Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Lý con sói và "Sự kiện Vịnh Bắc bộ"



Sói và chiên con
Kẻ mạnh, cái lẽ vốn già,
Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràng:
***
Dòng suối trong, Chiên đang giải khát,
Dạ trống không, sói chợt đến nơi,
Đói, đi lảng vảng kiếm mồi,
Thấy Chiên, động dại bời bời thét vang:
“ Sao mày dám cả gan vục mõm
Làm đục ngầu nước uống của ta ?
Tội mày phải trị, không tha !
Chiên con sửng sốt thưa qua mấy lời:
“Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận,
Xét lại cho tường tận kẻo mà …
Nơi tôi uống nước quả là
Hơn hai chục bước cách xa dưới này,
Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên”
Con quái ác lại gầm lên:
“Chính mày khuấy nước!  Ai quên đâu là

Mày có nói xấu ta năm ngoái …
“Nói xấu ngài ? Tôi nói xấu ai
Khi tôi còn chửa ra đời ?
Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành”.
“Không phải mày thì anh mày đó”.
“Quả thật tôi chẳng có anh em”.
“ Thế thì một mống nhà chiên,
Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu !
Chiên, chó, người cùng nhau một thói
Họ mách ta: ta phải báo cừu !”
***
Dứt lời, tha tận rừng sâu
Sói nhai chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co.

(Ngụ ngôn La Fontaine, Tú Mỡ dịch)

... và “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”
Ngày 5/8/1964 thường được gắn liền với “sự kiện Vịnh Bắc bộ”, trên thực tế, đó là ngày nước Mỹ bắt đầu thực hiện chiến dịch "Mũi tên xuyên" ném bom miền Bắc Việt Nam kéo dài hơn 8 năm. Và đó cũng là thời điểm khởi đầu sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam, khiến cho 58.000 lính Mỹ thiệt mạng.
Lý do được tổng thống Mỹ L.B Johnson sẽ trình ra trước quốc hội Hoa Kỳ là: "Đêm 4/8/1964 ba tàu Ngư lôi Bắc Việt đã tấn công các khu trục hạm Maddox và Turner Joy của Mỹ tại hải phận quốc tế, ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ".
Quốc hội Hoa Kỳ tin hay không tin? Miễn bàn, nhưng những con cừu thì không tin cũng chả được, như La Fontaine đã đúc kết:
 “Kẻ mạnh, cái lẽ vốn già,
Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràng”.
Đến nay thì có thể nói, cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc bộ” đã được chính người Mỹ “giải ra rõ ràng”. Nhưng đừng bao giờ mong chờ điều đó ở nơi các blog rân trủ như đám Sàm Chi Diện Lập hay vài blog khác, vốn“yêu” Mỹ còn hơn cả người Mỹ ... Mặc dù họ luôn tự cho rằng chỉ có blog của họ mới “chuyên chở sự thật”, thế nhưng mỗi khi vào dịp này thì họ đồng thanh ... im thin thít, hoặc thối hơn, là trách ngược: "ai bảo ngày 2/8/1964 Hải quân ta "uýnh" tàu Mỹ làm chi?"
Sau sự kiện 5/8/1964 vài tháng, lũ trẻ con chúng tôi lục tục đi sơ tán, chủ yếu là về quê. Một số ít đi xa hơn, tận Trung Quốc hay Đông Âu, để sau này, vài người trong đó bỗng trở thành nhà “rân trủ” có hạng, thậm chí hôm qua (6/8/2014) còn có kẻ "khóc như cha chết" trên BBC "giá như lịch sử không chọn ta thành điểm tựa".
Tôi khi được gửi quê nội, khi lại về quê ngoại, nên bỏ luôn lớp học vỡ lòng, để sang năm hùng dũng tiến thẳng vào lớp Một, bỏ qua “thời kỳ quá độ”.
A ha, vậy là nếu không có thằng Mỹ ném bom, tôi đã được học vỡ lòng, nếu được học vỡ lòng, biết đâu tôi còn giỏi ngang Ngô Bảo Châu hoặc giàu hơn Bill Gate thì sao?(Đã nói phét thì không lẽ lại còn bày đặt tiết kiệm, hehe!). Kiện được không, kiện ai, tòa nào? Ai biết chỉ giùm.
Chống lại mảnh bom Mỹ (và cả mảnh pháo cao xạ của ta), chúng tôi được “trang bị” nùn rơm, sau đổi sang dùng nón rơm đẹp hơn và được dạy khi nào nghe tiếng máy bay thì phải chui ngay vào hầm cá nhân gần nhất (hồi ấy gọi là hố tăng xê), hoặc ở xa hầm hố thì cứ nằm đại xuống đất và tuyệt đối không động đậy.
Sau này mới có hầm chữ A, áp dụng sáng kiến chống bom B52 của dân Quảng Bình quê ta ơi, được đào thông vào nhà và/hoặc phòng học. Hầm chữ A đôi khi được rắn hoặc trộm tạm sử dụng. Một đêm, bố mẹ tôi đi công tác, bà ngoại phải xuống trông các cháu, gần sáng có trộm theo lối hầm chữ A mà vào, thấy rõ hai ông, một ông người lớn và một ông trẻ em. Bà chờ họ xúc được vài bơ gạo rồi mới tằng hắng, để họ thận trọng đi ra theo lối cũ. 
Gớm, lúc đầu nghe tiếng phản lực Mỹ bay tầm thấp rú rít thì sợ lắm, nằm im re, không dám cựa quậy, chỉ sợ nó nhìn thấy mình. Sau thì quen dần, cóc sợ nữa, đứng ngửa cổ vừa đái vừa ngắm.
Thấm thoắt tám năm, hai đợt Mỹ đánh phá, chia đều cho cả người lớn, trẻ em, chúng tôi "tiêu thụ" 45,5 kg bom mỗi người. So với người Đức (27 kg), người Nhật (1,61 kg) và Triều Tiên (17,2 kg), thì cứ gọi là nhất quả đất, chỉ tiếc là Boom, chứ không phải táo như bây giờ.
Tại sao???

