, conservée au Musée Alsacien de Strasbourg

BRIQUE CHAUFFE-LIT

BRIQUE CHAUFFE-LIT "CHAUFFEUSE"

BELLE BRIQUE ANCIENNE ET SON SUPPORT

TRES BELLE BRIQUE CHAUFFE-LIT, conservée au Musée Alsacien de Strasbourg

Tạm dịch phần màu xanh có thông tin liên quan, (phần dưới là giới thiệu chút ít về giá cả, nơi bán và vài dòng ký ức từ những năm 1930 về người ông của tác giả trang web):
GẠCH SƯỞI GIƯỜNG
Một viên gạch sưởi giường - đó là một thiết bị sưởi “xách tay” kiểu "nguyên thủy", mà lại rất đơn giản cả trong sản xuất lẫn sử dụng.
Nó được dùng phổ biến từ thế kỷ XIX nhưng sự xuất hiện của nó chắc chắn là sớm hơn nhiều.
Những viên gạch này từng được sử dụng trên toàn nước Pháp, đặc biệt là ở phía Đông và phía Tây của nước Pháp, những nơi có các trung tâm sản xuất quan trọng.
Những viên gạch này, thông dụng nhất là được chế tác từ đất sét nung tráng men, loại vật liệu cho phép tích nhiệt và phát lại, do chúng sở hữu một “quán tính nhiệt” cao.
Bạn dễ dàng nhận ra một viên gạch sưởi giường qua các lỗ ở trung tâm của nó, các lỗ này cho phép người vận hành sử dụng que cời, hoặc kẹp sắt, hoặc bất kỳ một vật dụng khác có dạng que (bâton), để không bị bỏng.
Để vận hành, viên gạch sưởi phải được đặt gần nguồn nhiệt hoặc ngay trong nguồn nhiệt. Vì vậy, nó có khi được đặt trong một bếp lò trong nhà hoặc trong nước nóng (khi đó, nó phải được phủ một lớp men không thấm nước).
Mỗi khi được đưa ra ngoài một cách thận trọng, viên gạch được bọc trong một miếng vải dày, hoặc có thể trong một tờ báo (để tránh không bị bỏng) hoặc tốt nhất là đặt trên một cái giá bằng sắt, có kích thước phù hợp với viên gạch.
Toàn bộ sau đó được luồn vào trong giường để làm ấm giường.
Trên thực tế, những đặc điểm của nó khá hợp vệ sinh.
Viên gạch cũng có thể được thay thế bằng một phiến đá cũng có tính chất giống như gạch chịu lửa, khi đó, nó được gọi là “đá sưởi giường”.
Các đặc điểm của gạch sưởi giường là gì?
Bạn có thể tìm thấy nó phổ biến trong các hình dạng chữ nhật, hình tròn, hình trụ hoặc cũng có khi là các hình thức nghệ thuật khác, tuy rất hiếm hoi.
Không cần phải quá dày, nhưng gạch sưởi giường phải có khả năng chịu nhiệt và chịu được các xung động nhỏ khác.
Chúng có thể được sơn phủ một lớp men nhưng đôi khi cũng để mộc. Trong trường hợp để mộc, viên gạch sưởi sẽ không thể vận hành trong nước nóng.
Hiện nay, hầu hết các viên gạch đều ít được trang trí các họa tiết và nếu chúng càng cổ xưa thì họa tiết càng đơn giản, ngoại trừ một vài trường hợp có trang trí dạng chuỗi hạt hay tính chất đối xứng ....
Chúng có thể được phủ màu với một lớp men kính bao quanh toàn bộ viên gạch và điều đó làm cho ta thấy viên gạch như được phủ dưới một lớp sơn trong suốt (Gồm những màu sắc không quá sặc sỡ, như : màu caramel, màu nâu xám, xanh lá cây hay màu nâu đỏ...) hoặc để tự nhiên.
Một số chi tiết thông thường.
Nhiều viên có chữ trên một mặt hoặc cả hai mặt. Thường trên đó ghi tên sản phẩm "chauffesse" hay tên nhà máy, điều đó cho phép người ta đôi khi có thể tìm ra xuất xứ của viên gạch.
Kích thước trung bình cho một viên gạch sưởi kiểu cổ điển là: dài 22 cm, rộng 11 cm và dày 3 cm, với trọng lượng khoảng một kg hoặc hơn một chút. Nhưng cũng có một vài lớn nhỏ ngoại lệ ...
Gạch sưởi giường được sử dụng cho đến khoảng năm 1960 và một trong những cải tiến kỹ thuật sau cùng là loại "gạch giữ nhiệt" dạng trụ tròn.
Đúng vậy, đây là hình ảnh một viên "gạch giữ nhiệt" dạng trụ tròn có tuổi đời trên 50 năm, đang được rao bán với giá 25 eurros:


