Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Bảo Đại và Cụ Hồ, 1945



Tạp chí Xưa và Nay, số 456 tháng 2 năm 2015 có đăng cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand (cháu cựu Tổng thống Pháp F. Mitterand) với cựu Hoàng đế Bảo Đại tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris). Băng ghi cuộc phỏng vấn này do công chúa Phương Thảo con của cựu hoàng Bảo Đại và thứ phi Mộng Điệp cung cấp cho ông Bùi Hữu Lân (kỹ sư, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân dịch sang Việt ngữ. 
Với mục đích “để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm”, Chungta.com đã trích đăng nội dung cuộc phỏng vấn nói trên thành 2 kỳ “Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời”. 
Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới đây, locliec trích lại từ trang web nói trên phần nội dung có liên quan đến cụ Hồ.
Bạn đọc muốn đọc bản đầy đủ hơn có thể vào các địa chỉ:
---------
Frédéric MitterandNước Nhật sụp đổ. Bom nguyên tử nổ. Đế quốc Nhật Bản không còn. Vào khoảng đó, những người Cộng sản gây nên một áp lực ngày càng lớn?
Bảo Đại: Thật ra, lúc đầu không phải là những người Cộng sản, mà là những người quốc gia. Đồng bào tôi, nhất là giới trí thức, nghĩ rằng cần có một cuộc cách mạng. Đối với họ, nếu không có cách mạng thì không có tiến hoá. Tôi sợ họ làm một cuộc cách mạng. Nếu ông nhớ lại cái hiệp ước Yalta và Postdam, mặc dầu Nhật thua trận, nhưng Nhật có trách nhiệm phải giữ trật tự, tức là quân đội Nhật không bị giải giáp. Tôi sợ quân Nhật bắn vào dân. Tôi mới nói rằng: “Thần dân đã muốn một cuộc cách mạng, thì chính tôi đã làm một cuộc cách mạng đó rồi. Tôi sẽ ra đi như thế”.
Frédéric MitterandVà ngài thoái vị. Việc này đối với chúng tôi, quả là hơi khó hiểu?
Bảo Đại: Không, có thể khó hiểu đối với ông, nhưng không khó hiểu đối với người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam đã hiểu. Chỉ có điều người dân Việt Nam không thấy một việc, đó chính là những người trong chính phủ mới là những người Cộng sản. Nhưng họ có biết một việc, là trong chính phủ ấy, nghĩa là người đứng ra lập chính phủ ấy, tức ông Hồ Chí Minh đã được người Mỹ vũ trang. Dân Việt Nam nghĩ rằng đã có người Mỹ đứng sau lưng họ, họ sẽ có nhiều thế lực hơn để giành độc lập từ tay người Pháp. Đến giờ, người Mỹ tự xem là những người chống Cộng.
Frédéric MitterandTâm trạng của ngài lúc ấy thế nào?
Bảo Đại: Tôi hoàn toàn không bị bối rối với những vấn đề ấy. Tôi cảm thấy sự trỗi dậy ấy, trước hết là các người quốc gia muốn có thể cụ thể hoá nền độc lập, họ không muốn tôi ở vị trí lãnh đạo vì tôi không có đủ phương tiện để tranh thủ độc lập từ người Pháp; nhưng vì có một chính phủ được người Mỹ ủng hộ, nên dân Việt Nam cho rằng chính phủ ấy có nhiều phương tiện hơn tôi để tranh thủ từ người Pháp một nền độc lập thực sự.
Frédéric MitterandVà ngài đã thoái vị. Từ đây bắt đầu một giai đoạn thật ly kỳ trong cuộc đời ngài. Đó là giai đoạn quan hệ với Cụ Hồ Chí Minh và người cấp dưới của ông ấy. Ngài đã tiếp xúc với Cụ Hồ Chí Minh hay ai tiếp xúc?
Bảo Đại: Trước tiên các bộ trưởng của Cụ Hồ tiếp xúc với tôi, để tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực.
Frédéric MitterandLuôn luôn đi theo nguyên tắc một sự kế tục hợp pháp. Nền Cộng hoà là cô gái do nhà vua sinh ra?
Bảo Đại: Có thể là như vậy.
Frédéric MitterandVà ngài đã chuyển giao quyền lực?
Bảo Đại: Chính tôi đã khai sinh ra cái nền Cộng hoà đó. Lúc đó đại diện Cụ Hồ Chí Minh nói với tôi: “Mời ngài đi Hà Nội, Cụ Hồ có thể quen biết ngài”. Rồi tôi đi Hà Nội.
Frédéric MitterandNgài trở thành Vĩnh Thuỵ?
Bảo Đại: Vâng, tôi trở thành một công dân thường.
Frédéric MitterandNgài không quá hối tiếc nền quân chủ đã chấm dứt, nền quân chủ ấy dầu sao cũng là một thể chế đã được tổ tiên ngài lập nên?
Bảo Đại: Có chứ, dĩ nhiên tôi còn cảm thấy nhiều hơn. Và hối tiếc nữa, nhưng nó là một trang sử đã được lật qua. Đó là định luật của nước tôi.
Frédéric MitterandVà ngài đã muốn để mình lật trang sử đó?