Có bao giờ một cuộc chiến với hàng triệu tấn bom đạn của một quân đội viễn chinh hùng mạnh và hiện đại nhất thế giới lại bắt đầu từ ... tình huống tương tự thế này hay không (?):
Trích lời khai của một Sĩ quan hải quân (SQHQ)tại phiên điều trần về "sự kiện Vịnh Bắc bộ", ngày 10-1-1968 tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa kỳ, Chủ tọa: Thượng nghị sĩ Fulbright và Thượng nghị sĩ Hickenlooper.
SQHQ: Điều này xảy ra ban đêm. Chúng tôi đi trong 6 giờ, có nhiệm vụ chi viện cho các tàu khác. Tôi được một sĩ quan cấp dưới cho biết những thông tin về cách thức liên lạc với tàu khác qua vô tuyến điện, cụ thể là với tàu Morton. Chúng tôi được biết sẽ sử dụng các loại vũ khí như thế nào khi phối hợp hành động. Tôi đi ngủ lúc 8 giờ tối. Nhưng được một lúc, tôi nghe lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu. Tôi kiểm tra trên màn hình radar, không thấy dấu hiệu gì của một cuộc tiến công, nhưng thông tin của cấp trên đưa ra thì cho rằng chúng tôi đã bị tiến công. Người trực màn hình radar là một sĩ quan thông tin (tôi xin không tiết lộ tên người này), được huấn luyện bốn tháng để đảm trách nhiệm vụ. Theo tôi có thể anh ta nhầm lẫn hay chỉ là một kiểu thông tin giật gân, không có thật. Nhưng tôi cũng không dám chắc theo ý chủ quan của tôi điều gì đang xảy ra.
SQHQ: Vâng. Tôi nghĩ ít nhất có một cái gì đó. Tàu Edwards bắn hơn 100 quả đạn, tàu Morton bắn nhiều hơn, khoảng 250 quả loại pháo 45 ly và 75ly trong phạm vi 12 dặm. Không biết đạn có trúng mục tiêu không, nhưng có một người quả quyết thấy một tàu phóng ngư lôi của đối phương. Nhưng ông ta lại là một người cận thị, nên tôi nghi ngờ việc ông ta thấy chiếc tàu đó ở cách 4-5 dặm trong đêm.
Xem ra chém gió từ chuyện học vỡ lòng mà ra đến Bill Gate cũng chả siêu tưởng lắm so với chuyện bom đạn và mấy vạn lính Mỹ chết trận ở Việt Nam, (biết đâu) lại là hậu quả của chứng thối tai hay toét mắt của lính Mỹ.

