-----------
Ngay sau khi Nhật
Bản đầu hàng Đồng Minh, lực lượng Việt Minh, dưới sự lãnh đạo
của Hồ Chí Minh, đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám.
Ngày 25 tháng 8 năm
1945, tại Kinh đô Huế, dưới sự chứng kiến của nhân dân, hoàng tộc và đại
diện Việt Minh, vua Bảo Đại đã đọc văn bản Chiếu thoái vị, chính
thức tuyên bố chấm dứt Triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt
Nam. Trong bản chiếu này, “công dân Vĩnh Thụy” đã bày tỏ ý nguyện “muốn
được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước bị trị”.
Ngày 2 tháng
9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Cùng ngày, tại Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng Trần
Văn Giàu, các lực lượng yêu nước đã tổ chức một cuộc mít tinh với quy mô hơn 20
vạn người, biểu thị tinh thần “độc lập hay là chết”, quyết hy sinh tranh đấu
cho một nước Việt Nam độc lập và toàn vẹn.
Nhưng chỉ 4 ngày sau khi
nước Việt Nam tuyên bố độc lập, phái đoàn quân sự Anh đã đổ bộ xuống Sài
Gòn theo ủy quyền của phe Đồng Minh để giám sát sự đầu hàng
của quân Nhật, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho thực dân Pháp theo
sau nhằm thực hiện dã tâm “quyết chiếm nước ta một lần nữa”.
Trước đó, ngày
22/8/1945, Đại tá Jean Cédile là Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ đã bí
mật nhảy dù xuống Biên Hòa với nhiệm vụ lập lại trật tự và khôi phục chủ quyền
của thực dân Pháp.
Trong bối cảnh ấy, ngày
16/9/1945, Vĩnh Thụy, với tư cách là Cố vấn tối cao của Chính Phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi một Thông điệp cho Chính phủ và nhân dân Pháp.
Thông điệp này giúp
chúng ta thêm hiểu quan điểm của “công dân Vĩnh Thụy” trong những ngày tháng
sôi động ấy.
Ngoài ra, cùng với văn
bản Chiếu thoái vị 25/8/1945, nội dung Thông điệp này còn chứng tỏ cái mà các nhà rân trủ
tán tụng là bản “Tuyên ngôn độc lập” mà Hoàng đế Bảo Đại đọc ngày 11/3/1945
(tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20) thực chất chỉ là Tuyên cáo làm tay
sai cho Nhật (*), đồng thời cũng vạch trần tính chất “độc lập giả hiệu” của
Chính phủ thân Nhật doTrần Trọng Kim làm Thủ tướng. (Xin xem thêm https://locliec.blogspot.com/2014/09/oc-lap-tu-tren-troi-roi-xuong.html)
Thông điệp này cũng chỉ
ra việc thoái vị của Bảo Đại là hoàn toàn “tự ý”.
Toàn văn Thông điệp được
chép lại từ trang 48 và 49, sách Saigon Septembre 45 do
nhà báo Trần Tấn Quốc (1914-1987) viết (**), được báo Việt Thanh ở Sài Gòn xuất
bản tháng 7 năm 1947, chưa đầy 2 năm sau ngày Nam bộ Kháng chiến.
Bản Thông điệp như sau:
“Hànội,
16 Septembre 1945
“Trước hết, tôi gửi lời sang cho
Chánh phủ Cộng-hòa Pháp –quốc. Tôi trịnh trọng báo cáo cho Chánh-phủ biết rằng
Chánh-phủ Cộng-hòa Dân-chủ Việt-nam đã thành lập.
“Năm 1940, Chánh-phủ Pháp ở
Đông-dương đã hiến một cách vô sỉ đất đai của chúng tôi cho phát-xít Nhật,
nhưng chúng tôi đã giành được nền độc-lập
hoàn-toàn ngày 2 tháng chín năm 1945.
“Đặt quyền lợi của Tổ-quốc lên ngai vàng và ưng làm công dân của một
nước độc-lập hơn làm vua một nước nô-lệ, tôi đã tự ý thoái-vị. Vậy mà,
đáng lẽ chánh-phủ Pháp phái sang nước Cộng-hòa mới của chúng tôi những nhơn
viên ngoại-giao thì lại đã cho sang nhưng võ quan lãnh nhiệm vụ bí mật chủ ý rõ
rệt là muốn đặt lại trên nước chúng tôi chế độ đô-hộ và áp bức. Những quân nhân
nhảy dù xuống nhiều nơi trên nước chúng tôi có nhiệm vụ rõ ràng là chiếm các
công sở hành-chánh và quân sự.
“Chánh-phủ chúng tôi đã cực lực
phản đối những mưu mô xâm lăng ấy.
“Lấy tư cách của chánh-phủ Cộng-hòa
Việt Nam, tôi nhắc nhở chánh-phủ Pháp cái trách-nhiệm mà nước Pháp sẽ phải gánh
nếu hai nước chúng ta sẽ xảy ra một cuộc chiến-tranh…”
NGUYỄN-VĨNH-THỤY
Cố vấn
tối cao
của
Chánh-phủ Cộng-hòa V.N.
---------------
Chú thích:
(*) “Tuyên ngôn độc lập” mà Hoàng đế Bảo Đại đọc ngày 11/3/1945
có đoạn:
“Nước Nam sẽ gắng sức tự tiến triển
cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại
Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung”.
“Vậy Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc,
quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục
đích trên”.
(**) Nhà báo Trần Tấn Quốc, tên thật là Trần Chí
Thành, sinh ngày 25/9/1914 và mất ngày 28/4/1987, quê tại Cao Lãnh, (Đồng Tháp).
Ông là một trong những ký giả hàng đầu của làng báo Sài Gòn.
mấy tên giặc ngoại xâm thì tin sao được
Trả lờiXóa