Prix25 €

VilleValenciennes 59300

Description :
Ancienne Brique, Réfractaire, on dit aussi "Chauffeuse", Numérotée d'origine des anciennes années, pour réchauffer le lit ou autres, laisser dans le four, ou la Cheminée, pour récupérer la chaleur..;mettre dans le lit pour réchauffer! Cylindrique 24cms longueur, 7cms diamètre, 1,800kg Net; Plus de 50ans; 25€ retrait ou plus envoi à votre charge colissimo 12€; (1 seule, l'autre partie dans le centre de la France!)

Mô tả:
Gạch cổ, chịu nhiệt, còn được gọi là  "Chauffeuse ", bản gốc được định tuổi, dùng gia nhiệt cho giường nằm hoặc phương tiện nghỉ khác.. bằng cách đưa vào trong lò nướng hay lò sưởi để tích nhiệt .., rồi đặt trong giường để làm ấm. Hình trụ, dài 24cm, đường kính 7cm, trọng lượng 1,8kg; Tuổi: trên 50 năm; Giá 25 eurros, nhận đóng gói và vận chuyển bưu kiện với chi phí 12 eurros; (duy nhất, và trong phạm vi trung tâm của nước Pháp!)
Ngoài những viên gạch được chế tạo riêng cho việc sưởi ấm giường, trang web Chủ đề mùa Đông còn khẳng định:
Il est aussi à peu près sûr que des briques en terre réfractaire de construction ont pu servir à chauffer des lits !
Một điều gần như chắc chắn, là mọi viên gạch đất nung dùng trong xây dựng  đều có thể phục vụ cho việc làm ấm giường!
Trên mặt viên gạch có ghi chữ "chauffesse"
BRIQUE CHAUFFE-LIT en céramique réfractaire vernissée - On la mettait dans le four de la cuisinière pour toute la journée et le soir Mémé Lucienne l'enveloppait d'une serviette ou de papier journal pour la placer dans le lit, un peu avant d'aller se coucher, afin de chauffer les draps. En se couchant, on la déplaçait au fond du lit pour se chauffer les pieds. C'était au temps où les chambres à coucher n'étaient pas chauffées... 
Gạch sưởi giường bằng gốm tráng men chịu nhiệt -  Người ta đặt nó trong bếp lò cả ngày và đến chiều tối, bà Lucienne quấn nó trong một chiếc khăn hay tờ báo rồi đặt nó trong giường, ngay trước khi đi ngủ, để làm nóng các tấm vải trải giường. 
Thêm một vài hồi ức của người Pháp ngày nay về những viên gạch sưởi quấn giấy báo:

Ma mère emballait les briques dans du papier journal puis dans un chiffon et elle nouait une ficelle autour ...elle les mettait un peu à l'avance pour chauffer le lit pour ne pas avoir froid dans le dos et quand on rentrait dans notre lit on poussait les briques au fond du lit et  posait nos pieds dessus

Mẹ tôi vẫn bọc những viên gạch trong giấy báo và sau đó, là dưới tấm vải rồi phủ kín xung quanh ... bà làm nóng giường sớm một chút để giúp chúng tôi không bị lạnh lưng và khi chúng tôi chui vào trong giường của mình, những viên gạch trong giường bị đẩy xuống phía dưới chân.


La brique réfractaire rouge, parfois décorée, restait la journée dans le four ou dans le bas de la cuisinière. Le soir, elle était emballée dans du papier journal.
Personne n’en est mort. À cette époque, pas d’alerte météo à la télé en cas de zéro degré au thermomètre. Les bonnes vieilles briques suffisaient à repousser la grippe !

