Thánh Obama thăng rồi, chả biết có mống nào ra đường trương biển "tôi chọn cá tôm" nữa không???
---------
Nói đến môi trường thì phải nghĩ ngay đến rác thải. Nhiều thứ
lắm: rác đô thị, rác sinh hoạt, rác xây dựng, rác công nghiệp, rác
nông nghiệp, rác y tế... và còn có cả rác... nghiện, do các anh như anh
Hiếu gió chẳng hạn, vứt ra.
Nhưng hãy nói về rác xây dựng, vì sự phát triển đô thị, giao thông, công
nghiệp, nông nghiệp... hầu hết gắn với các dự án xây dựng. Nói ngược một chút, thì rác xây dựng là biểu tượng gắn liền với sự nghiệp hiện đại hóa của một quốc gia.
Ở thành phố, ai chả mơ ước có một căn nhà phố hay một căn hộ
chung cư, mà ở nông thôn bây giờ nhà cửa của nông dân hầu hết cũng đã được kiên cố hóa.
Thời buổi này còn ai muốn ở “một túp lều tranh với hai trái
tim vàng” không? Nếu có, tôi đồ rằng đó phải là các đại gia. Nhưng, điều
đó chỉ xảy ra sau khi họ đã “no xôi chán chè” với các biệt thự hoặc
căn hộ cao cấp mà họ sở hữu.
Các anh đang cầm biển “tôi chọn cá tôm” kia, các anh thích ở biệt
thự, căn hộ cao cấp, hay nhà phố? Hay các anh ở nhà lá nhé, cho nó thân thiện với môi
trường?
Hỏi thế là vì nếu các anh thực bụng muốn “bảo vệ môi trường”
thì nên biết một trong những thủ phạm gây ô nhiễm và tàn phá môi trường nhiều
nhất, chính là ngành xây dựng.
Rác thải xây dựng chiếm đến khoảng 40% tổng lượng rác thải đô thị. (Con số ở Mỹ là 325
triệu tấn trên 800 triệu tấn, tương đương 40%, Trung quốc có lẽ còn cao
hơn).
Chất thải rắn trong xây dựng không chỉ là cát sỏi bê tông gạch
vụn mà còn là kính, gỗ, vải, thạch cao, sơn, nhựa, nhựa đường, hóa chất… Chúng
chiếm đất với một diện tích lớn nhất và thải ra những chất độc hại,
khiến cho khu vực bãi chứa và các hồ ao xung quanh bị ô nhiễm, từ đó làm
giảm chất lượng nước và thổ nhưỡng.
Nếu các anh thấy đường phố Hà Nội chìm trong bụi mù, hãy khoan
kết tội các ống khói với ống pô xe hơi, xe máy. Theo thống kê của
Bộ TN&MT, Hà Nội đang là một đại công trường với hơn 1.000 công trình
lớn nhỏ đang thi công. Và ngành xây dựng (trong đó có cả xây dựng
giao thông, xây dựng công nghiệp...) là những nguồn phát tán ra bụi mịn nhiều nhất mà (hình như?)
vẫn chưa có cách gì kiểm soát. Tại Bắc Kinh, khi ban hành “báo động đỏ” về
môi trường hôm 7-12-2015, chính quyền đã phải cấm toàn bộ các hoạt động
xây dựng ngoài trời.
Ngành xây dựng không chỉ xả chất thải rắn và bụi bẩn vào môi
trường không đâu. Còn nữa, nếu các anh muốn ở nhà lầu, thì anh phải chấp nhận
việc tàn phá cảnh quan, môi trường. Sẽ phải có người phá
đất đốt lò nung gạch cho anh xây tường, người khác sẽ phá núi để có
đá, có xi măng cho anh đổ sàn, và các anh “cát tặc” sẽ phá sông để có
cát cho anh trộn vữa. Và dĩ nhiên, đừng quên phải có một anh Formosa nào đó, làm ra thép cho các anh chứ, để các anh đặt vào trong bê tông, thành ra bê tông cốt thép.