Gần đây, thì viên cựu Cố vấn an ninh quốc gia thời tổng John là Buldy huỵch tẹt: "Việc cần phải có một nghị quyết của Quốc hội đã được nghĩ đến từ trước đó 3 tháng. Chúng tôi trong Chính phủ đã có những cuộc thảo luận về vấn đề này từ hồi tháng 5/1964. Cũng trong tháng 5, Tổng thống đã nhận được kế hoạch ném bom do Lầu Năm góc soạn thảo".

Các nhà "rân trủ mạng" mà biết, lại có dịp ra rả khen là nước Mỹ tôn trọng sự thật, nhưng xin thưa, trong cái vụ “sự kiện Vịnh Bắc bộ” này thì: sự dối trá của người Mỹ chỉ chấm dứt cho đến khi không thể dối trá được nữa.
Ngay sau “sự kiện” vài tháng, một số thượng nghị sĩ, trong đó có Fullbright Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã biết bị thằng cha Tổng thống L.B. Johnson cho ăn quả lừa. Họ, khi ấy, đã có những thắc mắc về việc bị vô hiệu hóa, bị thông tin sai lệch từ chính quyền về sự kiện.
Nhưng tất cả đều bị ỉm đi, lý do biện minh duy nhất là việc tiết lộ thông tin bấy giờ ảnh hưởng đến an ninh nước Mỹ.
Sau này thì L.B. Johnson, bảo tại bộ trưởng quốc phòng R.Mc Namara cung cấp thông tin sai lệch.
Bộ trưởng quốc phòng thì bảo do Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tạo bằng chứng tầm phào.
NSA, trùm nhìn lén nghe trộm, thì bảo, do nhân viên của mình nghe sai dịch bậy. 
Người chép sử của NSA là Robert J. Hanyok, đã phát hiện ra sự thật từ năm 2001, nhưng đã bị chính cơ quan của mình ém lại, lý do tình hình ... rất chi là tương tự, bởi thời điểm ấy, nước Mỹ đang thu thập bằng chứng để tố cáo Iraq sở hữu "vũ khí hủy diệt hàng loạt".
Vậy là đã rõ, cho dù mấy chú lính Mỹ kia có bị "thối tai, toét mắt" hay không và có hay không có cái gọi là "sự kiện Vinh Bắc bộ" thì thằng khốn Lyndon B. Johnson vẫn có thể bịa ra một “sự kiện” khác để Quốc hội Hoa kỳ quyết mang hơn hai triệu tấn bom đạn tương vào đầu trẻ em Việt Nam. Sói mà.
Trước sau, đằng nào cũng vậy, lũ cừu non chúng tôi cũng vẫn sẽ đội bom Mỹ đến cho hết tuổi thơ, và bên kia là 58.000 con cừu Mỹ bị đem đi "tế thần".

Vẫn kịch bản ấy, gần 40 năm sau, nước Mỹ tự do dân chủ chỉ cần thay vài chữ “tàu phóng ngư lôi” bằng “vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Và chú cừu non tội nghiệp lần này là Iraq, đất nước may mắn (và khốn khổ thay) vì sở hữu quá nhiều mỏ dầu.
Cho đến nay vẫn chưa thấy ai bảo dân Iraq chết oan là do mấy ông lính "thối tai, toét mắt" như lần trước.

Vì có “vật chứng” mang về từ Iraq hẳn hoi nhá, đây này:
Chiếc lọ do Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell trình ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ngày 5/2/2003 (ảnh của hãng thông tấn AP)



-------------



13 nhận xét:

  1. Rất thích đoạn bác "hồi kí" lại chuyện tránh bom thời chiến. Khoái nhất hình ảnh rất đỗi bình dị: vừa đái vừa ngắm máy bay.

    Mà năm 1964 bác Lý đã chạy máy bay như vậy, thì cũng có nghĩa bây giờ bác chắc có mấy thằng cháu ngang ngang với tuổi của mình năm 1964 rồi.

    Em sinh sau đẻ muộn, ngay chiến tranh chống Tàu năm 1979 cũng còn chưa ý thức mấy. Chỉ thấy người ta bảo gửi chông ra biên giới, mà mình có biết chông mình đi đặt ở ông thợ rèn là gửi đi đâu đâu, phải hỏi ông ấy: "Ông ơi, biên giới là ở chỗ nào ông nhỉ ?".