Bảo Đại: Tôi muốn để chính tôi lật, thay vì để cho một vũng máu lật trang sử.
Frédéric Mitterand : Và ngài đã đi Hà Nội để gặp cụ Hồ Chí Minh. Điều kỳ lạ là cụ Hồ Chí Minh đối xử với ngài với một sự cung kính đặc biệt?
Bảo Đại : Vâng, xin đừng quên rằng cụ Hồ xuất thân từ một gia đình quan lại. Và cụ đã đối xử với tôi như tôi còn làm vua. Cụ cấm những người xung quanh cụ gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản, và luôn luôn gọi tôi là Hoàng thượng.
Frédéric Mitterand : Cụ Hồ Chí Minh mời ngài làm cố vấn tối cao của Chính phủ?
Bảo Đại: Vâng, lúc đó không một lý do gì để mà từ chối bởi vì mọi người Việt Nam đều theo Cụ. Điều chúng tôi muốn, là nước nhà phải được độc lập. Tôi muốn làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Mọi người Việt Nam đều muốn ủng hộ chính phủ ấy để tranh thủ một nền độc lập thật sự.
Frédéric Mitterand : Ngài đã ở gần cụ Hồ Chí Minh, cụ ấy đã cho ngài cảm tưởng thế nào của cụ ấy? Nay đã qua một thời gian dài, cảm tưởng ấy có thay đổi nhiều không?
Bảo Đại: Không, không thay đổi. Tôi luôn luôn xét cụ Hồ Chí Minh ngoài cái tư tưởng cộng sản của ông ấy. Ông hãy nhớ đại hội Tours, cụ Hồ ở Pháp lúc ấy. Rồi cụ đi Moscou để lập đảng Cộng sản Việt Nam.
Frédéric Mitterand : Nhưng đối với ngài, cụ Hồ cũng là một nhà ái quốc?
Bảo Đại : Đối với tôi, còn hơn thế nữa, đó là một người có tinh thần quốc gia. Cụ là một người yêu nước. Tiếc thay sau lưng cụ có một ủy ban, là Xô viết tối cao, gồm có vài người Ba Lan, người Nga, bắt buộc cụ phải tiến tới.
Frédéric Mitterand : Trong cuốn sách của ngài, không thấy có một lời buộc tội khắt khe nào đối với cụ Hồ. Ngài quý trọng cụ Hồ? Và cũng thế, quả là rất ngạc nhiên khi thấy cụ Hồ không bao giờ công kích ngài?
Bảo Đại : Không, không có lý do gì để tôi công kích Cụ ấy. Ban đầu, tôi còn ủng hộ Cụ ấy nữa. Cố gắng đưa nước nhà thoát khỏi chiến tranh, vì chúng tôi đã khổ vì chiến tranh.
- Frédéric Mitterand : Một sự kiện lạ lùng. Có lúc cụ Hồ đã nghỉ đến việc trao lại quyền hành cho ngài?
- Bảo Đại : Nhưng việc này chính tự tay cụ Hồ. Một hôm cụ Hồ đến gặp tôi. Trước đó, cụ đã gọi điện thoại, Cụ nói sẽ đến gặp tôi. Tôi tưởng Cụ ấy ốm. Cụ nói với tôi: “Không có, tôi muốn ngài nắm lại chính quyền”. Tôi hỏi : “Tại sao?”. Cụ nói : “Tôi bị để ý quá, tôi quá đỏ, tôi cảm thấy không được Đồng minh tín nhiệm”. Tôi tưởng Cụ đùa. Cụ nói : ‘Không có, ngài hãy trình diện một chính phủ vào cuối ngày hôm nay”. Trong ngày tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc, cho đến chiều thì cụ Hồ gọi lại cho tôi. Cụ nói : “sau khi đã suy nghỉ kỷ lại, xin ngài bỏ qua cho tôi chuyện vừa qua. Trước cái khó khăn của hoàn cảnh này, tôi không có quyền đào nhiệm”. Tôi nói : “Vậy thì xin Cụ hãy tiếp tục”.
Frédéric Mitterand : Quả là quá ngạc nhiên., rất xúc động khi thấy có sự đoàn kết cao như vậy. Tại sao cuộc thương thuyết với nước Pháp bị bế tắc? Phải chăng lỗi hoàn toàn về phía Pháp?
Bảo Đại : Hãy bắt đầu với Hiệp ước ngày 6-3. Ký giữa Sainteny và cụ Hồ. tôi biết rõ hiệp ước ấy vì tôi đã soạn thảo với cụ Hồ. Hiệp ước ký xong thì tôi đi Trung Quốc. Sau đó là Hội nghị Fontainebleau. Khi cụ Hồ sang Pháp. Hội nghị không đạt kết quả gì, vì mỗi bên đều giữ vững lập trường của mình. Không ai muốn thương lượng thật sự, phía Pháp cũng như phía Việt Nam.
Frédéric Mitterand : Tôi tưởng tượng có những trang “tít” trên các báo. Ngài đã trở nên một ông vua “đỏ”?
Bảo Đại : Hoàn toàn không như vậy. Mọi người gọi tôi là công dân Vĩnh Thụy. Chỉ có thế.
Frédéric Mitterand : Lúc ấy ngài biết gì về chủ nghĩa cộng sản? Ngài đã nắm hết chủ nghĩa cộng sản?
Bảo Đại : Không, tôi biết rất ít.
Frédéric Mitterand : Trong khoảng thời gian hai năm ấy, ngài đã ở bên cụ Hồ, và ngài đã giúp cho cụ Hồ nhiều việc quan trọng. Nếu phải lặp lại việc này hôm nay, ngài cũng sẽ lặp lại chăng? Ngày nay ngài đánh giá việc này thế nào?
Bảo Đại : Còn tùy. Nếu là vì hạnh phúc của thần dân tôi, tôi cũng sẽ làm.