Riêng các đại gia đã chán bê tông cốt thép chuyển sang say
mê “lều tranh”, thì cũng sẽ phải có người phá rừng cho các bác ấy lấy gỗ làm
cột làm kèo.
Các anh “yêu môi trường” quá đi, đến mức đang lăn ra đường ăn vạ, tôi biết. Nhưng nếu phải chọn
nhà lầu với nhà lá thì các anh chọn gì? Tôi chắc 100% các anh không chọn nhà lá và thực tế, cũng 100% luôn, là các anh đang ở nhà xây, chẳng nhà phố, biệt thự thì cũng căn hộ cao cấp. Anh A thẹo đâu rồi, có dám đứng ra làm chứng cho tôi?
Thôi được, các anh kiên quyết “chọn cá” chứ không “chọn lá hay lầu”.
Vậy tôi gợi ý cho các anh nuôi cá bè nhá.
Vâng, nếu anh nuôi cá bè thì điều đầu tiên là anh phải có cam
kết bảo vệ môi trường gửi cơ quan quản lý để xin giấy phép. Tại sao
phải cam kết? Thì vì việc nuôi cá bè của anh chắc chắn sẽ xâm hại đến
môi trường. Và đương nhiên anh không thể vừa bán cá bè lấy tiền xây
nhà lầu, lại vừa to mồm đòi hỏi các loài thủy sinh tự nhiên trong
khu vực nuôi cá bè của các anh vẫn còn phong phú và sạch sẽ như trước. Điều đó
bất khả thi, đúng như anh Xuân Phàm trước lúc bị Formosa đuổi việc đã nói, “đến
thủ tướng cũng bó tay”. Vì thủ phạm chính là các anh chứ
ai, khi các anh dùng thức ăn công nghiệp, rồi bổ sung cả nội tạng động vật, phân
heo, phân bò... làm thức ăn nuôi cá, rồi dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh cho
cá. Vậy thì, dù muốn hay không các anh cũng làm mất cân bằng sinh thái, làm ô nhiễm
môi trường nước và cả không khí khu vực nuôi cá.
Hóa ra các anh “tôi chọn cá” cũng xả thải khác gì anh Formosa? Tất
nhiên quy mô anh kia lớn hơn, nhưng bù lại, anh kia còn có cả một hệ
thống tốn kém để xử lý nước trước khi xả nó xuống
biển. Chứ còn các anh, liệu có định bỏ ra đồng cắc nào cho việc “xử lý” hay
cứ cứ thế tương thẳng xuống nước?
Hay là các anh “muốn tôm”? Nào, thì ta nuôi tôm.
Anh muốn nuôi tôm, anh hãy thôi trồng lúa và hãy đào mương dẫn
trộm nước mặn vào ruộng nhà anh. Nhưng xin cảnh báo trước là chính
quyền sẽ ngăn cấm điều này và anh cũng rất dễ bị kiện tụng bởi
các chủ ruộng lân cận. Vì nước mặn mà anh dẫn vào sẽ nhiễm sang
ruộng của họ. Người ta phải mất rất nhiều năm mới có thể rửa mặn cho
cánh đồng và bây giờ thành quả về môi trường đó có thể bị anh hủy
hoại trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Hoặc nếu chẳng phá lúa thì anh phải phá rừng ngập mặn lấy
mặt nước mà nuôi tôm.
Nhưng khi các anh phá rừng ngập mặn thì cũng là đang phá đi môi
trường sống và vườn ươm của nhiều loài động vật, cả dưới nước lẫn trên cạn.
Không còn rừng ngập mặn thì các động vật trên cạn (như bò sát, khỉ và chim)
cũng mất đi nguồn thức ăn phong phú là tôm, cua, cá, sò trên bãi triều. Chẳng
những hệ sinh thái tại chỗ bị hủy hoại, mà các sinh vật vùng bãi
triều cũng mất đi nguồn thức ăn, hậu quả là sản lượng cá, tôm, cua ngoài
biển cũng giảm theo. Đó là chưa nói đến chuyện nước bẩn có hoá chất độc bao gồm thức ăn công nghiệp và kháng sinh tồn dư từ các đầm nuôi tôm do các anh thải ra còn làm chết cả cây cối xung quanh.