    Mong bác kể tiếp chuyện thời chống Mĩ khi có dịp, qua trải nghiệm cá nhân của bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Tôi có chú em sinh năm 1964 bác Giao ạ.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. đúng là bom hết tuổi thơ.những năm đầu thì sợ. từ 64-66 bọn ngồi dưới khóm tre xem mb mỹ đánh trận địa cao xạ gần nhà,mảnh đạn rơi rào rào chả sợ.16-4-1972 tớ lấy được 1 nửa vỏ bom loại quả dứa dìm xuống ao (sợ bị tịch thu) sau đem làm được 2 đôi vành xe đạp và mấy cái nồi...nhưng đúng là đm bọn mỹ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ "sơ tán" dùng cho thời chống Mỹ, chữ "tản cư" dùng cho thời chống Pháp.

      Hồi máy bay Mỹ mới ném bom, các bác nông dân nơi chúng tôi sơ tán vẫn còn bị ảnh hưởng thời "tản cư", nên thấy máy bay Mỹ bay ngang là quát chúng tôi đứng im, nằm im, thậm chí còn hét "cái thằng mặc áo trắng kia, cởi ra". Lý do là sợ nó nhìn thấy. Thời "tản cư" thì đúng là như thế thật, máy bay Dakota, bay chậm và thấp. Còn thời "sơ tán" thì là máy bay siêu thanh, nghe tiếng rít thì nó đã vọt qua mất rồi, hơn nữa, nó chỉ có thể cắt bom khi chúi đầu vào mục tiêu. Còn bình thường, khi thấy nó bay xẹt ngang, thì đứng đái vô tư, chính thằng Mỹ mới là thằng đái ra quần, vì phải lo chạy trốn.

      Nhưng lúc đầu thì hãi lắm, chủ yếu vì cái tiếng rít của máy bay.

      Xóa
    2. Trong lúc bác Lý đứng "giải thủy bạc" (chữ của cụ Nguyên Hồng ở đất cảng) vào ngửa mặt lên trời. Bình thản. Tự nhiên như nhiên.

      Thì.

      Có một tay giặc lái bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch. Nghe đâu là xạ thủ Nga Xô bắn. Hắn liên giơ súng lên, không bị lĩnh đủ một tràng đạn của dân quân du kích gì đó quanh bờ hồ Trúc Bạch (ông xạ thủ Nga Xô hình như kể như vậy).

      Và.

      Bây giờ, hình như tay giặc lái ấy đã thành thượng nghị sĩ, hôm nay, đang đi thăm hồ Trúc Bạch hay sao ấy.

      Nó cứ vòng quanh thế đấy bác ạ. Từ hồi ở trong rừng, những năm 1943-1945, Ông cụ Ké với nhóm anh Văn đã thiết kế quan hệ với người Mĩ, nhưng sau, không thành.

      Thôi tạm thế, cứ miên man.

      Xóa
    3. Còn hai chữ "di cư" (1954) và "tị nạn" (1975) nữa chứ nhỉ?

      Xóa
    4. Di cư là Dân chạy nạn cộng sản lần 1, tị nạn là Dân chạy nạn cộng sản lần 2, hê hê hê...!!!!

      Xóa
    5. "Di cư" 1954 chưa hẳn đã là "chạy nạn cộng sản, còn "tỵ nạn" sau 1975 "chạy nạn cộng sản lần 2" là đúng rồi.

      Còn một lần "chạy" nữa, được gọi là "di tản chiến thuật", các bác ạ.

      Xóa
  3. Đất nước nào, thời đại nào cũng có bọn đi theo hít hà khen rắm sói thơm. "Di cư" là một nhóm như vậy, tự hào gì đâu. Bây giờ nhìn sang Ucraina thì rõ. Mới đây còn yên lành dù có thể còn nhiều khó khăn. Bây giờ có kém hũ tương tý nào không.

    Trả lờiXóa
  4. Lại nói về cái mảnh đạn pháo cao xạ, nó rơi rào rào vào vườn chuối, bụi tre và cả mái nhà nhưng hiếm khi tìm thấy nó. Mỗi lần như vậy đám trẻ con chả sợ gì cả, nhao ra tìm nhặt. Có lần mình nhìn thấy một mảnh to bằng đồng xu rơi leng keng ngay trên sân gạch, thò tay lượm phải rụt lại ngay vì nó nóng phỏng tay. Chờ nguội nhặt lại thì lại bị đứt tay vì cạnh nó rất sắc.

    Trả lờiXóa