Viên gạch nung màu đỏ, có đôi chút hoa văn trang trí, hàng ngày được đặt trong lò hoặc dưới đáy bếp. Vào buổi chiều, nó được quấn trong một tờ báo .
Chẳng ai chết về chuyện đó cả. Vào thời đó, làm gì có dự báo thời tiết trên truyền hình khi mà nhiệt độ xuống dưới không độ (như bây giờ). Chỉ cần những viên gạch thân thương và cổ lỗ ấy là đủ để đẩy lùi bệnh cảm cúm!
Nhưng những viên gạch sưởi không chỉ tồn tại trong ký ức, ngày nay, ngay trên trang mạng rất nổi tiếng của Pháp chuyên về các giải pháp khí hậu và bảo vệ môi trường là jeveuxsauverlaplanet.fr (Tôi muốn cứu hành tinh) cũng vẫn đang cổ vũ và chỉ dẫn cách tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho việc sưởi ấm, bằng cách sử dụng những phương tiện sưởi đơn giản và hiệu quả, như bình nước nóng, chảo đồng và gạch sưởi, mà tác giả coi đó như là một di sản quý của ông bà họ để lại:

Ngày nay, vẫn có thể sử dụng bình nước nóng và gạch xây thông dụng để sưởi ấm

J'ai connu aussi dans mon enfance la brique réfractaire que l'on faisait chauffer l'après midi dans la cheminée au feu de bois et le soir, on l'enveloppait dans du papier journal pour la mettre au fond du lit au niveau des pieds. On peut facilement trouver une brique réfractaire dans un magasin de bricolage (prix 2,5 €) et si l'on ne possède pas de cheminée, la placer dans le four électrique ou à gaz lorsque l'on cuisine.
Tôi còn nhớ thời thơ ấu, viên gạch nung được đốt nóng vào mỗi buổi chiều trong lò với lửa than và tối đến, người ta quấn chúng trong một tờ báo rồi đặt trong giường, trong khoảng chỗ để chân. Bây giờ có thể dễ dàng tìm thấy một viên gạch chịu lửa như vậy tại một cửa hàng thủ công mỹ nghệ với giá 2,5 € và nếu chúng ta không có một lò sưởi thực sự, hãy cứ đặt viên gạch đó trên bếp điện hoặc bếp ga trong lúc nấu nướng.

Lại nói thêm chút về chuyện cách nhiệt bằng giấy báo.
Ngày trước, khoảng những năm 1970, cửa hàng kem cách nhà khoảng 6km. Làm thế nào để mang những que kem về đến nhà (bằng xe đạp) mà vẫn giữ được nguyên hình dạng và độ lạnh? Lúc đầu, những bà nội trợ vẫn bỏ trong túi nilon, tưởng kín nhưng kem mang về nhà thì đã hóa thành cháo. Sau, người bán mới chỉ cho “bí quyết”, là gói từng cái trong giấy báo và bọc ngoài cũng bằng giấy báo, thật đơn giản và hiệu quả.
Giấy báo là loại giấy không tráng (không gia keo để làm trơn láng bề mặt) và có hàm lượng bột giấy (cellulose) cao nhất so với các loại giấy in khác. Vì thế nó cách nhiệt tốt. Học sinh lớp 4 bây giờ, khi học về sự truyền nhiệt, thì có một thí nghiệm về sự cách nhiệt bằng giấy báo. Giấy báo cách nhiệt tốt là nhờ các khoảng trống không khí chứa trong giấy báo và giữa các lớp báo. Đại khái càng vò nhàu và càng quấn sơ sài thì tính cách nhiệt càng cao.


Hiện nay, tập đoàn Nu-Wool, Jenison, Michigan, Hoa Kỳ, đưa ra thị trường loại vật liệu Premium Cellulose Insulation vừa rẻ vừa tốt hơn gấp nhiều lần các vật liệu cách nhiệt khác. Ngoài khả năng cách nhiệt, nó còn có khả năng chống cháy và cách âm. Nu-Wool Premium Cellulose Insulation được làm từ giấy báo cũ được tái chế.

--------------------

5 nhận xét:

  1. Tóm lại, ông Hồ sưởi ấm bằng cục gạch nung như hàng triệu người khác xưa nay vẫn dùng. Hết chiện.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng vậy. Cụ Hồ "sưởi ấm bằng cục gạch nung như hàng triệu người khác xưa nay vẫn dùng", nhưng đám rận chó lại nhao nhao lên vì chuyện đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đám rận chó" sẽ không nhao nhao lên nếu "đám bưng bô" không thi nhau hít hà nâng bi chuyện sưởi ấm bằng viên gạch rất đỗi bình thương như hàng triệu người châu Âu khác vẫn làm này của ông Hồ.

      Xóa
  3. Thằng HCM cũng từng đòi Rận Chủ. Cộng Hòa Rận Chủ Nhân Rân.

    Trả lờiXóa
  4. phản động nhiều quá, vấn đề là 1 lãnh tụ mà sưởi như dân thường vậy; thử xem TT Mĩ có sưởi như vậy không?

    Trả lờiXóa