Và sau khi thu hoạch tôm, các anh đừng quên điều này: trước khi đông lạnh nó, hãy dùng bơm tiêm để bơm chất CMC (Carboxy Methyl Cellulose) vào con tôm, làm cho nó vừa bóng đẹp lại vừa "tăng trọng" thêm đến 15% mà kiếm thêm lợi nhuận xây nhà lầu.
Các anh hô oang oang khẩu hiệu “tôi chọn cá tôm”. Nhưng việc các
anh đang làm, có trời mới biết có phải để bảo vệ môi trường hay không,
hay là ngược lại, đang "gây sự" với môi trường?
Kẻ phàm phu như tôi, tuy mồm không hô khẩu hiệu, nhưng bụng cũng đang “muốn cá tôm”.
Chẳng hạn tôi rất thích ăn cá linh kho dưa. Nhưng nếu tôi được ăn
món khoái khẩu này, thì trước đó người nông dân miền Tây sẽ phải chịu khổ vì lũ
lụt, bởi cá linh chỉ có khi mùa lũ về. Nhưng, nếu không có cảnh miền Tây sống chung với lũ, thì cũng chẳng bao giờ có phù sa màu mỡ bồi đắp nên vùng đồng
bằng tạo nên vựa lúa của đất nước.
Vậy thì, cái gì cũng có giá của nó, và môi trường đâu chỉ là
“cá với tôm”.
À nếu các anh vẫn quyết “chọn
cá tôm” và ra đường ăn vạ, xin hãy bắt đầu bằng việc đừng đổ rác xuống biển, xuống sông, xuống hồ đã nhé!
Cá chết tại hồ Thiền Quang |
------
Mời đọc thêm bài này trên Blog Meo Meo: CHỌN NHÀ MÁY THÉP HAY CHỌN CÁ?
Link: http://dontbullshit.blogspot.com/2016/05/chon-nha-may-thep-hay-chon-ca.html
Link: http://dontbullshit.blogspot.com/2016/05/chon-nha-may-thep-hay-chon-ca.html
Bài này bàn về vấn đề rất hay.
Trả lờiXóaBảo vệ môi trường nói thì dễ nhưng làm rất khó. Chẳng hạn ông Gore là người tiên phong bên Mỹ về nêu lên chuyện trái đất ngày càng nóng vì con người dùng quá nhiều nhiên liệu thiên nhiên như than, dầu lửa, nhưng bị tố là biệt thự của ông ta xài điện thả cửa, phải vội vã sửa chữa để còn có thớ để bàn chuyện. Vấn đề ô nhiễm là vấn đề chung khắp thế giới. Ở bên Mỹ chính phủ Mỹ lập ra cơ quan trông coi về môi trường gọi là EPA, và những biện pháp và luật họ đưa ra giúp cho những thành phố trước không khí bị ô nhiễm trầm trọng như Los Angeles không trở thành như Bắc Kinh (tuy vẫn khá tệ, có nhiều ngày trong năm chính phủ khuyên người dân tránh ra đường). Họ thống kê thì thấy nhiều dòng sông bị các hãng xưởng và nơi đông dân cư thải các chất ô nhiễm, nên có nơi nước không uống được. Chuyện nước độc thành phố Flint ở tiểu bang Michigan gần đây là chuyện đau đầu cho các quan Mỹ vì họ không giải quyết được. Obama phải đến uống một ly nước lọc để xoa dịu lòng dân phẫn nộ. Ở nước giàu mà vậy, xứ nghèo như Việt Nam càng khó.
môi trường luôn là vấn đề đáng quan tâm
Trả lờiXóa