Cựu hoàng Bảo Đại lúc này là cố vấn Vĩnh Thuỵ trong buổi đấu giá tấm hình Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ Bế mạc "Tuần lễ vàng" tại Nhà hát lớn Hà Nội

-------

10 nhận xét:

  1. Vừa đọc bài của bác Khoằm, rất lý thú.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm 11/5 bị lỗi mạng, các "bloc mà tôi thường liếc" toàn hiện lên bài cũ. Tôi đọc 1 bài của bác Khoằm và thêm 1 bài nữa về khầu hiệu "Trí, phú, địa, hào" ấy mà.

      Xóa
  2. Tôi đọc báo chính thống, nhớ có chi tiết là sau khi Bảo Đại đào nhiệm, Hồ Chủ Tịch đã có lời khá nặng nề về Vĩnh Thụy, thậm chí Vĩnh Thụy còn bị kết án vắng mặt. Vậy nhà báo Frédéric Mitterand không tìm hiểu kỹ hay sao mà nói:" quả là rất ngạc nhiên khi thấy cụ Hồ không bao giờ công kích ngài" (?). Tôi thấy hơi lợn gợn về tính xác thực của đoạn phỏng vấn này...

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đọc báo chính thống, nhớ có chi tiết là sau khi Bảo Đại đào nhiệm, Hồ Chủ Tịch đã có lời khá nặng nề về Vĩnh Thụy, thậm chí Vĩnh Thụy còn bị kết án vắng mặt. Vậy nhà báo Frédéric Mitterand không tìm hiểu kỹ hay sao mà nói:" quả là rất ngạc nhiên khi thấy cụ Hồ không bao giờ công kích ngài" (?). Tôi thấy hơi lợn gợn về tính xác thực của đoạn phỏng vấn này...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tính xác thực của đoạn phỏng vấn thì không có gì đáng ngờ cả bác Tuấn trắng ạ. Vì nó đã được phát công khai trên truyền hình Pháp nhiều lần.
      Nhưng cái thắc mắc của bác thì đúng, là có lúc "Hồ Chủ Tịch đã có lời khá nặng nề về Vĩnh Thụy". Nhưng đấy là sau này, 1953 cơ, khi Bảo Đại trở về làm Quốc Trưởng, cụ Hồ gọi Vĩnh Thụy cùng với bọn Pháp là con buôn, buôn đủ thứ, kể cả buôn nước.
      Còn ngay sau khi "Bảo Đại đào nhiệm", thì vẫn thăm hỏi và còn cử người mang vàng cho Ngài tiêu. Và chuyện (Cụ Hồ) kết án vắng mặt... thì lại càng không có thực.
      Có dịp trở lại chuyện này sau, vì nó là câu chuyện dài.

      Xóa
    2. Cử người mang vàng cho Ngài tiêu thì đúng, nhưng vì chưa biết chắc chắn là Ngài... đào nhiệm. Còn kết án, nói rõ là án tử hình vắng mặt, thì không phải phận sự của cá nhân cụ Hồ, mà của tòa nào đó. Là tôi đọc báo thấy thế và mạo muội nói lại, cám ơn Thiên Lý và mong thông cảm, vì không thuộc chuyên môn.

      Xóa
    3. Vâng, câu hỏi của bác lại đúng. Em đã soạn ra câu trả lời, ra "nặng lời" từ 1949 chứ không phải 1953 và có câu chuyện " kết án" nhưng khi thao tác quên không lưu nên sẽ làm lại vậy. Thậm chí, nhờ théc méc của bác mà em đã lam hẳn môt entry. Mất rôi, em sẽ làm lại, xin bác chờ vậy.

      Xóa